headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 18/01/2025 - Ngày 19 Tháng 12 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
Phatthanhdao  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

II - PHẦN CHÁNH TÔNG: H - CHỈ PHÁP THÂN BA ĐỜI NHƯ LAI QUÁ CHỖ NGHĨ NGỢI CỦA THẾ GIAN, CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT-NA, TRƯỚC SAU KHÔNG LỖI THANH TỊNH VÔ LẬU.

botatdaihue5KINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN

Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch


1- CHỈ PHÁP THÂN TỰ THÔNG QUÁ CHỖ NGHĨ NGỢI CỦA THẾ GIAN.

- THƯA THỈNH VỀ CHƯ PHẬT CÓ HẰNG SA DIỆU NGHĨA.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói “Quá khứ chư Phật như hằng hà sa, vị lai hiện tại cũng lại như thế”. Thế nào Thế Tôn là như nói mà tín thọ hay lại có nghĩa khác? cúi xin Như Lai thương xót giải nói.

Xem tiếp...

II - PHẦN CHÁNH TÔNG: G - CHỈ TÁM THỨC NĂM PHÁP BA TỰ TÁNH HAI VÔ NGÃ CỨU KÍNH ĐẠI THỪA THÀNH ĐỆ NHẤT NGHĨA.

botatdaihue4KINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN

Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch

1- CHỈ NĂM PHÁP CHUYỂN BIẾN.

- BÀY TƯỚNG NĂM PHÁP.

Khi ấy Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói tướng năm pháp, tự tánh thức, hai thứ vô ngã, phân biệt cùng tột, con và các đại Bồ-tát khác đối tất cả địa thứ lớp tương tục, phân biệt pháp này vào tất cả Phật pháp, vào tất cả Phật pháp cho đến Như Lai tự giác địa. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Năm pháp, tự tánh thức, hai thứ vô ngã phân biệt rõ tướng, nghĩa là Danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như. Nếu người tu hành tu vào Như Lai tự giác thánh thú, lìa kiến chấp đoạn thường có không v.v… Hiện pháp lạc chánh thọ trụ hiện ở trước. Đại Huệ! Chẳng giác năm pháp, tự tánh thức, hai vô ngã, tự tâm hiện ngoại tánh, là phàm phu vọng tưởng chẳng phải chư hiền thánh.

Xem tiếp...

II - PHẦN CHÁNH TÔNG: F- CHỈ CHÁNH GIÁC CHẲNG PHẢI PHÁP NHÂN QUẢ, NÓI LÌA SANH DIỆT, HIỂN BÀY CHÂN THƯỜNG KHÔNG CẤU, CHÓNG VƯỢT CÁC ĐỊA.

KINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN

Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch

1- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI CHẲNG PHẢI NHÂN QUẢ.

- HỎI PHÁP THÂN NHƯ LAI LÀ NHÂN LÀ QUẢ.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói Tam-miệu Tam Phật-đà (Samyak - Sam Buddha Đẳng chánh giác), con và các vị đại Bồ-tát khéo nơi Như Lai tự tánh tựï giác giác tha. Phật bảo Đại Huệ: Cho ông tùy ý hỏi, ta sẽ vì ông theo chỗ hỏi mà đáp. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác là tác chăng? Là chẳng tác chăng? Là sự (quả) chăng? Là nhân chăng? Là tướng chăng? Là sở tướng chăng? Là thuyết chăng? Là sở thuyết chăng? Là giác chăng? Là sở giác chăng? Những câu như thế là khác hay chẳng khác ?

Xem tiếp...

II - PHẦN CHÁNH TÔNG: E- CHỈ TÔNG THUYẾT HAI ĐỀU THÔNG ĐỂ RÀNH VỀ DỤNG NGỮ NGHĨA THỨC TRÍ, GIẢN BIỆT NGU NGOẠI, GIÚP TIẾN MÌNH NGƯỜI, CHÁNH PHÁP GIẢI THOÁT.

botatdaihue2KINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN

Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch

E- CHỈ TÔNG THUYẾT HAI ĐỀU THÔNG ĐỂ RÀNH VỀ DỤNG NGỮ NGHĨA THỨC TRÍ, GIẢN BIỆT NGU NGOẠI, GIÚP TIẾN MÌNH NGƯỜI, CHÁNH PHÁP GIẢI THOÁT.

1- CHỈ TÔNG THUYẾT HAI ĐỀU THÔNG XA LÌA VỌNG TƯỞNG CHẤP TRƯỚC.

- CHỈ TÔNG THUYẾT HAI ĐỀU THÔNG.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì con và các Bồ-tát nói tướng tông thông. Nếu khéo phân biệt tướng tông thông, con và các Bồ-tát thông đạt tướng ấy, thông đạt tướng ấy rồi, chóng thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng theo giác tưởng và chúng ma ngoại đạo. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Tất cả Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát có hai thứ tướng thông, nghĩa là tông thông và thuyết thông.

Xem tiếp...

II - PHẦN CHÁNH TÔNG: D- Chỉ tự giác nhất thừa soi sáng các địa, khéo đoạn các lậu, viên mãn thân phật, chẳng rơi vào có không.

botatdaihueKINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN

Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch

II - PHẦN CHÁNH TÔNG: D- Chỉ tự giác nhất thừa soi sáng các địa, khéo đoạn các lậu, viên mãn thân phật, chẳng rơi vào có không.

1- CHỈ TỰ GIÁC NHẤT THỪA.

- CHỈ TỰ GIÁC THÁNH TRÍ.

Đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi mong vì nói tướng tự giác thánh trí và nhất thừa. Nếu tướng tự giác thánh trí và nhất thừa, con và các Bồ-tát khác rành tướng tự giác thánh trí và nhất thừa thì chẳng do nơi khác thông đạt Phật pháp. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Thánh trước biết rõ trao truyền cho nhau, “vọng tưởng là không tánh”, đại Bồ-tát riêng ở chỗ vắng vẻ tự giác quán sát, chẳng do nơi khác lìa kiến chấp vọng tưởng, tiến thẳng lên trên vào Như Lai địa, ấy gọi là tướng tự giác thánh trí.

Xem tiếp...

II - PHẦN CHÁNH TÔNG: C- Chỉ như lai tàng siêu quá vọng tưởng ngôn thuyết của phàm ngu và ngoại đạo thành tựu các địa cứu kính quả hải.

nhulaitangKINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN

Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch

II - PHẦN CHÁNH TÔNG: C- Chỉ như lai tàng siêu quá vọng tưởng ngôn thuyết của phàm ngu và ngoại đạo thành tựu các địa cứu kính quả hải.

 

1- CHỈ NHƯ LAI TÀNG CHẲNG ĐỒNG THẦN NGÃ CỦA NGOẠI ĐẠO.

 

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Trong kinh Phật nói Như Lai tàng tự tánh thanh tịnh, chuyển ba mươi hai tướng vào trong thân tất cả chúng sanh, như hạt châu rất quý cột trong chéo áo nhơ, Như Lai tàng thường trụ không biến đổi cũng lại như thế, cột trong chiếc áo nhơ giới ấm nhập và tham dục, sân, si, vọng tưởng chẳng thật, các thứ trần lao làm ô uế. Đây là lời diễn nói của tất cả chư Phật. Tại sao Thế Tôn đồng với ngoại đạo nói có ngã, nói có Như Lai tàng? Bạch Thế Tôn! Ngoại đạo cũng nói có tác giả thường còn, lìa ngoài cầu-na khắp giáp chẳng diệt. Bạch Thế Tôn ! Ấy là ngoại đạo nói có ngã.

Xem tiếp...

II - PHẦN CHÁNH TÔNG: B- Chỉ năm pháp, tự tánh, vô ngã, giản biệt nhị thừa ngoại đạo, để rõ nhân quả của chánh pháp.

chinamphapKINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN

Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch

II - PHẦN CHÁNH TÔNG: B- Chỉ năm pháp, tự tánh, vô ngã, giản biệt nhị thừa ngoại đạo, để rõ nhân quả của chánh pháp.

  a- Nói năm pháp
 - ĐẠI HUỆ HỎI:
 Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ biết chỗ tâm nghĩ của chúng đại Bồ-tát, tên kinh Thánh Trí Sự Phân Biệt Tự Tánh, nương sức oai thần của tất cả Phật, bạch Phật rằng: Thế Tôn! Cúi xin vì nói kinh Thánh Trí Sự Phân Biệt Tự Tánh là chỗ nương của một trăm lẻ tám câu.

Xem tiếp...

KINH LĂNG GIÀ - II - PHẦN CHÁNH TÔNG: A- Chỉ pháp môn đệ nhất nghĩa rộng lớn vi diệu lìa nói bặt chứng

denhatnghiaKINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN

Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch

II - PHẦN CHÁNH TÔNG:  A- Chỉ pháp môn đệ nhất nghĩa rộng lớn vi diệu lìa nói bặt chứng

-Hỏi một trăm lẻ tám câu.
 
Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ nói kệ tán Phật rồi, tự trình danh tánh, con tên là Đại Huệ thông đạt được đại thừa, nay đem một trăm lẻ tám câu thưa hỏi bậc Tôn tối thượng (Phật). Bồ-tát tự nói thông đạt đại thừa, vì muốn người đương thời và kẻ hậu thế biết nghĩa hỏi ở đây đều là chỗ thiết yếu của nhất thừa, chẳng phải nghĩa sai biệt của các thừa.

Xem tiếp...

KINH LĂNG GIÀ - PHẦN TỰ

phamtuKINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị
Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch

 A-DUYÊN KHỞI CỦA KINH:
 
Tôi nghe như vầy, một hôm Phật ở trên đảnh núi Lăng-già tại bờ biển Nam, dùng các thứ hoa báu trang nghiêm, cùng với các vị đại tỳ-kheo tăng và chúng đại Bồ-tát câu hội. Chúng đại Bồ-tát ấy ở các cõi Phật khác đến. Các ngài có sức tự tại vô lượng chánh định và thần thông du hý, đại Bồ-tát Đại Huệ làm thượng thủ. Các ngài đã được tất cả chư Phật làm phép quán đảnh, và khéo hiểu nghĩa cảnh giới tự tâm hiện, các loại chúng sanh, các thứ tâm sắc, vô lượng độ môn, tùy loại khắp hiện. Đối với năm pháp, ba tự tánh, tám thức và hai thứ vô ngã, các ngài đã thông đạt cứu kính.

Xem tiếp...

KINH LĂNG GIÀ - PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM

phattinhKINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị
Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch

Tánh của pháp giới vốn không có ngộ mê, các loài hàm thức tự phân chân vọng. Chân vọng vốn nơi một tâm, mê ngộ bày ra muôn pháp. Pháp không có pháp khác mà dường như các pháp hiện tiền. Tâm không có tâm khác mà rõ ràng thành thức tương tục. Nguyên nhân chỗ tột chân mà bất giác, vọng động nên tưởng sanh. Đạt vọng vốn chân, biết chân thì tưởng diệt. Thế nên mười hai loài chúng sanh vốn là Phật mà dối thấy có lưu chuyển. Ba mươi hai tướng hiện sẵn trong tướng phàm phu mà trở thành điên đảo.

Xem tiếp...

KINH LĂNG GIÀ - LĂNG-GIÀ A-BẠT-ĐA-LA BẢO KINH TÂM ẤN

lankaKINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị
Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch


Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa. Bởi vua Dạ-xoa thỉnh Phật thuyết pháp trên núi, nên lấy tên núi đặt tên kinh.

Xem tiếp...