headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA : Thiền sư Hành Tư

tshanhtu1. Thiền sư Hành Tư

- ở núi Thanh Nguyên
(? – 740)


Sư họ Lưu, quê ở Kiết Châu, An Thành, xuất gia từ thuở bé. Mỗi khi trong chúng họp lại luận bàn đạo lý, Sư chỉ lặng thinh. Sau này, nghe Lục tổ Huệ Năng ở Tào Khê, Sư liền đến tham học.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA : TẬP 1

hanh-trang-thien-su-trung-hoaLỜI ĐẦU SÁCH

Năm xưa, những năm tháng còn ở trên núi Tương Kỳ, chúng tôi được hầu nghe đức Ân sư nói về hành trạng chư tổ. Xa từ Thượng tổ Ca-diếp, truyền xuống Phú-na-dạ-xa, Đề-bà tôn giả, Bất-như-mật-đa, Bồ-đề-đạt-ma và mạch truyền chảy vào Trung thổ.

Một Thần Quang lẫm liệt, Đạo Tín uyên thâm, chuyển hóa được cổ lão Tài Tòng, để rồi được nghe ở vùng bình nguyên Đông tự, lão Lư một thân giã gạo thành tài. Nửa đêm được truyền y bát, mười tám năm lẩn khuất trong đám lạp nhân, chông gai không thiếu, tân khổ quá thừa. Duyên xưa vừa gợi, nơi Pháp Ấn phướn động thành danh. Tổ ấn trùng quang học đồ quy tụ, công hãn mã ngàn đời thông qua. Vầng đông ló dạng, đại sĩ Tào Khê hôm nay dựng pháp tràng, lập tông chỉ. Mạng mạch này, tâm tông này uyên nguyên vô tận, Hồ Nam - Giang Tây chảy mãi.

Xem tiếp...

CHƠN KHÔNG NÔI THIỀN THẾ KỶ XX

tvchonkhongThiền tông Việt Nam cuối thế kỷ XX ra đời vào những năm 1970, khi Thiền viện Chơn Không có mặt trên núi lớn Vũng Tàu. Nhưng thật sự bắt đầu khởi sắc vào thập niên 80. Với chủ trương Thiền Giáo đồng hành, Hòa thượng Viện trưởng dần dần khai mở cho hành giả muốn tu thiền biết, thế nào là Thiền tông của Phật giáo. Bởi vì thiền là tâm Phật, kinh là lời Phật. Nếu người tu Phật mà ngôn hạnh không tương ưng thì đâu thể gọi là Thích tử. Thông qua Kinh, Luận, Sử, Ngài đã tạo được một niềm tin và một lối đi cho các Thiền sinh vững tiến. Có như thế mới mong khôi phục Thiền tông Việt Nam vốn đã chìm lặng non một thế  kỷ qua.

Xem tiếp...

TU TẬP PHẢI CÓ CÁI NHÌN THẤU ĐÁO

htthuongchieuPhật giáo luôn lấy giác ngộ giải thoát làm mục đích tối thượng. Trong quá trình tiến đến mục đích ấy, mỗi hành giả phải tự nỗ lực hành trì, ứng dụng pháp của đức Phật đã dạy vào cuộc sống tu tập của mình. Tuy nhiên sự hỗ trợ của chư Bồ-tát, các thiện hữu tri thức cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy chúng ta cần phải có một cái nhìn thấu đáo về sự tự tu, và việc hỗ trợ của các thiện hữu tri thức quanh ta đều có tầm quan trọng nhất định của nó.

Xem tiếp...

NHÌN LẠI MỘT ĐOẠN NHÂN DUYÊN

suphuHòa thượng THÍCH NHẬT QUANG

Tôi đi tu từ lúc 7 tuổi, ở chùa quê nội 3 năm. Ba năm sau, mẹ về quê ngoại, tôi lại được đưa về chùa Từ Lâm ở Trảng Bàng cho gần nhà. Cha tôi mất trong cơn bạo bệnh khi tôi vừa tròn 3 tuổi, em nhỏ còn bồng trên tay. Sự nghiệp của cha không còn, nhà tôi nghèo lại thêm nghèo. Mấy cậu dựng cho mẹ con tôi một cái chòi ở tạm. Mẹ tôi gánh lấy một cuộc dâu bể tang thương, tảo tần nuôi đàn con bữa đói bữa no trong nỗi đau của người góa phụ 25 tuổi.

Xem tiếp...

THIỀN QUAN SÁCH TẤN - THIỀN SƯ TRÍ TRIỆT BÀN VỀ TỊNH ĐỘ HUYỀN MÔN

thiensutritrietNgài dạy: Niệm Phật một hoặc ba, năm, bảy tiếng, thầm tự hỏi tiếng niệm Phật này từ đâu khởi, hoặc hỏi niệm Phật là ai? Có nghi chỉ giữ lấy cái nghi đó. Nếu chỗ hỏi không thiết tha thì nghi tình không tha thiết. Hỏi trở lại câu cứu cánh “Niệm Phật là ai?” Hỏi ít thì nghi ít. Chỉ lấy câu “Niệm Phật là ai?” xét mãi hỏi hoài.

Ngài nêu lên câu niệm Phật, cách tu ở đây là đặt câu hỏi rồi khởi nghi. Hỏi “niệm Phật là ai?” Từ đó cứ tha thiết nghi, giữ lấy cái nghi. Nếu chỗ hỏi không tha thiết thì nghi tình cũng không tha thiết.

Xem tiếp...

THIỀN QUAN SÁCH TẤN - THIỀN SƯ THIÊN NHƯ TẮC DẠY

thiensunhutacSinh không biết từ đâu đến, gọi là sinh đại. Tử không biết về đâu, gọi là tử đại.

Chúng ta thường nghe câu "Sinh tử sự đại", sự đại tức là một việc rất lớn, xưa nay chưa có người nào giải quyết được vấn đề này. Hòa thượng Trúc Lâm dạy, tu là để giải quyết cho được việc sinh tử của chính mình, chứ chưa triển khai rộng đến việc sinh tử của chúng sinh, của muôn loài như đức Phật.

Xem tiếp...

THIỀN QUAN SÁCH TẤN - THIỀN SƯ TRUNG PHONG BẢN DẠY CHÚNG

thienstrungphongbanHòa thượng tiên sư Cao Phong dạy người, chỉ dạy tham câu thoại đầu, ôm ấp trong lòng, đi tham như thế ngồi cũng tham như thế. Khi tham đến chỗ dụng lực không tới, lưu ý không được, chợt nhiên thấu đạt, mới biết thành Phật đã tự bao giờ. Một việc ấy, là do Phật tổ đã kinh nghiệm được cái tam-muội liễu sinh thoát tử vậy. Chỉ quý ở chỗ tin quả quyết và trải thời gian lâu xa không thối chuyển, quyết định sẽ được tương ưng.

Xem tiếp...

THIỀN QUAN SÁCH TẤN - THIỀN SƯ ĐOẠN NHAI NGHĨA DẠY CHÚNG

thiensudoannhainghiaNếu muốn siêu phàm nhập thánh thoát khỏi trần lao, phải nên lột da chẻ xương, dứt hẳn tái sinh, như trong tro lạnh phát lửa, cây khô nảy chồi, đâu phải là việc dễ dàng. Tôi trước kia hầu hạ Tiên sư đã nhiều năm, mỗi khi bị đánh phạt, tâm không khởi một niệm xa lìa. Cho đến ngày nay khi gặp những việc đau khổ, bất giác nhớ đến Thầy mà rơi nước mắt! Đâu phải như các ông hiện giờ, gặp một việc khổ nhỏ là bỏ thầy ra đi không thèm ngó trở lại!

Thiền sư Đoạn Nhai Nghĩa nhắc lại cuộc đời tu hành của mình. Ngài dạy: Nếu muốn siêu phàm nhập thánh thoát khỏi trần lao, phải nên lột da chẻ xương, dứt hẳn tái sanh, như trong tro lạnh phát lửa, cây khô nảy chồi, đâu phải là việc dễ dàng.

Xem tiếp...

THIỀN QUAN SÁCH TẤN - THIỀN SƯ THIẾT SƠN ÁI DẠY

thiensuthietsonSơn tăng mười ba tuổi biết được Phật pháp, mười tám tuổi xuất gia, hai mươi tuổi làm tăng. Trước đến Thạch Sương, được Am chủ dạy luôn luôn quán chót mũi trắng, tâm được thanh tịnh. Sau có vị tăng từ Tuyết Nham đến, trình bày phương pháp tọa thiền do ngài Tuyết Nham dạy. Xét lại công phu của tôi chưa từng được qua lối ấy. Nhân đó, tôi đến Tuyết Nham. Ngài dạy thực hành công phu chỉ đề một chữ Không. Tôi y đó tu tập, đến đêm thứ tư toàn thân mồ hôi ra ướt dầm, được mười phần trong sáng. Kế vào tăng đường, tôi không nói chuyện với ai, chỉ chuyên tâm vào sự tọa thiền.

Xem tiếp...

THIỀN QUAN SÁCH TẤN - THIỀN SƯ CAO PHONG DIỆU DẠY CHÚNG

thiensucaophongdieuViệc này chỉ cần người có tâm tha thiết, vừa phát tâm tha thiết chân nghi liền khởi. Nghi qua, nghi lại, không nghi tự nghi, từ sáng đến chiều vuốt đầu rút đuôi làm thành một khối. Khuấy không động, đuổi không đi, sáng suốt linh diệu, thường hiện ở trước, đây là khi đắc lực.
Việc này chỉ cần người có tâm tha thiết, vừa phát tâm tha thiết chân nghi liền khởi. Người tham thoại đầu phải làm sao đề khởi được chân nghi. Muốn chân nghi hiện tiền, phải làm sao phát khởi được tâm tha thiết. Cũng vậy, muốn hết ngủ gật và tán loạn, phải tu hành miên mật. Muốn tu hành được miên mật, phải tỉnh sáng và nhất tâm. Điểm giống nhau giữa pháp tham thoại đầu và cách thức tu hành của chúng ta là phải có tâm tha thiết. Tâm tha thiết đầy đủ, hiện tiền thì chân nghi hiện.

Xem tiếp...