headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 25/12/2024 - Ngày 25 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Phất trần thuyết pháp

Thiền sư Động Sơn Lương Giới lúc tham học tại chỗ thiền sư Quy Sơn Linh Hựu, xin Quy Sơn chỉ dạy :
- Bạch thầy ! Công án “Vô tình thuyết pháp” của Quốc sư Huệ Trung – Nam Dương con chưa hiểu, hữu tình thuyết pháp con công nhận điều đó, nhưng vô tình làm sao thuyết pháp được ? Chẳng hạn như cái bàn cái ghế làm sao biết thuyết pháp ? Xin thầy phương tiện chỉ dạy cho.

Quy Sơn dựng phất trần lên, nói :

- Ông hiểu cái ấy không ?

- Không, xin thầy từ bi chỉ dạy.

- Cái miệng của ta do cha mẹ sanh, tuyệt đối bí mật không nói cho ông.

- Phật pháp cũng có bí mật sao ?

Quy Sơn lại dựng phất trần lên, nói :

- Đó là bí mật.

- Nếu thầy không nói bí mật trong ấy cho con, vậy con có thể hỏi bạn đồng tham của thầy được không ?

- Tại huyện Du – Lễ Lăng, trong hang đá nối liền nhau, có một đạo nhân tên Vân Nham, nếu ông tìm được, ông ấy sẽ nói cho ông.

- Chẳng hay ông ấy là người thế nào ?

- Ông ấy từng tham học trong pháp hội của ta.

- Ông ấy tham học với thầy cái gì ?

- Ông ấy hỏi ta phải đoạn trừ phiền não bằng cách nào mới có hiệu quả ?

- Thầy trả lời thế nào ?

- Ta nói với ông ấy rằng ông phải thuận theo tâm ý của thầy mới được.

- Ông ấy có thuận theo ý thầy không ?

- Ông ấy rất thuận theo ý ta, ông ấy hiểu được thế nào là vô tình thuyết pháp. Ông hãy xem ! Phất trần đang thuyết pháp.

Ngay lời nói này Động Sơn đại ngộ.

Lời bình :

Vô tình thuyết pháp đó là một sự thật. “Vô tình thuyết pháp, hữu tình gật đầu”, chẳng hạn như thấy hoa nở, liền khởi nghĩ hoa tươi đẹp; khi thấy hoa tàn rụng, chợt khởi nghĩ vô thường, khổ, không. “Hữu tình thuyết pháp, vô tình gật đầu”. Trong lịch sử có chuyện Sinh Công thuyết pháp, đá gật đầu. Có thể nói rằng đó là một minh chứng hay nhất.

Pháp là chân lý; khi thuyết pháp, chân lý không thêm chút nào; khi không thuyết, chân lý cũng không giảm mảy may. Dù cho chúng ta thuyết pháp được trời mưa hoa, cũng đâu can hệ gì chân lý ? Cho nên kinh nói : “Ta thuyết pháp, pháp ấy là dụ cho chiếc bè, pháp còn phải bỏ, hà huống phi pháp ?”.

[ Quay lại ]