Bài 119 — Sư Vân Cái luận nghĩa

雲 盖 論 義

Vân Cái luận nghĩa

德 山 小 參

Ðức Sơn tiểu tham

芙 蓉 妙 唱

Phù Dung diệu xướng

常 察 玄 談

Thường Sát huyền đàm

475. — Sư Vân Cái luận nghĩa

Thiền sư Vân Cái Nguyên (nối pháp Thạch Sương Khánh Chư), nhân có một thuật sĩ tên Ðạo Chính dâng biểu lên Văn Mã Vương xin Vương mời Sư ra luận nghĩa với y. Vương thỉnh Sư lên điện để gặp y. Sau khi tiệc trà đã mãn, Sư liền bảo với Vương đưa cho Sư mượn thanh gươm. Sư cầm gươm hỏi Ðạo Chính rằng:

– Ngươi chắc có nghe trong Giáo nói: “Chỗ lờ mờ có vật, là vật gì? Chỗ tối tăm có yêu tinh, là yêu tinh gì?”. Nếu ngươi nói được thì ta chẳng chém, bằng như nói chẳng được thì ta chém ngươi!

Ðạo Chính mờ mịt liền đảnh lễ xin sám hối.

Sư mới bảo Vương:

– Có biết người này chăng?

– Biết!

– Là ai?

Vương đáp:

– Ðạo Chính.

Sư bảo:

– Chẳng phải đâu! Ðạo nếu chính thì đã đối đáp hợp lẽ với thần rồi. Ðây chính là một thứ cô hồn vô chủ.

Nhân đây, Ðạo Chính không còn gây phiền phức nữa.

(Theo: Hội Nguyên, quyển 6.)

476. — Sư Ðức Sơn tiểu tham

Nhân buổi tiểu nham, Ðức Sơn dạy chúng rằng:

– Ðêm nay tiểu tham ta chẳng đáp, người nào hỏi sẽ ăn 30 gậy.

Lúc ấy có vị tăng bước ra lễ bái, Sư liền đánh. Tăng nói:

– Tôi chưa hỏi mà!

Sư hỏi:

– Ông là người gì?

Tăng nói:

– Người Tân La.

Sư dáp:

– Lúc chưa bước xuống thuyền ngươi đã đáng ăn 30 gậy rồi!

(Theo: Truyền Đăng, quyển 15.)

477. — Sư Phù Dung nói diệu

Thiền sư Phù Dung Ðạo Giai nói về lí Thật tướng chẳng dính đến môi lưỡi. Tụng rằng:

Sát sát trần trần xứ xứ đàm

Bất lao đàn chỉ Thiện Tài tham

Không Sinh dã giải thông tiêu tức

Hoa vũ nham tiền điểu bất hàm.

                 Chỗ chỗ nơi nơi khéo luận bàn

                 Búng tay nào nhọc Thiện Tài tham

                 Không Sinh cũng biết thông tin tức

                 Trước núi mưa hoa, chim lặng câm.

(Theo: Nhân Thiên Nhãn Mục.)

478. — Sư Thường Sát bàn huyền

Thiền sư Ðồng An Thường Sát (nối pháp Cửu Phong Kiền) có làm ra mười huyền đàm như sau:

1. Tâm ấn                                2. Tổ ý

3. Huyền cơ                              4. Trần dị

5. Phật giáo                               6. Hoàn hương khúc

7. Phá hoàn hương khúc            8. Chuyển vị qui

9. Hồi cơ                                  10. Chính vị tiền

(Theo: Truyền Đăng, quyển 29.)

Tin mới

Các tin khác

[ Quay lại ]