KINH PHÁP BẢO ĐÀN - PHẨM THỨ MƯỜI: PHÓ CHÚC
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 09 Tháng tư 2013 13:13
- Viết bởi Super User
Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và giảng giải
DỊCH
Một hôm Tổ gọi đệ tử là Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như v.v... bảo rằng: “Các ông không đồng với những người khác, sau khi tôi diệt độ, mỗi người làm Thầy một phương, nay tôi dạy các ông nói pháp không mất bản tông, trước phải dùng ba khoa pháp môn, động dụng thành ba mươi sáu đối, ra vào tức lìa hai bên, nói tất cả pháp chớ lìa tự tánh; chợt có người hỏi pháp, ông xuất lời nói trọn trong đối đãi, đều lấy pháp đối đi lại làm nhân cho nhau, cứu kính hai pháp thảy đều trừ, lại không có chỗ đi. Ba khoa pháp môn là ấm, giới, nhập vậy.
KINH PHÁP BẢO ĐÀN - PHẨM THỨ CHÍN: TUYÊN CHIẾU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 23 Tháng ba 2013 13:51
- Viết bởi Super User
Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và giảng giải
DỊCH
Niên hiệu Thần Long năm đầu (705 TL) vào ngày rằm tháng giêng vua Trung Tông và Tắc Thiên ban chiếu rằng: “Trẫm thỉnh hai sư An và Tú vào trong cung cúng dường, mỗi khi rảnh việc thì nghiên cứu về nhất thừa, hai Sư đều nhường rằng: Phương Nam có Huệ Năng Thiền sư được mật trao pháp y của Đại sư Hoằng Nhẫn, được truyền Phật tâm ấn, nên thỉnh người đến thưa hỏi.
KINH PHÁP BẢO ĐÀN - PHẨM THỨ TÁM: ĐỐN TIỆM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 28 Tháng Hai 2013 13:33
- Viết bởi chanhdao
Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và giảng giải
DỊCH
Khi ấy Tổ ở chùa Bảo Lâm tại Tào Khê, còn Thần Tú Đại sư ở chùa Ngọc Tuyền tại Kinh Nam. Bấy giờ hai Tông thạnh hóa, người đều gọi là Nam Năng Bắc Tú nên có hai Tông Nam Bắc, chia ra đốn tiệm, mà người học không biết tông thú. Tổ bảo chúng rằng: “Pháp vốn một tông, người có Nam Bắc, pháp tức là một thứ, thấy có mau và chậm. Sao gọi là đốn tiệm ? Pháp không có đốn tiệm, người có lợi căn, độn căn, nên gọi là đốn tiệm.”
KINH PHÁP BẢO ĐÀN -PHẨM THỨ BẢY: CƠ DUYÊN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 17 Tháng một 2013 13:45
- Viết bởi chanhdao
Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và giảng giải
DỊCH
Tổ từ được pháp ở Huỳnh Mai, về đến Thiều Châu, thôn Tào Hầu, mọi người đều không biết (Có bản khác nói: Khi Tổ đi đến thôn Tào Hầu, ở lại hơn chín tháng, nhưng Tổ tự nói: Không quá hơn ba mươi ngày, liền đến Huỳnh Mai. Đây là tâm cầu đạo chí thiết, đâu có dừng ở, như vậy cho thời gian đi là không phải). Có một nho sĩ là Lưu Chí Lược kính trọng Ngài lắm. Chí Lược có người cô làm Ni tên là Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Đại Niết-bàn, Tổ nghe qua liền biết được diệu nghĩa, mới vì cô Ni giải nói. Ni cầm quyển kinh hỏi chữ. Tổ bảo: “Chữ thì không biết, nghĩa tức mời hỏi.”
KINH PHÁP BẢO ĐÀN -PHẨM THỨ SÁU: SÁM HỐI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 25 Tháng mười hai 2012 13:11
- Viết bởi chanhdao
DỊCH
Khi ấy Tổ thấy sĩ thứ bốn phương từ Quảng Châu, Thiều Châu đua nhau đến trong núi nghe pháp, Tổ mới đăng tòa bảo chúng: “Đến đây, các Thiện tri thức, tánh này phải từ trong tự tánh mà khởi, trong tất cả thời, mỗi niệm tự tịnh tâm kia, tự tu, tự hành, thấy Pháp thân của mình, thấy tâm Phật của mình, tự độ, tự giới mới được, không nhờ đến đây. Đã từ xa đến, một hội ở đây đều cùng có duyên, nay có thể mỗi vị quì gối, trước tôi vì truyền cho Tự Tánh Ngũ phần Pháp thân hương, kế đó là trao Vô tướng sám hối.”
KINH PHÁP BẢO ĐÀN -PHẨM THỨ NĂM: TỌA THIỀN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 13 Tháng mười hai 2012 13:32
- Viết bởi chanhdao
Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và giảng giải
DỊCH:
Tổ dạy chúng: Pháp môn Tọa Thiền này vốn không chấp nơi tâm, cũng không chấp nơi tịnh, cũng chẳng phải chẳng động. Nếu nói chấp tâm, tâm vốn là vọng, biết tâm như huyễn nên không có chỗ chấp vậy. Nếu nói chấp tịnh, tánh người vốn là tịnh, bởi vì vọng niệm che đậy chân như, chỉ không có vọng tưởng thì tánh tự thanh tịnh. Khởi tâm chấp tịnh trở lại sanh ra cái tịnh vọng. Vọng không có chỗ nơi, chấp ấy là vọng; tịnh không hình tướng trở lại lập tướng tịnh, nói là công phu, người khởi kiến giải này là chướng tự bản tánh trở lại bị tịnh trói.
KINH PHÁP BẢO ĐÀN -PHẨM THỨ TƯ: ĐỊNH HUỆ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 27 Tháng mười một 2012 13:40
- Viết bởi chanhdao
Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và giảng giải
DỊCH:
Tổ dạy chúng: “Này Thiện tri thức, pháp môn của ta đây lấy Định Tuệ làm gốc, đại chúng chớ lầm nói Định Tuệ riêng, Định Tuệ một thể không phải là hai. Định là thể của Tuệ, Tuệ là dụng của Định, ngay khi Tuệ, Định ở tại Tuệ, ngay khi Định, Tuệ ở tại Định, nếu biết được nghĩa này tức là cái học Định Tuệ bình đẳng. Những người học đạo chớ nói trước Định rồi sau mới phát Tuệ, trước Tuệ rồi sau mới phát Định, mỗi cái riêng khác. Khởi cái thấy như thế ấy thì pháp có hai tướng. Miệng nói lời thiệïn mà trong tâm không thiện thì không có Định Tuệ, Định Tuệ không bình đẳng. Nếu tâm, miệng đều là thiện, trong ngoài một thứ, Định Tuệ tức là bình đẳng. Tự ngộ tu hành không ở chỗ tranh cãi, nếu tranh trước sau tức là đồng với người mê, không dứt sự hơn thua, trở lại tăng ngã và pháp, không lìa bốn tướng.
KINH PHÁP BẢO ĐÀN -PHẨM THỨ BA: NGHI VẤN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 13 Tháng mười một 2012 13:09
- Viết bởi chanhdao
Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và giảng giải
DỊCH:
Một hôm Vi Thứ sử vì Tổ thiết đại hội trai, trai xong, Thứ sử thỉnh Tổ đăng tòa, quan liêu sĩ thứ đều thành kính lễ bái, hỏi rằng: “Đệ tử nghe Hòa thượng thuyết pháp, thật không thể nghĩ bàn, nay có một ít nghi, cúi mong Ngài đại từ đại bi đặc biệt vì giải nói.”
Tổ bảo: “Có nghi liền hỏi, tôi sẽ vì các ông mà nói.”
Thứ sử thưa: “Hòa thượng nói pháp, đâu không phải là tông chỉ của Tổ Đạt-ma ư ?”
Tổ bảo: “Đúng vậy !”
KINH PHÁP BẢO ĐÀN -PHẨM THỨ HAI: BÁT-NHÃ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 02 Tháng mười một 2012 12:36
- Viết bởi chanhdao
Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và giảng giải
DỊCH
Ngày khác, Vi Sử quân thưa thỉnh, Tổ đăng tòa bảo đại chúng: “Tất cả nên tịnh tâm niệm Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa.” Lại bảo: “Này Thiện tri thức, trí Bát-nhã Bồ-đề, người đời vốn tự có, chỉ nhân vì tâm mê không thể tự ngộ, phải nhờ đến Đại thiện tri thức chỉ đường mới thấy được tánh. Phải biết người ngu, người trí Phật tánh vốn không có khác, chỉ duyên mê ngộ không đồng, nên có ngu có trí.
KINH PHÁP BẢO ĐÀN - PHẨM THỨ NHẤT: HÀNH DO
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 20 Tháng mười 2012 14:18
- Viết bởi chanhdao
HT. Thích Thanh Từ dịch và giảng giải
DỊCH:
Khi ấy Đại sư đến chùa Bảo Lâm tại Thiều Châu, Thứ sử Vi Cừ cùng với quan liêu vào núi thỉnh Sư đến trong thành, ở chùa Đại Phạm, tại giảng đường vì chúng khai duyên nói pháp. Sư đăng tòa, Thứ sử quan liêu hơn ba mươi người, Nho tông học sĩ hơn ba mươi người, Tăng Ni đạo tục hơn một ngàn người đồng thời làm lễ, nguyện được nghe pháp yếu. Lục Tổ bảo chúng rằng: Này Thiện tri thức, Bồ-đề tự tánh xưa nay thanh tịnh, chỉ dùng tâm này, thẳng đó trọn được thành Phật. Này Thiện tri thức, hãy lắng nghe Huệ Năng nói về hành do được pháp.
KINH PHÁP BẢO ĐÀN - Lược Khảo
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 20 Tháng mười 2012 14:11
- Viết bởi chanhdao
Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và giảng giải:
LỜI ĐẦU SÁCH
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền Tông, bởi vì cốt tủy Thiền Tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ. Hơn nữa, Lục Tổ ngộ đạo từ Kinh Kim Cang, nên những lời Ngài dạy rất gần gũi với kinh. Người tu Thiền học kỹ quyển sách này, sẽ không còn nghĩ Thiền là cái gì xa lạ với kinh điển.
Vì thế, trong các Thiền viện, chúng tôi đều bắt buộc Thiền sinh phải học kỹ quyển sách này.