headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Nghĩa Trung

tsnghiatrungThiền sư Nghĩa Trung - (Tam Bình)

Sư họ Dương, quê ở Phước Châu. Ban sơ, Sư đến tham vấn Thạch Củng Huệ Tạng.

Ngài Nghĩa Trung Tam Bình họ Dương quê ở Phước Châu, có duyên đến với đạo tràng, ngộ đạo nơi thiền sư Thạch Củng.

Thạch Củng chuyên giương cung lắp tên để giáo hóa đồ chúng. Sư vào pháp hội, Thạch Củng bảo:

- Xem mũi tên đây!

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Vô Học

tsvohocThiền sư Vô Học - (Thúy Vi)

Sư đến hỏi Đơn Hà:

- Thế nào là thấy chư Phật?

Đơn Hà quở:

- Thật tự đáng thương, cần thiết cầm khăn lau làm gì?

Sư lùi ba bước.

Đơn Hà bảo:

- Lầm!

Sư tiến tới ba bước.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Sa-di Cao

sadicaoKhông biết tung tích và quê quán của Sư thế nào. Chỉ biết khi Sư mới đến tham vấn Dược Sơn, Dược Sơn hỏi:

- Ở đâu đến?

Sư thưa:

- Ở Nam Nhạc đến.

- Đi lại đâu?

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Đức Thành (Hoa Đình Thuyền Tử)

tsducthanhSư người tiết tháo tuyệt vời, độ lượng xuất chúng. Nơi Dược Sơn, Sư được tâm ấn, cùng Đàm Thạnh, Viên Trí là bạn đồng học thâm giao.

Thiền sư Đức Thành có hiệu là Hoa Đình Thuyền Tử. Hoa Đình là tên bến đò, Thuyền tử là người chèo thuyền. Ngày xưa Hòa thượng dạy tới thiền sư Hoa Đình, thầy trò chúng tôi có nhiều cảm khái về cuộc đời, nhân duyên, phong cách giáo hóa của ngài.

Đoạn sử giới thiệu về thiền sư Đức Thành cũng khá thú vị. Sanh quán của ngài ở đâu chúng ta không được biết, chỉ biết đây là người tiết tháo tuyệt vời, độ lượng xuất chúng. Một vị có khí lượng đặc biệt. Nơi pháp hội ngài Dược Sơn Duy Nghiễm, Sư được tâm ấn, cùng các vị Đàm Thạnh, Viên Trí là bạn đồng liêu rất thông cảm nhau.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Viên Trí (Đạo Ngô)

tsvientri(Đạo Ngô)1- (768 - 835)

Sư họ Trương, quê ở Hải Hôn, Dự Chương. Lúc nhỏ, Sư theo Hòa thượng Bàn xuất gia và thọ giới. Sau, Sư đến pháp hội Dược Sơn thầm được tâm ấn.

Sư họ Trương quê ở Hải Hôn, Dự Chương, xuất gia và thọ giới từ nhỏ. Sau đến pháp hội thiền tông của ngài Dược Sơn thầm được tâm ấn.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Đàm Thạnh (Vân Nham)

tsdamthanh Thiền sư Đàm Thạnh (Vân Nham)
 (782 - 841)

Sư họ Vương, quê ở Kiến Xương, Chung Lăng. Lúc nhỏ, Sư xuất gia tại Thạch Môn. Ban đầu, Sư đến tham học với Bá Trượng Hoài Hải ngót hai mươi năm mà chưa ngộ huyền chỉ. Bá Trượng quy tịch, Sư đến tham học với Dược Sơn Duy Nghiễm.

Thiền sư Đàm Thạnh quê ở Kiến Xương Chung Lăng, học đạo nơi tổ Bá Trượng Hoài Hải hai mươi năm mà chưa ngộ được huyền chỉ. Sau đó, ngài đến pháp hội của thiền sư Duy Nghiễm ở Dược Sơn. Đàm Thạnh là tên của Ngài, còn Vân Nham là tên núi. Người đời kính trọng gọi thiền sư Vân Nham.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Cư sĩ Bàng Uẩn

cusibanguanCư sĩ Bàng Uẩn

Ông người huyện Hành Dương, Xung Châu, tự là Đạo Huyền, gia thế chuyên nghiệp Nho, đời sống rất thanh đạm, hiểu ngộ ít phần trần lao, quyết chí cầu giải thoát.

Cư sĩ Bàng Uẩn gia thế theo nghiệp Nho, đời sống thanh đạm. Nhận được trần lao tạm bợ không thật, nên quyết chí cầu giải thoát.

Đã không thật thì cầu giải thoát làm gì? Không thật mà tưởng là thật, dính mắc, nên mới cầu giải thoát. Từ một vật dụng hết sức nhỏ mà có tên mình trong đó là vướng mắc. Cái đơn của tôi, cái chén của tôi, cái bánh của tôi… ai đụng tới mà chưa có sự đồng ý của tôi thì rối rắm.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Tề An

tsteanThiền sư Tề An

Sư họ Lý, quê ở quận Hải Môn. Khi Sư ra đời có hào quang chiếu đầy nhà, lại có vị tăng lạ đến nói: “Sứ giả dựng cờ vô thắng, xoay mặt trời Phật soi trở lại, đâu không phải người này.” Lớn lên, Sư xuất gia với thiền sư Vân Tông tại bản quận.

Sau, Sư nghe Mã Tổ giáo hóa ở núi Cung Công, bèn tìm đến yết kiến. Mã Tổ thấy Sư có tướng lạ liền thâu nhận và cho vào thất thầm dạy chánh pháp.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Bảo Triệt

tsmacocThiền sư Bảo Triệt
(Ma Cốc)

Thiền sư Bảo Triệt còn có hiệu là Ma Cốc, một trong những vị thiền sư nổi tiếng đương thời. Cốc là hang, ma là một loại cây gai, vỏ có thể làm sợi dệt vải. Vì Ngài ở hang núi có loại cây gai này, thời nhân kính trọng lấy tên hang làm hiệu của ngài, gọi là thiền sư Ma Cốc.

Sau khi xuất gia, Sư tham kiến Mã Tổ Đạo Nhất và được đắc pháp. Sau Sư về núi Ma Cốc, Bồ Châu Sơn Tây hoằng dương Phật pháp.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Như Hội

tsnhuhoiThiền sư Như Hội
(742 - 821)


Sư quê ở Thủy Hưng, Khúc Giang. Ban sơ đến tham vấn Cảnh Sơn, sau mới đến yết kiến Mã Tổ. Nơi Mã Tổ, Sư ngộ yếu chỉ Thiền tông.

Thiền sư Như Hội quê ở Khúc Giang, ban đầu tham học nơi ngài Cảnh Sơn, về sau yết kiến Mã Tổ, nhận được yếu chỉ thiền tông. Nhiều vị thiền tử đến với Mã Tổ đều được ngộ đạo, cho nên thời nhân gọi nơi đây là trường thi Phật. Thiền sư Như Hội cũng nằm trong số đó.

Xem tiếp...

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Duy Khoan

tsduykhoanThiền sư Duy Khoan
(755 - 817)

Sư họ Chúc, quê ở Tín An, Cù Châu. Lúc 13 tuổi, Sư thấy người sát sanh, bất nhẫn không nỡ ăn thịt, cầu xin xuất gia. Xuất gia rồi, lúc đầu Sư học Luật, kế tập tu chỉ quán. Sau, Sư tìm đến yết kiến Mã Tổ, nơi đây Sư ngộ được tâm yếu.

Nhân duyên phát tâm xuất gia của ngài thật giản dị. Thấy chúng sanh bị giết hại, ngài đau xót không nở ăn thịt chúng, nên phát tâm xuất gia. Điều này chứng tỏ lòng từ bi của ngài đã có từ thuở nhỏ, túc duyên tu hành cũng sâu dày, nên nhân duyên xuất gia thật trong sáng, nhẹ nhàng.

Xem tiếp...