headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 09/09/2024 - Ngày 7 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI- KẾT THÚC

khong2Hòa thượng Thích Thanh Từ - giảng giải

III - KẾT THÚC

Bát-nhã chia làm ba phần: Văn tự Bát-nhã, Quán chiếu Bát-nhã, Thật tướng Bát-nhã. Văn tự là chữ nghĩa để chúng ta đọc tụng, hiểu nghĩa. Quán chiếu là xem xét soi thấu. Thật tướng là chỗ chân thật Niết-bàn. Văn tự Bát-nhã ví như con thuyền, quán chiếu Bát-nhã ví như ra công chèo bơi, thật tướng Bát-nhã ví như bờ bên kia. Người muốn qua bờ bên kia, khi xuống thuyền rồi hài lòng ở đó thì không bao giờ toại nguyện, cần phải chèo bơi mới mong tới bờ kia, đến bờ rồi chúng ta mới tự tại đạt được sở nguyện của mình. Vì thế kinh này đặt nặng ở hai chữ chiếu kiến, tức là quán chiếu Bát-nhã.

Xem tiếp...

BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI- GIẢNG VĂN KINH

khongHòa thượng Thích Thanh Từ - giảng giải

II. GIẢNG VĂN KINH

Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã ba-la-mật-đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.

Trong đây khó nhất là chữ Không. Toànbộ Đại Bát-nhã gồm 600 quyển, rất rộng rất nhiều, ở đây vì bài kinh rút quá gọn, nên người đọc khó nhận ra được ý nghĩa.

Soi thấy năm uẩn đều khôngbằng cách nào?Chữ Không ở đây là soi thấy năm uẩn đều không có tự tánh, chớ không phải là không ngơ hay là chân không .

Xem tiếp...

BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI-GIẢNG ĐỀ KINH

dekinhHòa thượng Thích Thanh Từ - giảng giải

I - GIẢNG ĐỀ KINH

Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.

Bát-nhã Tâm kinh nói đủ là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh, gồm một phần chữ Phạn phiên âm là Ma-ha
Bát-nhã Ba-la-mật-đa và một phần chữ Hánlà Tâm kinh.

Ma-ha, Trung Hoa dịch là đại, nghĩa là lớn. Bát-nhã là trí tuệ. Ba-la-mật-đa là đáo bỉ ngạn, nghĩa là đến bờ kia, gần đây dịch là cứu kính. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa là trí tuệ rộng lớn cứu kính.

Xem tiếp...

BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI-LỜI ĐẦU SÁCH

biaHòa Thượng Thích Thanh Từ - giảng giải
 

LỜI ĐẦU SÁCH

Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó, để thấy pháp xưa nay bình đẳng và rồi một phen các hành giả đủ cụ nhãn sẽ thể nhận chân lý hoát thông giải thoát.

Bộ Bát-nhã 600 quyển của ngài Huyền Trang, một bậc Thánh triết đã dày công sưu tầm Phạn bản từ Ấn Độ và đã dịch sang Hán ngữ vào giữa thế kỷ thứ VII, đời Đường. Đồng thời quyển Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa Tâm kinh, gọi tắt là Bát-nhã Tâm kinh, cũng được vị pháp sư Thánh triết này chuyển sang văn Hán. Tuy vỏn vẹn chỉ có 260 chữ, nhưng nội dung hàm chớa cả thực chất, là viên bảo châu vô giá của chánh pháp Như Lai.

Xem tiếp...