headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 18/11/2024 - Ngày 18 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

THÁNH ĐĂNG LỤC - VUA TRẦN MINH TÔNG

tranminhtong(1300 - 1357)
(Được ý chỉ với Tôn giả Huyền Quang dòng Trúc Lâm)

Minh Tông là vua thứ sáu nhà Trần, con của Anh Tông. Lên ngôi ngày 18 tháng 03 năm Giáp Dần (1314), đổi niên hiệu Đại Khánh.

Lúc vua Anh Tông thỉnh Tôn giả Phổ Tuệ vào điện Thiên An trong hội Nhân Vương trao giới Bồ tát tại gia, Minh Tông đích thân thọ giới và vâng làm theo. Từ đó, vua thường tham hỏi về yếu chỉ thiền.

Năm Đại Khánh thứ chín (1323), vua ra chiếu thỉnh Tôn giả Phổ Tuệ soạn quyển “Tham Thiền Chỉ Yếu”, lời như sau: “Đệ tử Phục Trai Đạo Nhân, kính cẩn dâng thư lên Tôn giả nối pháp đời thứ hai dòng Trúc Lâm do Điều Ngự truyền xuống.

Xem tiếp...

THÁNH ĐĂNG LỤC - VUA TRẦN ANH TÔNG

trananhtong(1276-1320)
(Được ý chỉ nơi Tôn giả Pháp Loa, hiệu Phổ Tuệ dòng Trúc Lâm)

Anh Tông là vua thứ năm đời Trần, con của Nhân Tông. Lên ngôi ngày rằm tháng 4 năm Quý Tỵ (1293) đổi niên hiệu Hưng Long. Vua Nhân Tông đã xuất gia, Anh Tông trị vì thiên hạ hai mươi mốt năm, binh ngoài không xâm phạm vào bờ cõi. Chẳng có nổi lo về hạn lụt, nhân dân đều sung túc. Vua rất mực có hiếu, Nhân Tông hết sức khen ngợi.

Xem tiếp...

THÁNH ĐĂNG LỤC - VUA TRẦN NHÂN TÔNG

sototruclam(1258-1308)
(Được ý chỉ nơi Thượng Sĩ Tuệ Trung)

Nhân Tông là vua thứ tư đời Trần, con của Thánh Tông. Vua lên ngôi ngày 12 tháng 02 năm Mậu Dần (1278), đổi niên hiệu Thiệu Bảo. Trước kia Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh từng mộng thấy thần nhân trao cho hai thanh kiếm, bảo: Thượng đế có sắc, cho ngươi tự chọn lấy! Thái Hậu bất chợt bật cười, bổng được cây kiếm ngắn, do đó có thai. Gặp tháng dưỡng thai, bà chẳng chọn lựa món gì kỵ thai, nhà bếp dâng lên món chi bà cứ ăn mà thai vẫn không sao, bà biết là có sức thần trợ giúp. Đến khi Ngài sinh ra, sắc như vàng ròng, Thánh Tông đặt tên là Kim Phật.

Xem tiếp...

THÁNH ĐĂNG LỤC - VUA TRẦN THÁNH TÔNG

tranthanhtong(1240-1290)
(Được ý chỉ nơi Quốc Sư Trúc Lâm Đại Đăng)

Thánh Tông là vua thứ ba đời Trần, con của Thái Tông. Lên ngôi ngày 15 tháng 02 năm Mậu Ngọ (1258), đổi niên hiệu Thiệu Long. Bản chất hiền tài, vẻ toát ra ngoài sáng ngời, mang sẵn những điều khác thừơng, xử sự dứt khoát, vừa xem rộng mọi sách vở, lại rất tinh thông nội điển. Vua ở ngôi hai mươi năm, rồi nhường ngôi cho Nhân Tông. Sau đó xuất gia ở chùa Tư Phúc, thờ Quốc sư Đại Đăng làm thầy. Hằng ngày vua thường bàn luận với các Thiền khách, được truyền sâu ý nghĩa thiền, tự là Vô Nhị Thượng Nhân. Vua từng mở Phật Sự Đại Minh Lục, có cảm một bài thi:

Xem tiếp...

THÁNH ĐĂNG LỤC - VUA TRẦN THÁI TÔNG

tranthaitong(1218-1277)
(Được ý chỉ nơi thiền sư Thiên Phong, một vị tăng nhà Tống)

Thái Tông là vua thứ hai đời Trần, con của Thái Tổ. Lên ngôi ngày mùng 10 tháng 12 năm Ất Dậu (1226), đổi niên hiệu Kiến Trung, thiên tư khác thường, thánh học cao minh, lại thêm rất lưu tâm nơi Phật giáo. Lúc mới lên ngôi, vua tiếp nối sửa sang mỗi ngôi thứ trong thiên hạ. Đến khi Thái hậu Thánh Từ lìa đời, thì vua ở trong thời kỳ chịu tang mẹ. Qua niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ năm (1236), tức tháng tư năm Bính Thân, nửa đêm Thái Tông vượt thành sang sông đi về hướng Đông, thẳng lên chùa Vân Yên núi Yên Tử, vào tham kiến Quốc sư Trúc Lâm Viên Chứng.

Xem tiếp...

THÁNH ĐĂNG LỤC - TỰA TRÙNG KHẮC THÁNH ĐĂNG LỤC

sotoxuongnuiH.T Thích Thanh Từ   giảng

Sa môn ẩn tích Tánh Quảng Thích Điều Điều ở viện Thiền Phong, núi Tử Sầm thuật.

Buổi chiều ngày 25 cuối thu, tôi đang nhìn xuống qua cửa đá, chợt thấy một bạn thiền, pháp danh Tánh Lãng đi thẳng lên núi này, đến trước mặt tôi làm lễ rồi ngồi một bên, tôi hỏi thăm liền đáp: “Đã lên đường đi Tứ Kỳ ở Hải Dương mà đến đây”. Rồi ông lấy trong tay áo ra hai trương Thánh Đăng Lục khắc in lại cùng mấy cân giấy trắng nói với tôi: “Trước kia Sư ông là Hòa thượng Huệ Đăng lúc trụ Long Động có khắc bản quyển Lục này vào năm Ất Dậu (1705), niên hiệu Vĩnh Thịnh, đương triều đến nay đã bốn mươi sáu năm rồi. Bản đó ngày nay đã thất lạc. Giả như có môn đồ thiền học muốn tìm lại dấu vết Thánh giáo, khó lấy đâu để ấn chứng.

Xem tiếp...

THÁNH ĐĂNG LỤC - DẪN NHẬP

thanhdanglucH.T Thích Thanh Từ giảng    

Quyển Thánh Đăng Lục là quyển sách rất quan trọng đối với người tu thiền theo phái Trúc Lâm. Thiền sư Chân Nguyên nói Thánh Đăng Lục là tập tài liệu mà Ngài y cứ để viết ra quyển Thiền Tông Bản Hạnh. Trong đoạn “Dòng Thiền Trúc Lâm” Ngài viết:

            Xem Thánh Đăng Lục giảng ra,
            Kéo đèn Phật Tổ sáng hòa Tam thiên.

Xem tiếp...