headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Kính lễ thâm ân

kinhlethaman2Niềm vui rộn ràng được vào đảnh lễ thăm Thầy, khi cánh cổng mở rộng, cùng nhau bước vào không gian quý kính, cùng lụm cụm quỳ xuống đứng lên, huynh này đỡ huynh kia, không còn vẻ lanh lẹ như thời nhỏ tuổi.

Nhưng tất cả vẫn như trẻ thơ bên cha, một chút hồn nhiên, một chút mừng vui vì vẫn được nhìn Thầy ngồi yên lặng qua tuổi một trăm, một chút trân trọng không khí tĩnh mặc, không dám khua mạnh tay chân, sợ những gì hiện tại sẽ chợt không còn. Sau khi đảnh lễ xong lui ra khỏi trượng thất, nhường lại các Phật tử được vào thăm tiếp theo hoặc các vị thị giả đưa Thầy nghỉ ngơi. Không gian thanh tịnh ấm áp này là niềm vui vô lượng của chúng đệ tử.

Xem tiếp...

Cho ra hay gom vào

zen21.GOM VÀO, CHỈ BIẾT NGHĨ CHO MÌNH.

Có những người con do thiếu suy nghĩ, được bố mẹ dồn hết sức để lo cho rồi nhưng vẫn chưa hài lòng, luôn trách cứ bố mẹ, tại gia đình này cho nên tôi mới ra nông nỗi như vầy. Đây là hạng người sống mà chỉ biết nghĩ về cho mình, người lớn phải có trách nhiệm hy sinh để dồn về cho mình, người bình thường phải có bổn phận phục vụ mình, và người dưới phải có nghĩa vụ cung phụng mình. Nhưng mình là ai? Ai là người sanh ra đời để cung phụng ai ?

Xem tiếp...

PHỤNG DƯỠNG ĐÚNG PHÁP MỚI ĐƯỢC PHƯỚC LỚN

phungduongQuảng Tánh

Hiếu dưỡng với cha mẹ, cúng dường các bậc đáng kính là một trong những pháp lành cao quý, phước báo vô lượng. Nhất là cha mẹ, hai đấng sinh thành đã dày công giáo dưỡng chúng ta nên người thì ơn sâu nghĩa nặng khó đáp đền. Vấn đề đặt ra là nguồn gốc của tài vật mà chúng ta đem phụng dưỡng, cúng dường cha mẹ có đúng như pháp hay không ?

Xem tiếp...

Lắng xuống - Tỉnh lại

DoanlamnonThích Tâm Hạnh

..“Gặp chuyện, đừng nóng vội nói hoặc hành xử trong thiếu kiểm soát. Nên lắng xuống, tỉnh lại để câu chuyện sau đó có ý nghĩa và giá trị, để mọi chuyện không đi quá xa một cách đáng tiếc”. Đang khi chưa có chuyện gì xảy ra, đang bình thường, ai cũng biết. Nhưng khi gặp chuyện thì khác, không làm được như thế. Vì sao? Bằng cách nào để chúng ta luôn sống được như ý muốn trên?

Xem tiếp...

Khi rảnh rỗi nhất, mình sẽ làm gì?

chutieulavanThích Tâm Hạnh

“Khi rảnh rang nhất, mình sẽ làm gì?” Hay: “Khi không có một nguyên tắc nào ràng buộc, mỗi người chúng ta sẽ làm gì?” Câu hỏi lý thú này sẽ phần nào đoán biết được cuộc đời của mỗi người sẽ đi về đâu. Khi rảnh rang nhất, không có một nguyên tắc nào ràng buộc cả, chính là lúc chúng ta được giải phóng, không còn bị trói buộc hay nương tựa vào bất cứ gì. Là lúc trả lại chính thực con người của mỗi chúng ta, không bị phủ lên bất kỳ một thứ gắng gượng giả tạo nào cả.

Xem tiếp...

Cuối đường

cuoiduong2Thích Tâm Hạnh

Mỏi gót phong trần, con người thường tìm đến chốn tùng lâm cô tịch, hút mình trong khói ngút non xa. Họ hướng đến vị chân tu mong được đôi lời chỉ dạy, ngõ hầu làm tư lương cho cuộc sống mới. Bất ngờ, vị sư già nhìn thẳng, nghiêm giọng buông vỏn vẹn một câu “Chớ vọng tưởng!”. Thật chới với hụt hẫng không một chỗ bám! Mọi việc tích chứa từ xưa ngay đây biến mất. Họ vội ngẫm nghĩ tìm lấy một ý tưởng mới; nhưng “chớ vọng tưởng!”. Tìm gì?

Xem tiếp...

Con người cần gì

humanneedThích Tâm Hạnh

I. DẪN NHẬP.

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, có nhiều thứ đến độ dư thừa. Nhưng vẫn chưa đủ cho con người sống đời hoàn hảo, tốt đẹp; vẫn còn đó nhiều vấn nạn và bất cập. Vậy, thực chất con người cần gì?

 

Xem tiếp...

ĐỂ CÓ MỘT TINH THẦN TÍCH CỰC ĐÚNG NGHĨA

phatphap2Thích Tâm Hạnh

Như thường lệ, hôm nay là ngày sinh hoạt tu tập tại Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã. Kỳ này có các phật tử từ Thành phố Đà Nẵng cùng về tu tập với đạo tràng địa phương chúng ta. Như quý vị biết Thiền viện còn mới mẻ, quý thầy chưa từng mở khóa tu, chưa tổ chức một chương trình cụ thể nào cho quý phật tử tu tập. Nhưng do lòng hâm mộ khát khao tu tập nên quý vị đã cùng nhau về Thiền viện thỉnh quý Thầy hướng dẫn theo định kỳ quý vị sắp xếp.

Xem tiếp...

NHÌN ĐỜI NHƯ BỌT NƯỚC

thaykhedinhThích Đạt Ma Khế Định

Phần đông chúng ta đều có nghi vấn: “Tại sao chúng ta học Phật pháp nhiều mà tâm vẫn còn nhiều dính mắc, không buông xả hết được? Như vậy, ở nhà sướng hơn đi học Phật pháp!” Có người còn nói: “Đi tu thì mình cũng chết, mà ở nhà cũng chết, vậy thì ở nhà luôn!”

Lúc ở Việt Nam, tôi tình cờ thấy một vụ tai nạn. Hai người cùng đi trên một chiếc xe máy hai bánh, khi bị tai nạn té xuống, cả hai đều va vào trụ điện, nhưng chỉ một người chết và người còn lại sống. Có người nói là do số mệnh, nhưng khi khám hiện trường, người ta phát hiện người chết không đội mũ bảo hiểm, còn người kia tuy cũng bị va vào trụ điện nhưng sống nhờ trang bị mũ bảo hiểm.

Xem tiếp...

TRĂNG THU

trangthu2TT. Thích Tâm Hạnh

Hôm nay là ngày mười bốn tháng tám, gần tới ngày rằm Trung thu, mà Trung thu thì mọi người thường nói về trăng. Trong nhà Phật cũng thường dùng vầng trăng để nói lên đạo lý theo hai chiều, chiều thuận và chiều nghịch.

Nói về vầng trăng theo chiều thuận nghĩa là sao? Là dùng vầng trăng để chỉ cho ánh trăng chân thật nơi mỗi người, còn chiều nghịch là quên đi vầng trăng nơi chính mình mà theo ánh trăng bên ngoài. Hôm nay nhân ngày Trung thu, chúng ta cùng nhau xem lại từ chư Phật đến các vị tổ sư và các bậc cổ đức đã dùng vầng trăng để nói lên đạo lý như thế nào, và chúng ta nên vui với vầng trăng nào thì tốt. Cho nên đề tài nói chuyện với quý Phật tử hôm nay là “Trăng thu”.

Xem tiếp...

Chánh Kiến

chanhkienToại Khanh

Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì? Tôi đã giải thích không biết là bao nhiêu lần. Chánh kiến nhiều lắm, có chỗ kể 5, kể 3, nhưng mà gom kỹ lại thì còn có 2 thôi.

Thứ nhứt là nhận thức về tam tướng (vô thường tướng, khổ tướng và vô ngã tướng). Hành giả thấy rằng mọi thứ ở đời không lìa tam tướng và tam tướng không lìa vạn vật ở đời. Dầu đó là thân hay tâm, là thiện ác hay buồn vui, tất thảy mọi hiện tượng ở đời đều có bản chất tam tướng. Do đó bản chất tam tướng chính là toàn bộ cái nội dung của vạn hữu.

Xem tiếp...