headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/11/2024 - Ngày 19 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

THIỀN QUAN SÁCH TẤN - THIỀN SƯ TRÍ TRIỆT BÀN VỀ TỊNH ĐỘ HUYỀN MÔN

thiensutritrietNgài dạy: Niệm Phật một hoặc ba, năm, bảy tiếng, thầm tự hỏi tiếng niệm Phật này từ đâu khởi, hoặc hỏi niệm Phật là ai? Có nghi chỉ giữ lấy cái nghi đó. Nếu chỗ hỏi không thiết tha thì nghi tình không tha thiết. Hỏi trở lại câu cứu cánh “Niệm Phật là ai?” Hỏi ít thì nghi ít. Chỉ lấy câu “Niệm Phật là ai?” xét mãi hỏi hoài.

Ngài nêu lên câu niệm Phật, cách tu ở đây là đặt câu hỏi rồi khởi nghi. Hỏi “niệm Phật là ai?” Từ đó cứ tha thiết nghi, giữ lấy cái nghi. Nếu chỗ hỏi không tha thiết thì nghi tình cũng không tha thiết.

 Hỏi ít thì nghi ít. Chỉ lấy câu “niệm Phật là ai?” xét mãi hỏi hoài. Nghi hoài trong phạm vi câu “niệm Phật là ai?” Đặt câu hỏi, nhưng mục đích là đề khởi nghi tình. Thay vì bên Tịnh tông niệm Nam-mô A-di-đà Phật bình thường, ở đây dùng câu niệm Phật như một thoại đầu, các ngài tự đặt thành câu hỏi “niệm Phật là ai?” Hỏi như vậy để đề khởi nghi tình, chứ không phải để suy nghĩ trả lời. Như hỏi: “Con chó có Phật tánh không?” Thiền sư đáp: “Không.” Đây là cách đặt vấn đề để đề khởi nghi tình. Mục đích là làm sao đề khởi được nghi tình, chứ không tìm hiểu ý nghĩa câu “con chó có Phật tánh không?”

Trở lại cách dạy của ngài Trí Triệt, dùng câu niệm Phật để vào đạo. Ngài đặt câu hỏi: “ai niệm Phật?” hay “niệm Phật là ai?” Tại sao đặt câu hỏi như vậy? Vì muốn hành giả đề khởi cái nghi. Phải chuyên trong ngành này mới biết rõ, chúng ta không tu khán thoại đầu, không dám lạm bàn sợ nói sai.
 

- HT Thích Nhật Quang -

[ Quay lại ]