headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 18/12/2024 - Ngày 18 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

KINH LĂNG GIÀ-DUYÊN KHỞI LĂNG-GIÀ TÂM ẤN

KINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị
Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch

laonhanzenluanhoi
DUYÊN KHỞI LĂNG-GIÀ TÂM ẤN

Người sớ kinh này là Lôi Phong lão nhân, vốn là móng vuốt trong tông môn, vào được hang ổ của tánh tướng. Ngài thương sự hoang rậm của nghĩa học và xót chỗ hỗn độn của thiền môn, nên từ năm Quí Tỵ (1653) lui về ẩn nơi Khuông Phụ, treo bầu ở Kim Tỉnh, dựng gậy tại Ngọc Uyên. Hỏi về chỗ khế chứng thì Ngài tâm lặng biển trong, ngửa nhìn thói đẹp thì thân như ngọn núi cao trơ trọi. Như Địa Tạng Sâm cày ruộng nuôi sống, như Thê Hiền Thực tụng tập tu hành. Lò tàn bếp lạnh, chỉ toàn nêu đại pháp. Cước tùng lẫn lộn tơ rối bòng bong, nương nơi trí bén mà cắt đứt trăm mối. Ngài đối với cổ nhân thật không hổ thẹn.

Xem tiếp...

KINH LĂNG GIÀ - LỜI NGƯỜI DỊCH

KINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị
Sớ Giải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch

 luanhoi

kinhlanggiatamanLỜI NGƯỜI DỊCH

 

Chúng tôi phiên dịch bộ kinh Lăng-già Tâm Ấn này với mục đích cho Tăng Ni học tại Thiền viện chúng tôi. Tuy nhiên trước chúng tôi đã có Sư bà Diệu Không dịch, ấn hành vào năm 1970 và 1971 rồi, song bản dịch ấy vì lược nhiều quá khiến chúng tôi không hài lòng, bất đắc dĩ phải dịch lại.

 

Ở đây chúng tôi dịch trung thực với Thiền sư Hàm Thị không dám tăng giảm trong phần sớ giải. Nếu có giảm, chỉ đôi chút thôi. Bởi chúng tôi thấy, ngài Hàm Thị quả thật là một Thiền sư ngộ đạo trong môn đình Tào Động, cho nên lời sớ giải của Ngài rất phù hợp với Tâm tông. Trên phần chánh văn kinh, chúng tôi dịch nguyên âm những danh từ, không nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa, độc giả cần đọc qua phần sớ giải sẽ hiểu rõ. Vì chánh văn vừa tối nghĩa lại cô đọng khúc chiết, nếu không nhờ phần sớ giải, chúng ta không tài nào lãnh hội được.

Xem tiếp...