headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 13/10/2024 - Ngày 11 Tháng 9 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

KINH DUY MA CẬT: TOÁT YẾU TOÀN BỘ KINH

kinhduymacatHT. Thích Thanh Từ giảng

Phần toát yếu nói về trọng tâm của bộ kinh, chứ không nói riêng từng phẩm. Nội dung mỗi bộ kinh đều có đủ bốn phần: giáo, lý, hạnh, quả. Cũng có khi giáo và lý chung nhau nên chỉ có ba là lý, hạnh, quả. Kinh này chú trọng về hạnh, như trong phẩm đầu có vị trời hỏi Phật, phải hành thế nào để được cõi Phật thanh tịnh. Muốn được cõi Phật thanh tịnh, không phải chỉ nguyện suông mà phải hành động và tu tập theo gương hạnh chư Bồ-tát. Vì vậy những phẩm kế nói về việc làm của cư sĩ Duy-ma-cật, đã thể hiện tâm vị tha sẵn sàng quên mình, dùng nhiều phương tiện giáo hóa chúng sanh trong mọi hoàn cảnh. Như Bồ-tát tu chứng Niết-bàn mà không trụ Niết-bàn, vì an trụ Niết-bàn thì không còn sanh tử, làm sao độ thoát chúng sanh. Tu chứng tất cả pháp mà không trụ tất cả pháp, vì muốn đi trong tam giới lục đạo để giáo hóa chúng sanh.

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: XIV- PHẨM CHÚC LỤY

phamchucluyHT. Thích Thanh Từ giảng

Chúc lụy là đem hết tâm tư dặn dò lại người sau cố gắng thực hiện đúng theo tinh thần đức Phật chỉ dạy, duy trì bảo vệ kinh và ứng dụng tu hành. Như cha mẹ khi gần trăm tuổi, gọi con cháu đến dặn dò, gọi là di chúc.

Chánh văn:

Khi ấy Phật bảo Bồ-tát Di-lặc:

- Nay ta dùng vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhóm họp pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác để phó chúc cho ông. Những kinh như thế, sau khi Phật diệt độ, trong đời mạt pháp các ông phải dùng thần lực lưu truyền rộng khắp cõi Diêm-phù-đề, không khiến cho đoạn tuyệt. Vì cớ sao? Trong đời vị lai sẽ có những người thiện nam thiện nữ, thiên long, quỷ thần, càn-thát-bà, la-sát... phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ưa pháp Đại thừa; nếu như không được nghe những kinh như thế ắt mất lợi lành. Những người như đây nghe kinh này ắt thêm lòng tin vui, phát tâm hy hữu, sẽ đảnh lễ lãnh thọ. Tùy chỗ ứng hợp lợi lạc cho các chúng sanh, mà vì họ rộng diễn nói.

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: XIII- PHẨM CÚNG DƯỜNG PHÁP

phamcungduongHT. Thích Thanh Từ giảng

Phẩm này nói về cúng dường pháp. Chủ yếu là so sánh phước cúng dường tháp báu thờ xá-lợi Phật, hoặc cúng dường tứ sự cho chúng tăng, hay những vị A-la-hán, Bồ-tát, Phật, không bằng cúng dường pháp. Cúng dường pháp mới là trên hết. Cúng dường pháp tức là thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói... Tuy bố thí tài làm lợi ích chúng sanh, nhưng không bằng bố thí pháp. Chủ yếu của đạo Phật, bố thí pháp mới là trên hết, nên phẩm này có tên là Cúng Dường Pháp.

Chánh văn:

Khi ấy Thích-đề-hoàn-nhân từ trong đại chúng bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, con tuy theo Phật và ngài Văn-thù-sư-lợi nghe trăm ngàn quyển kinh, chưa từng nghe kinh điển bất khả tư nghì, tự tại thần thông, quyết định thật tướng như thế.

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: XII - PHẨM THẤY PHẬT A-SÚC

PhatasucHT. Thích Thanh Từ giảng

A-súc (Akϵobhya) là dịch âm tiếng Phạn, Trung Hoa dịch nghĩa là Vô Động. Đức Phật A-súc còn gọi là Phật Vô Động, do nhân tu hạnh vô động viên mãn, được thành Phật ở cõi nước rất hoan hỷ đẹp đẽ, nên có tên là Diệu Hỷ. Tên nước và tên Phật đã nói lên mấu chốt của sự tu hành. Nếu trước những cảnh thuận nghịch, tâm thanh tịnh không xao xuyến loạn động thì luôn được an vui, không phiền cấu. Tâm bất động, ở đâu cũng an. Tâm loạn động, dù ở chỗ nào cũng đáng buồn, đáng giận, đáng trách. Đó là ý nghĩa của phẩm này.

Chánh văn:

Khi ấy Thế Tôn hỏi ông Duy-ma-cật:
- Ông muốn thấy Như Lai, dùng những gì để quán Như Lai?
Ông Duy-ma-cật thưa:
- Như tự quán thật tướng của thân, quán Phật cũng vậy. Con quán Như Lai mé trước không đến, mé sau chẳng đi, hiện tại không trụ. Chẳng quán sắc, chẳng quán sắc như, chẳng quán sắc tánh. Chẳng quán thọ tưởng hành thức, chẳng quán thức như, chẳng quán thức tánh, chẳng phải tứ đại khởi, đồng với hư không.

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: XI- PHẨM BỒ-TÁT HẠNH

phambotatHT. Thích Thanh Từ giảng

Đây là phẩm nói về hạnh tu của Bồ-tát. Những phẩm trước, cư sĩ Duy-ma-cật và các vị đại đệ tử Phật vấn đáp qua lại để phá chấp cho hàng Thanh văn, chỉ nêu ra hạnh tu của Bồ-tát chứ chưa hỏi về đường lối tu của các ngài. Đến phẩm này, các vị Bồ-tát ở nước Chúng Hương thưa hỏi Phật, Bồ-tát phải tu như thế nào và đã được đức Phật chỉ dạy rõ ràng. Vì vậy phẩm này có tên là Bồ-tát Hạnh.

Chánh văn:

Khi ấy Phật nói pháp ở vườn cây am-la, đất ở đó bỗng nhiên rộng lớn trang nghiêm, tất cả chúng hội đều thành sắc vàng. A-nan bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà có điềm lành này? Chỗ này bỗng nhiên rộng lớn trang nghiêm, tất cả chúng hội đều thành sắc vàng.

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT:X- PHẨM PHẬT HƯƠNG TÍCH

coiphathuongtichHT. Thích Thanh Từ giảng

Cõi Phật Hương Tích là cõi Phật do chứa nhóm mùi hương mà làm Phật sự. Đức Phật Hương Tích dùng mùi hương, tức hương trần để giáo hóa, còn đức Phật Thích-ca ở cõi Ta-bà dùng âm thanh, tức thanh trần để giáo hóa. Như vậy thanh trần và hương trần đều làm Phật sự được, không nhất định, tùy theo duyên của chúng sanh ở mỗi cõi. Khi hiểu được tên mỗi phẩm là chúng ta biết được trọng tâm của phẩm đó.

Chánh văn:

Khi ấy ngài Xá-lợi-phất khởi nghĩ: "Gần đến giờ Ngọ, các vị Bồ-tát đây sẽ lấy gì ăn?" Bấy giờ ông Duy-ma-cật biết ý ngài Xá-lợi-phất mà nói rằng:
- Phật nói có tám món giải thoát, nhân giả đã vâng làm thì đâu có xen tạp tâm muốn ăn mà nghe pháp ư? Nếu muốn ăn hãy đợi trong chốc lát, tôi sẽ khiến các ngài được các thức ăn chưa từng có.

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: IX- PHẨM VÀO PHÁP MÔN KHÔNG HAI

phatHT. Thích Thanh Từ giảng

Tinh thần phẩm này nói rõ tất cả pháp vượt ngoài đối đãi, mọi hình tướng đối đãi là tướng giả dối không thật. Đó là lý thật của đạo. Vì vậy mà nói pháp môn bất nhị tức là pháp môn không hai.
Chánh văn:
Khi ấy ông Duy-ma-cật bảo các vị Bồ-tát:
- Này các nhân giả! Thế nào là Bồ-tát vào pháp môn không hai? Mỗi vị tùy theo sở thích của mình mà nói.
Trong hội có vị Bồ-tát tên là Pháp Tự Tại nói rằng:
- Này các nhân giả, sanh diệt là hai. Pháp xưa chẳng sanh, nay ắt chẳng diệt, được vô sanh pháp nhẫn này, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Đức Thủ nói:
- Ngã, ngã sở là hai. Nhân có ngã nên liền có ngã sở. Nếu không có ngã thì không ngã sở, ấy là vào pháp môn không hai.

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: VIII- PHẨM PHẬT ĐẠO

PhatdaoHT. Thích Thanh Từ giảng

Phẩm trên quán chúng sanh như huyễn hóa rồi, bây giờ muốn tiến lên Phật đạo chúng ta phải tu như thế nào? Chữ Đạo ở đây không có nghĩa là đường, mà chỉ cho công đức viên mãn thành Phật, hay còn gọi là Phật quả.

Chánh văn:
Khi ấy ngài Văn-thù-sư-lợi hỏi ông Duy-ma-cật:
- Bồ-tát làm sao thông đạt được Phật đạo?
Ông Duy-ma-cật đáp: - Nếu Bồ-tát hành phi đạo, ấy là thông đạt Phật đạo.
Ngài Văn-thù lại hỏi: - Thế nào Bồ-tát hành phi đạo?

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: VII- PHẨM QUÁN CHÚNG SANH

quanchungsanhHT. Thích Thanh Từ giảng

Phẩm đầu của bộ kinh này là Tịnh Phật Quốc Độ, tức là muốn trang nghiêm tịnh độ thì phải tịnh tâm, đến đây là phẩm Quán Chúng Sanh. Khi biết rõ thật tướng của chúng sanh thì đối với sự tu hành chúng ta mới khỏi lầm lẫn. Như vậy chúng sanh là chánh báo, cõi tịnh độ của Phật là y báo.

Chánh văn:

Khi ấy Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi ông Duy-ma-cật:
- Bồ-tát quán chúng sanh như thế nào?
Ông Duy-ma-cật nói:
- Ví như nhà huyễn thuật thấy người huyễn của mình tạo ra, Bồ-tát quán chúng sanh là như thế. Như người trí thấy trăng trong nước, như hình mặt hiện trong gương, như sóng nắng khi trời nóng bức, như âm vang của tiếng hô to, như mây trong  hư không, như chùm bọt nước, như bong bóng nước, như sự bền chắc của cây chuối, như sự lâu dài của tia chớp, như đại thứ năm, như ấm thứ sáu, như tình thứ bảy, như nhập thứ mười ba, như giới thứ mười chín, Bồ-tát quán chúng sanh cũng lại như thế.

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: VI- PHẨM BẤT TƯ NGHÌ

TongiaAnaluatHT. Thích Thanh Từ giảng

Bất tư nghì là không thể nghĩ bàn. Phẩm này nói về hành động của những vị Bồ-tát vào hàng thượng thủ. Các ngài không còn kẹt hai bên, do đó không còn chỗ để chúng ta suy gẫm tìm hiểu.
Chánh văn:
Khi ấy ngài Xá-lợi-phất thấy trong thất này không có sàng tòa, liền khởi nghĩ: “Những vị Bồ-tát và chúng đại đệ tử của Phật sẽ ngồi ở chỗ nào?”
Trưởng giả Duy-ma-cật biết ý đó, nên nói với ngài Xá-lợi-phất rằng:
- Thế nào nhân giả, vì pháp mà đến ư? Vì sàng tòa mà đến ư?
Ngài Xá-lợi-phất nói:
- Tôi vì pháp mà đến chứ không phải vì sàng tòa mà đến.
Ông Duy-ma-cật nói:
- Thưa ngài Xá-lợi-phất, phàm người cầu pháp không tiếc thân mạng, huống là sàng tòa? Phàm người cầu pháp chẳng phải có sắc thọ tưởng hành thức mà cầu, chẳng có giới nhập mà cầu, chẳng có Dục, Sắc, Vô sắc mà cầu.

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: V- PHẨM VĂN THÙ THĂM BỆNH

botatvanthuHT. Thích Thanh Từ giảng

Chánh văn:

Khi ấy Phật bảo ngài Văn-thù-sư-lợi:
- Ông đi đến thăm bệnh ông Duy-ma-cật.
Ngài Văn-thù-sư-lợi bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn! Bậc thượng nhân kia khó mà đối đáp được vì đã thâm đạt được thật tướng, khéo nói pháp yếu, biện tài thông suốt, trí tuệ vô ngại, tất cả các pháp thức của Bồ-tát thảy đều biết hết, những bí tàng của chư Phật không chỗ nào mà chẳng nhập, hàng phục các chúng ma và được thần thông du hý, trí tuệ phương tiện kia đều đã vượt qua. Tuy nhiên con xin vâng thánh chỉ của Phật đến thăm bệnh ông.

Xem tiếp...