156 - Ngưu Ðầu rau dưa muối

牛 頭 虀 菜

Ngưu Ðầu tê thái

芙 蓉 米 湯

Phù Dung mễ thang

或 庵 有 兒

Hoặc Am hữu nhi

明 教 此 郎

Minh Giáo thử lang.

623. — Ngưu Ðầu rau dưa muối

Có vị tăng hỏi Thiền sư Vi ở Ngưu Ðầu thuộc Phúc Châu rằng:

– Thế nào là gia phong của Hòa thượng?

HTML clipboard

Sư đáp:

– Làm ruộng thì thất bát, trồng rau cải thì không đủ để làm dưa muối!

Tăng nói:

– Chợt gặp thượng khách đến thì sao?

Sư đáp:

– Ăn thì mời anh ăn. Chẳng ăn thì mặc anh chạy chỗ này chỗ nọ.

(Theo: Truyền Đăng lục.)

624. — Phù Dung húp nước cháo

Thiền sư Ðạo Giai ở Phù Dung thị chúng:

“Sơn tăng làm điều gì cũng không dám để ảnh hưởng xấu đến sơn môn. Ðâu thể ngồi không làm hao phí của thường trụ, chóng quên lời phó chúc của Tiên Thánh! Hôm nay tôi muốn bắt chước người xưa thực hiện việc trụ trì theo thể lệ các ngài, sau khi bàn luận với các vị. Ðó là:

– Chúng ta chẳng xuống núi, chẳng phó trai, chẳng cho người đi quyên góp.

– Vụ mùa trong trang trại của chùa mỗi năm chúng ta thu hoạch được, chia đều làm 360 phần. Mỗi ngày rút ra một phần để dùng, chẳng tùy theo khách viếng thăm mà thêm hoặc bớt thì khả dĩ đủ. Nếu đủ thì ăn cơm, không đủ thì ăn cháo, không đủ cháo thì húp nước cháo. Những người đến viếng thăm thì chỉ tiếp bằng nước trà mà thôi, chẳng nấu thêm một chút gì, họ đi đến trà đường, tự rót lấy mà uống. Như thế, cốt làm nhân duyên phản tỉnh để một bề biện đạo”.

(Theo: Phù Dung Giai Thiền sư lục.)

625. — Có đứa trẻ Hoặc Am

Bảo Huấn ghi: Hòa thượng Hoặc Am Thể ban đầu tham Thử Am. Nguyên Bố Ðại ở chùa Thiên Thai Hộ Quốc nhân thượng đường cử bài tụng Tuyển Phật của Bàng cư sĩ dâng Mã Tổ, đến câu “Thử thị tuyển Phật trường”. Thử Am hét một tiếng, Hoặc Am liền đại ngộ, rồi Sư ẩn tích ở Thiên Thai. Thừa tướng Tiền Công Tượng ban đầu hâm mộ tính cách của Sư nên đến chùa Chiêu Ðề ở Thiên Phong cố sức thỉnh Sư ứng thế. Hoặc Am nghe được nói: “Ta chẳng biết treo đầu dê bán thịt chó”. Nói xong, Sư liền lánh mình không cho ai biết. Ðầu niên hiệu Càn Ðạo, ngài Hạt Ðường trụ chùa Quốc Thanh nhân thấy bài kệ của Hoặc Am tán tượng Viên Thông như sau:

Chẳng y bản phận, não loạn chúng sinh,

Nhìn đó, phục đó, có mắt như manh,

Trường An trăng gió xưa nay tỏ

Sờ vách mà đi kẻ lữ hành.

Hạt Ðường giật mình, vui vẻ bảo rằng:

– Chẳng ngờ Thử Am lại có đứa trẻ này.

Rồi ngài sai người tìm kiếm Sư khắp nơi. Cuối cùng tìm được Sư trong đám đông người ở Giang Tâm Cố, thỉnh Sư làm Ðệ nhất tọa.

626. — Minh Giáo, anh chàng này

Minh Giáo Ðại sư Hạnh Nghiệp ghi: “Sư húy là Khế Tung, tự là Trọng Linh, tự hiệu là Tiềm Tử. Người xứ Ðàm Tân, Ðằng Châu. Sư xuất gia du phương đến Giang Tương leo lên đến ngọn Hành Sơn và Lô Sơn. Sư thường đội tượng Quán Âm trên đầu và tụng danh hiệu của ngài, mỗi ngày tụng đến mười muôn câu. Khi ấy, các chương cú kinh sách thế gian Sư chẳng học mà biết, và đắc pháp với Thiền sư Thông ở Ðộng Sơn, Quân Châu. Bấy giờ nhằm lúc kẻ sĩ trong thiên hạ đọc cổ văn hâm mộ Hàn Thối Chi (Hàn Dũ) bài bác Ðức Phật mà tôn sùng Khổng Tử. Trọng Linh đóng cửa viết Nguyên Giáo Hiếu Luận, hơn mười thiên, giải thích chỗ nhất quán của Ðạo Nho và Ðạo Thích, để chống lại thuyết của Hàn Dũ. Chư tăng đọc sách này, rất thích. Sư e lí của mình chưa thắng được lí của Hàn Dũ nên Sư viết Thiền tông định tổ đồ truyền pháp chính tông kí, rồi ôm sách ấy đi về Kinh sư. Phủ Doản Long Ðồ Vương Trọng Nghĩa Quả mang sách ấy dâng lên vua Nhân Tông. Vua xem qua xuống chiếu giao cho Truyền pháp viện biên chép lại để mọi người xem. Vua chẳng những khen ngợi, thương yêu, mà còn ban cho Sư hiệu là Minh Giáo. Trong bài tựa của sách “Ðàm Tân Văn Tập” ghi: “Sư đóng cửa viết sách. Viết xong, Sư mang sách lên Kinh sư. Vì quan Nội hàn Vương Công Tố dâng sách này lên Hoàng đế Nhân Tông, còn cho là sách để vua đọc trước, rồi đến hàng bầy tôi, vốn vì đạo chứ không phải vì danh, vì pháp chứ không phải vì thân. Vua rất khen ngợi Sư và ban cho hiệu là Minh Giáo Ðại sư, truyền lệnh cho sách này nhập Tạng, rồi giao nó cho quan Trung Thư”. Vào thời Ngụy, Hàn Công Kì xem sách này xong, bảo Âu Dương Văn Trung Công sửa chữa. Công cho rằng văn chương của mình làm thuộc vào bậc thầy tiêu biểu cho mọi người, và còn cho là Sư vì bảo hộ tông mình mà chẳng thích lời dạy của ông ta. Mãi đến khi đọc được văn của Sư liền bảo với Ngụy công rằng: “Chẳng ngờ trong hàng ngũ chư tăng lại có anh chàng này!”

Trời gần sáng chính là lúc dễ làm quen, nhân đi qua chùa gặp Sư, Văn Trung bàn chuyện với Sư suốt ngày, rất khen ngợi sở học phong phú và đạo đức sáng ngời của Sư. Do đó, tiếng tăm của Sư càng vang dội khắp nơi.

Tin mới

Các tin khác

[ Quay lại ]