Không ở chỗ khác

Có lần, Động Sơn hỏi thiền sư Vân Nham :
- Bạch thầy ! Nếu sau khi thầy trăm tuổi, có người hỏi con, tướng mạo của thầy thế nào ? Con phải trả lời ra sao ?
- Ta không ở chỗ khác.
Vân Nham đáp như thế làm cho Động Sơn suy nghĩ mãi. Vân Nham bảo :
- Thượng tọa Lương Giới ! Đối với vấn đề ấy, ông phải càng dè dặt !

Động Sơn vẫn còn hoài nghi, không hiểu vì sao thiền sư Vân Nham chỉ mình như thế, chẳng lẽ vấn đề ấy phạm điều húy kỵ gì ?

Sau đó, có lần khi Động Sơn đi qua sông, thấy bóng mình dưới nước, mới tỉnh ngộ lời nói của Vân Nham lúc trước, do đó liền làm một bài kệ :

                Rất kỵ tìm nơi khác,
                Bấy lâu xa cách ta.
                Hôm nay ta tự đến,
                Chốn chốn gặp được va.

                Va nay chính là ta,
                Ta nay chẳng phải va.
                Phải nên hiểu như thế,
                Mới khế hợp như như.

Động Sơn trở về chỗ Vân Nham trụ, thưa :
- Bạch thầy ! Bất cứ lúc nào, dù trải qua vô lượng a-tăng-kỳ kiếp về sau, con đã biết tướng mạo của thầy rồi.
- Ta không ở lúc đó.
- Không ở chỗ khác, không ở lúc đó.

Lời bình :

Tướng mạo của một người tu hành, sau trăm năm, chúng ta làm sao hình dung được hình dáng của ngài. Giả sử hình dáng ấy hình dung được, có thể nói rằng đó là tướng mạo giả, vì tướng mạo là giả tướng vô thường, làm sao nhận giả làm chơn được ? Người tu đạo thật hay giả, không tìm nơi người khác, không cần hình dung, không ở chỗ khác, không ở lúc đó, vượt tất cả thời gian, vượt tất cả không gian, pháp thân vô tướng mà nơi nào cũng có tướng, đó chính là tướng mạo chân chánh của thiền sư Vân Nham.
 

Tin mới

Các tin khác

[ Quay lại ]