headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 18/11/2024 - Ngày 18 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Kính mừng khánh thọ bách tuế Hòa thượng Tôn sư

htnhatquang-2525Hôm nay ngày mùng 8 tháng Chạp năm Nhâm Dần - 2022, là ngày truyền thống của Thiền phái Trúc Lâm, cũng là ngày thầy tròn đầy tuổi thọ bách tuế, viên mãn phúc tuệ và công đức của một thiền sư nước việt.

Tăng Ni, Phật tử thiền phái Trúc Lâm hết sức vui mừng khi Thầy trụ thế dài lâu, làm bậc tùng lâm thạch trụ cho Tăng-già thêm vững mạnh. Thầy là hiện thân của sự tiếp nối mạch nguồn Tổ tông, khiến cho dòng thiền nước Việt tuôn chảy mãi không ngừng, là bậc tông sư mô phạm cho Tăng Ni tứ chúng theo về, siêng năng tu học.

Xem tiếp...

LỜI DÂNG ĐẦU XUÂN

htthuongchieu2LỜI DÂNG ĐẦU XUÂN
Năm Tân Sửu - 2021

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni,

Cung kính bạch Thầy,

Hôm nay ngày đầu xuân năm Tân Sửu - 2021, toàn thể đệ tử chúng con cùng nhau quỳ dưới chân Thầy, thành kính chúc nguyện tuổi Phật của Thầy.

Chúng con thượng chúc Thầy…

Cung kính bạch Thầy,

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Tùng Thẩm

tstrieuchauThiền sư Tùng Thẩm
(Triệu Châu)
(778 - 897)

Sư họ Hác, quê ở làng Hác, thuộc Tào Châu. Thuở nhỏ Sư xuất gia ở Hỗ Thông viện tại bản châu, nhưng chưa thọ giới.

Triệu Châu là một vị thiền sư rất nổi tiếng của thiền tông Trung Quốc, các nơi từng ca tụng về diệu tích của ngài. Sư họ Hác sanh năm 778, viên tịch năm 897, hiệu Tùng Thẩm, thời nhân gọi là Triệu Châu Tùng Thẩm. Ngài xuất gia tại huyện nhà, chưa thọ giới mà đã đi tham vấn.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Cảnh Sầm

tscanhsamThiền sư Cảnh Sầm
(Trường Sa)

Sau khi đắc pháp nơi Nam Tuyền, Sư đến Lộc Uyển an trụ. Về sau, Sư không ở một chỗ nhất định, chỉ tùy duyên tùy cảnh giáo hóa độ sanh. Vì thế, người đương thời gọi Sư là Hòa thượng Trường Sa.

Trường Sa nghĩa là không trụ chỗ nào, tùy duyên giáo hóa khắp nơi. Ngài là đệ tử nối pháp của thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện.

Sư thượng đường dạy chúng:

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Tri Chơn

tstrichonThiền sư Trí Chơn
(782 - 865)

Sư họ Liễu, quê ở Dương Châu, xuất gia tại chùa Hoa Lâm ở bản châu. Đời Đường niên hiệu Nguyên Hòa năm đầu (806 TL), Sư đến Nhuận Châu thọ giới ở chùa Thiên Hương. Sư không thích học tập kinh luận, chỉ mộ tu Thiền.

Thiền sư Trí Chơn thời thơ ấu đã thể hiện rõ nét một con người có ý chí, có tâm ngưỡng mộ Phật pháp. Phước duyên đầy đủ, ngài xuất gia tại chùa Hoa Nam Dương Châu, thọ giới ở chùa Kim Hương Nhuận Châu, nhưng chỉ thích tu thiền, nên tìm đến thiền sư hỏi đạo.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: THIỀN SƯ HOẰNG BIỆN

tshoangbienTHIỀN SƯ HOẰNG BIỆN

Vua Đường Tuyên Tông hỏi Sư:

- Thiền tông sao có tên Nam, Bắc?

Sư đáp:

- Thiền môn vốn không có Nam, Bắc. Xưa Như Lai đem chánh pháp nhãn trao cho tổ Đại Ca-diếp, lần lượt truyền nhau đến đời thứ 28 là tổ Bồ-đề-đạt-ma. Tổ Đạt-ma sang phương này là Sơ Tổ, truyền đến vị Tổ thứ năm là Đại sư Hoằng Nhẫn. Tổ Hoằng Nhẫn mở bày chánh pháp ở Đông Sơn có hai đệ tử lỗi lạc là Huệ Năng và Thần Tú. Đại sư Huệ Năng được truyền y bát, về ở Lãnh Nam làm Tổ thứ sáu.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Vô Ngôn Thông

tsvongonthongThiền sư Vô Ngôn Thông
(? – 826)

Sư họ Trịnh, quê ở Quảng Châu, xuất gia tại chùa Song Lâm xứ Vũ Châu. Tánh Sư điềm đạm ít nói mà thông minh, nên thời nhân gọi là Vô Ngôn Thông.

Sư họ Trịnh, quê ở Quảng Châu, không biết năm sanh, chỉ biết tịch năm 826. Sư vốn ít nói, bản tánh điềm đạm nhưng rất thông minh, xuất gia ở chùa Song Lâm xứ Vũ Châu, thời nhân quí kính gọi là Vô Ngôn Thông.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Thần Tán

tsthantanSư quê ở Phước Châu, xuất gia tại chùa Đại Trung quận nhà. Sau, Sư đi hành cước gặp Bá Trượng Hoài Hải chỉ dạy được khai ngộ.

Sư trở về quê, Bổn sư hỏi:

- Ngươi rời ta đi các nơi, đã được sự nghiệp gì?

Sư thưa:

- Hoàn toàn không có sự nghiệp.

Bổn sư sai hầu hạ như trước.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Đại An

tsdaianThiền sư Đại An

(? - 883)

Sư họ Trần, quê ở Phước Châu, xuất gia lúc còn bé, ở núi Hoàng Bá chuyên học kinh luật. Sư thường tự nghĩ: “Ta tuy cố gắng nhọc nhằn mà chưa nghe được lý huyền cực”. Do đó, Sư bèn một mình du phương, định sang Hồng Châu, đi Thượng Nguyên gặp một ông già bảo Sư: “Thầy nên đến Nam Xương sẽ có sở đắc”. Sư liền đi đến ra mắt Bá Trượng.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Hy Vận

tshyvanThiền sư Hy Vận (Hoàng Bá)

(? - 850)

Sư người tỉnh Mân - Phước Kiến, Hồng Châu, thuở nhỏ xuất gia trên núi Hoàng Bá tại bản châu. Trên trán Sư có cục thịt nổi vun lên như hạt châu, âm thanh trong trẻo, ý chí cao nhàn.

Thuở nhỏ ngài đã có khí chất khác người. Trên trán có cục thịt nổi vun lên như hạt châu là tướng đặc biệt của các bậc đại nhân. Chúng ta thấy hình ảnh chư Phật, chư Bồ-tát ở các nơi như Hồng Kông, Đài Loan trên trán có búi tóc cao, gọi là kế châu. Cho nên cũng có thể xem ngài như một vị Bồ-tát tái lai. Ngài xuất gia trên núi Hoàng Bá tại bản châu.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Linh Hựu

tslinhhuu Thiền sư Linh Hựu (Quy Sơn)

(771 - 853)

Sư họ Triệu, quê ở Trường Khê, Phước Châu. Năm 15 tuổi, Sư từ thân xuất gia theo luật sư Pháp Thường ở chùa Kiến Thiện tại bản quận thế phát. Sau, Sư đến chùa Long Hưng ở Hàng Châu thọ giới. Sư học kinh, luật Đại thừa, Tiểu thừa rất uyên thâm.

Thiền sư Linh Hựu họ Triệu quê ở Trường Khê, Phước Châu. Ngài xuất gia năm 15 tuổi với luật sư Pháp Thường, như vậy ngài xuất gia ở chùa luật, chứ không phải chùa thiền. Ngài Pháp Thường là luật sư ở chùa Kiến Thiện tại bản quận.

Xem tiếp...