THIỀN SƯ DUY NHẠC PHẬT NHẬT

Tịnh Nhơn

Sư họ Trần, quê ở Trường Khê Phước Châu, lúc bảy tuổi theo Thượng nhân Triệt ở viện Tây Lâm xuất gia. Đến lớn, Sư đi tham vấn thiện tri thức, đến pháp hội Viên Chiếu dừng lại đây. Sư đứng hầu nghe nhắc lại nhân duyên ?kiếp hỏa đổng nhiên?, hoát nhiên có tỉnh. Sư ở đây hầu hạ khá lâu. Sau Sư đến trụ chùa Thừa Thiên ở Thường Châu, kế đến chùa Hoa Nghiêm ở Đông Kinh, sau cùng chùa Tịnh Nhơn ở Đông Kinh.

Ngày khai đường, vua Triết Tông sai Trung sứ niêm hương. Sư lên tòa vấn đáp xong, bèn nói: Pháp môn này chẳng ở dò bẫy, đâu can hệ vấn đáp, dù cho tột mười phương cõi nước nghiền làm vi trần, mỗi mỗi vi trần đều làm nạp Tăng, mỗi vị như ngài Xá-lợi-phất, Mãn Từ Tử biện luận thấu trời bặt máy trần thế, đến trong ấy một điểm dùng cũng chẳng được. Vì cớ sao? Chúng sanh cùng Phật viên dung tự hay bình đẳng, mỗi người lỗ mũi thấu trời, mỗi mỗi vách đứng ngàn nhẫn. Bởi chẳng biết chân theo vọng chuyển, pháp đuổi duyên dời, tự mê linh quang luống gieo vào đường khác. Vì thế, vua Pháp phá hữu vận lòng từ vô duyên, tạo thuyền chèo ba thừa vớt năm tánh lăn lộn trong sóng vỗ, bóng trăng ở đầm trong, tiếng chuông trong đêm vắng, cho nên có ?trâu đất Hoài ăn lúa, giá gạo Lô Lăng mắc?. Lại chẳng khỏi nhọc Sơ tổ Đạt-ma đến nước này, giáo ngoại hoa lăng, chẳng mài gạch làm gương, trong áo có châu ly, chẳng đếm châu báu cho người, chưa treo buồm xưa, thấy thành công án. Do đó, ngộ lấy diện mục không ngộ, mê là chẳng mê cổng làng, ba đời chẳng riêng mười phương đồng bày, đất ruộng nhà mình cây khô sanh cành, lò hương miếu cổ tro lạnh lại phát lửa. Đâu chẳng tất cả ngữ ngôn văn tự, tư sanh sản nghiệp cùng thật tướng chẳng trái nhau. Nếu vậy, ?dưới cây không bóng nên đồng thuyền? ngư ông đánh trống múa hát, ?giữa có vàng ròng đầy một nước?. Lão già âu ca đồng vui thăng bình, đồng lên cõi thọ, tự là trời dài đất sâu biển lặng sông trong. Hãy nói cùng vui thăng bình một câu làm sao nói? Sư im lặng giây lâu nói: La Phù đánh trống Thiều Châu múa. Đứng lâu trân trọng.

             Vua rất hài lòng ban hiệu là Phật Nhật Thiền sư.

Tin mới

Các tin khác

[ Quay lại ]