headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 09/09/2024 - Ngày 7 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Sáu cửa vào động thiếu thất - Cửa thứ sáu: HUYẾT MẠCH LUẬN

 

cuathu6Tổ Bồ Đề Đạt Ma HT Thích Thanh Từ dịch và giảng giải

Huyết mạch luận tức là bàn về “huyết mạch”. Trong huyết mạch này là chỉ thẳng cho chúng ta thấy cái thiết yếu của người tu, sau khi ngộ tánh thì tu cái đó mới được kết quả như sở nguyện. Còn nếu không ngộ tánh mà tu, thì kết quả khó mà được như sở nguyện. Ba cõi cùng khởi đồng trở về một tâm. Phật trước Phật sau lấy tâm truyền tâm, không lập văn tự.

Tam giới cùng khởi đồng từ nhất tâm. Đức Phật trước, đức Phật sau đều lấy tâm mà truyền tâm, không có lập văn tự. Như vậy chư Phật truyền nhau là truyền tâm. Chư Phật thành Phật là thành ở tâm chớ không có gì ngoài nữa hết.

Xem tiếp...

Sáu cửa vào động thiếu thất - Cửa thứ năm: NGỘ TÁNH LUẬN

cuathu5Tổ Bồ Đề Đạt Ma HT.Thích Thanh Từ  dịch và giảng giải

Luận về Ngộ tánh. Vì chúng ta tu nếu mà không nhận ra bản tánh thì sự tu ấy chỉ là tu trong mê vọng, không thể nào đạt được chánh đạo. Muốn ngộ được bản tánh thì chúng ta phải khéo nhận ngay nơi mình. Nương nơi lời Phật, Tổ mà thấy được bản tánh của chính mình, như vậy mới gọi là Ngộ tánh. Đừng mắc kẹt trong văn tự, ngôn ngữ bên ngoài mà thấy ngay lại mình thì đó mới là chân thật. Chính ngay trong phần luận này cốt là để cho chúng ta ngộ được bản tánh mình.

Xem tiếp...

Sáu cửa vào động thiếu thất - Cửa thứ tư: PHÁP MÔN AN TÂM

cuathu4Tổ Bồ Đề Đạt Ma HT.Thích Thanh Từ  dịch và giảng giải

Chúng ta muốn an tâm phải làm sao?

Đây Ngài dạy:

                Khi mê người theo pháp

                Khi hiểu pháp theo người

                Hiểu thì thức nhiếp sắc

                Mê thì sắc nhiếp thức.

Mấy câu đó làm sao chúng ta hiểu được? Mê thì người theo pháp, còn hiểu thì pháp theo người? Như mê, người theo pháp còn có thể dễ hiểu phải không? Bởi vì chúng ta mê cho nên đối với sáu trần chúng ta chạy theo nó, thì người theo pháp dễ hiểu rồi. Nhưng mà khi hiểu thì pháp theo người, nó theo bằng cách nào? Bây giờ pháp theo người ra sao? Tỷ dụ như bây giờ tôi hiểu, mấy cái bông này nó có chạy theo tôi không? Bây giờ ai tìm coi pháp theo người ra sao?

Xem tiếp...

Sáu cửa vào động thiếu thất - Cửa thứ ba: Nhị chủng nhập

cuathu3Tổ Bồ Đề Đạt Ma HT.Thích Thanh Từ  dịch và giảng giải

Nhị chủng nhập tức là hai thứ vào. Ở cửa này có hai thứ vào, đó là thứ gì?

Phàm vào đạo thì có nhiều lối, lấy cái cốt yếu mà nói thì không ngoài hai thứ: Lý nhập và Hạnh nhập.

Vào đạo thì có nhiều đường, nhưng lấy cái cốt yếu thì chỉ có hai đường chánh là lý nhập và hạnh nhập. Lý nhập và hạnh nhập là sao?

I. Lý nhập.

Nghĩa là nương nơi giáo để ngộ được tông.

Nương nơi giáo tức là nương nơi kinh điển, ngộ được tông tức là ngộ được cái lý thiền hay là ngộ được tâm.

Xem tiếp...

Sáu cửa vào động thiếu thất - Cửa thứ hai: Phá tướng luận

bodedatmaTổ Bồ Đề Đạt Ma - HT. Thích Thanh Từ  dịch và giảng giải

Phá tướng tức là dẹp bỏ những cái hình tướng bên ngoài để trở về bản tâm.

Hỏi: - Nếu có người chí cầu Phật đạo phải tu pháp gì thật là tỉnh yếu?

Chữ tỉnh là đơn giản, chữ yếu là thiết yếu. Nói tóm lại là phương pháp đơn giản, thiết yếu là pháp gì?

Đáp: - Chỉ quán tâm. Đó là một pháp tổng nhiếp hết các pháp cho nên rất là tỉnh yếu.

Tức là chỉ có phương pháp quán tâm là tỉnh yếu bậc nhất, chớ không có phương pháp nào tỉnh yếu hơn nữa. Tại sao vậy? Vì một cái tâm đó nó bao trùm hết các pháp cho nên nói là tỉnh yếu.

Xem tiếp...

Sáu cửa vào động thiếu thất - Cửa thứ nhất: Tâm kinh tụng

cuathu11Tổ Bồ Đề Đạt Ma - HT Thích Thanh Từ dịch và giảng giải

CỬA THỨ NHẤT: TÂM KINH TỤNG

Bây giờ bắt đầu vào ngay cửa thứ nhất: TÂM KINH TỤNG. Sở dĩ cửa đầu là cửa Tâm Kinh, thì quí vị cũng thấy rõ bản ý của Thiền viện chúng ta. Vừa bước vô tới cổng thì thấy đề hai chữ gì? Ờ, Chân Không. Chính đó là cửa mà tôi nói rằng: “Bao nhiêu Phật tử đều nhắm thẳng vào đó để tiến đến chỗ cứu kính viên mãn.” Cho nên bước vào cửa thiền là cửa Bát-nhã. Cửa Bát-nhã là cửa Chân Không.

Xem tiếp...

Sáu cửa vào động thiếu thất - Giới Thiệu

cuathu1Tổ Bồ Đề Đạt Ma - HT Thích Thanh Từ dịch và giảng giải

Hôm nay, tôi giảng về THIẾU THẤT LỤC MÔN. Như trong bản Thanh Qui, chúng tôi để là học Cửa thứ chữ Việt, lấy bản dịch của ông Trúc Thiên nhưng khi khảo lại kỹ thì tôi thấy bản dịch đó có lược đi một ít, do đó nó không đầy đủ như trong bản dịch chữ Hán. Do lẽ đó mà chúng tôi mới thay đổi ý kiến và sẽ giảng ngay bản chữ Hán, còn quí vị có thể dò theo bản chữ Việt của ông Trúc Thiên, chỗ nào có thiếu thì bổ túc thêm. Như vậy nó đầy đủ hơn, chớ nếu tôi giảng bản chữ Việt thì cái phần thiếu đó không thấy mà bổ túc. Như vậy thì nó hơi khác hơn bản Thanh Qui đã kể.

Xem tiếp...