headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 22/11/2024 - Ngày 22 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Thiền Viện Chơn Không


THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG



Băng đồi leo dốc đến Chơn Không
Ngắm cảnh đất trời thấy mênh mông
Lồng lộng thanh u riêng một cõi
Chót vót non cao đá chất chồng.
Giác Hoàng khai mở Thiền Yên Tử
Thanh Từ kiến thiết cảnh Chơn Không
Nguồn thiền khơi mạch hồn dân tộc
Tâm Phật trang nghiêm chốn bụi hồng.

------------

THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG kính ghi
 

   

Thành lập tháng 4 năm 1966
Trụ trì:
Thượng Tọa Thích Thông Nhẫn
Phó Trụ trì: Thượng Tọa Thích Thông Như
Thư ký: Đại đức Thích Tuệ Hải
Quản chúng Ni: Ni Sư Thích Nữ Thuần Nhất
Địa chỉ: Bà Rịa- Vũng Tàu.
Ðiện thoại: 064.854.223 - 064.240500

I- LƯỢC SỬ THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG

1. Người sáng lập : Hòa Thượng Thích Thanh Từ.

+ Tháng 4/1966, Hòa thượng đã khai phá vùng đất Hòn Chụp – Núi Tượng Kỳ (Núi Lớn) cất Pháp Lạc Thất, chuyên tu thiền.

+ Ngày 20/7/1968 Hòa thượng ngộ lý Sắc Không.

+ Mùng 3 tháng 12 năm Mậu Thân (1968) Hòa thượng tuyên bố đem chỗ sở ngộ chỉ dạy đại chúng. Mở đầu công cuộc khôi phục Thiền tông Việt Nam.

2. Quá trình xây dựng thiền viện Chơn không

      + Tháng 4/1966 : Dựng Pháp Lạc Thất bằng tre lá.

      + Năm 1969 - 1970: Xây dựng Tu viện Chơn Không.

      + Mùng 8 tháng 4 năm Tân Hợi (1971) : Công bố lập Tu viện Chơn Không. Mở khoá tu thiền 3 năm lần I (1971 - 1974)

      + Mùng 8 tháng 4 năm Giáp Dần (1974) : Mở tiếp khóa II

      + Mùng 8 tháng 4 năm Đinh Hợi (1995) : Tái thiết Tu Viện Chơn Không. Đổi tên tu viện thành Thiền viện Chơn Không, gồm hai khu chuyên tu riêng biệt cho Tăng và Ni

 II. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG

Trong dịp khai mạc khóa I vào ngày  8 tháng 4 năm Tân Hợi (1971), Hòa Thượng ân sư đã nói về mục đích thành lập thiền viện như sau :

    1. Trừ dẹp mê tín và lý thuyết suông : Tu viện Chơn Không là chỗ học ít tu nhiều.

    2. Khai thông đường lối tu hành : Tu viện là nơi chuyên tu, khiến tăng sĩ thấy rõ đường lối tu hành của mình là cao siêu thanh thoát.

    3. Gầy dựng lại đường lối tu thiền đúng là Thiền tông Phật Giáo Việt Nam.

III. Ý NGHĨA hai từ CHƠN KHÔNG

 1- CHƠN KHÔNG là pháp hiệu của một thiền sư đời Lý. Thiền sư Chơn Không (1045 – 1110) họ Vương thế danh Hải Thiềm, quê làng Phù Đổng, sống vào đời Vua Lý Nhân Tông

2- CHƠN KHÔNG còn là danh từ chỉ cho thể tánh bất sanh bất diệt có sẵn ở mọi người. Đặt tên Tu viện là Chơn Không nhằm nói lên quan điểm tu hành của Tăng ni Việt Nam, nhận được lý chơn không, sống được với cái thể chơn không để đạt mục đích giải thoát sanh tử, là con đường ngày xưa Tổ Tổ nối truyền, ngày nay chúng ta nối gót.

IV. CHƠN KHÔNG là cội nguồn phục hồi thiền phái TRÚC LÂM YÊN TỬ VIỆT NAM

Hòa thượng Thích Thanh Từ đã ngộ đạo thiền tại Pháp Lạc Thất (1968), lập tu viện Chơn Không (1970) hoằng hóa pháp môn Thiền tông (1971). Từ đó Ngài mở mang đạo nghiệp. Tháng 4/1986 Ngài xây dựng Thiền viện Thường Chiếu, rồi mở tiếp các Thiền viện Viên Chiếu, Linh Chiếu, Huệ Chiếu, Phổ Chiếu,  Tịch Chiếu v.v....

+ Năm 1993, Hòa thượng lại mở Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng ở Đà Lạt

+ Năm 2002 xây dựng tái thiết Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên  Tử ở Quảng Ninh, là nơi sơ tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam.

+ Năm 2005 xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc và tái thiết Sùng Phúc Thiền Tự ở Hà Nội.

Ngoài ra, tại các nuớc như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức và Châu Úc, đã có một số thiền viện, hoặc y chỉ nơi Hòa thượng tu học thiền, hoặc lấy đường lối Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam làm tôn chỉ tu hành.

V. BAN LÃNH ĐẠO THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG HIỆN NAY

Tết Quý Mùi 2003, Hòa thượng đã giao trách nhiệm quản lý Thiền viện Chơn Không cho một Ban Lãnh Đạo. Ban này thay mặt Hòa thượng chăm sóc việc tu học của Tăng Ni và Phật tử thích tu thiền tại Vũng Tàu. Thành phần Ban Lãnh Đạo gồm có :

Trụ trì

Thượng Tọa Thích Thông Nhẫn

Phó trụ trì

Thượng Tọa Thích Thông Như

Thư ký

Đại đức Thích Tuệ Hải

Quản chúng ni

 Ni sư Thích nữ Thuần Nhất

 VI. SINH HOẠT TRONG THÁNG:

 1. Thời khóa Sinh Hoạt của Tăng Ni :      

Thời Khóa Tu Học

 Sáng:

3g

: Ba hồi ba tiếng chuông thức.
  Hô chuông tọa thiền.

5g

: Một hồi chuông xả thiền.

5g45

: Ba tiếng bảng tiểu thực.

6g30

: Ba tiếng kiểng công tác.

10g

: Một hồi kiểng xả công tác.

10g45

: Ba tiếng bảng thọ trai.

12g

: Ba tiếng kiểng chỉ tịnh.

      Chiều:

1g

: Một hồi ba tiếng chuông thức.

2g

: Ba tiếng chuông học hoặc tọa thiền.

4g

: Nghỉ học hoặc xả thiền.

5g

: Một hồi kiểng nghỉ công tác trong
  ngày - Tiểu thực.

6g15

: Ba tiếng chuông sám hối.

7g30

: Ba tiếng chuông. Hô chuông tọa thiền.

9g

: Một hồi chuông xả thiền.

9g30

: Ba tiếng chuông nghỉ.

 2. Sinh hoạt của Phật tử :

Hằng đêm từ 6g30 đến 7g15 đều có sinh hoạt nói chuyện đạo lý hoặc tọa thiền và cứ mỗi nửa tháng vào ngày  chủ nhật đều có tổ chức khóa tu Bát quan trai cho nam nữ Phật tử các nơi về tham dự…

VII. KẾT LUẬN :

Lịch sử  có nhiều thay đổi, nhưng Thiền viện Chơn Không luôn tôn thờ lý tưởng phụng sự đạo pháp và dân tộc. Thiền viện Chơn không trước đó và hiện nay đang chung tay góp sức cùng các thiền viện khác cố gắng hoàn thành nhiệm vụ khôi phục thiền tông và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử để ngày càng được phát triển trong cũng như ngoài nước.

  Một số hình ảnh Thiền viện Chơn Không


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số hình ảnh Thiền viện Chơn Không  Ni


Chánh điện CK Ni


Nhà Tổ CK Ni


Chư Ni tụng kinh


Chư Ni thỉnh nguyện


Chư Ni học Phật pháp


Chư Ni tọa thiền


Chư Ni  lao tác

[ Quay lại ]