NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM-Lời dạy của ngài Viễn Công
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 14 Tháng mười một 2014 13:21
- Viết bởi Super User
1. Đức tự cường
Trong trời đất thực có những vật dễ sinh, nhưng nếu một ngày ấm mà mười ngày lạnh thì chưa thấy vật nào có thể sinh được. Diệu đạo vô thượng rõ ràng ở nơi tâm và ngay trước mắt mình, nên cũng dễ thấy được. Song, điều cốt yếu là chí phải bền, làm phải tận lực thì ngay nơi mình đứng ngồi cũng có thể mong đợi là đạt tới được. Nếu một ngày tin, mười ngày ngờ, sớm siêng, tối nản, thì không những ngay trước mắt khó thấy mà tôi sợ rằng suốt đời cũng vẫn xa cách diệu đạo vậy”.
Ở đây nói về đức tự cường. Đối với việc tu hành, chúng ta không thể tu quyết tử trong thời gian một tháng, hai tháng là xong được, mà phải có sức mạnh ý chí, sức mạnh tự lực tự cường. Nuôi dưỡng sức mạnh này liên tục mới đi đến thành công. Ngài bảo ở trong trời đất có nhiều vật rất dễ sinh, nhưng dù vật dễ sinh cách mấy mà gặp thời tiết trở nghịch, một nắng mười mưa cũng khó có thể tồn tại, nói chi đến nẩy mầm, sinh trưởng.
NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM-Lời dạy của Hòa thượng Đại Giác Liễn
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 26 Tháng mười 2014 12:55
- Viết bởi Super User
1. Học vấn
Vật không giũa không thành vật, người không học không biết đạo. Nay biết người xưa, sau biết được trước, hay bắt chước, dở tự răn. Xem qua sự lập thân nổi tiếng ở đương thời của các bậc tiền bối ít có ai là không do sự học vấn mà thành đạt được.
Người xuất gia mà không chịu học hỏi đạo lý thì lấy gì tu hành, lấy gì hướng dẫn Phật tử. Ở ngoài đời cũng vậy, một dân tộc thiếu học vấn thì dân tộc đó khó giữ được truyền thống quý báu của dân tộc mình.
NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM-Lời Dạy của Hòa Thượng Minh Giáo Tung
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 02 Tháng mười 2014 13:50
- Viết bởi Super User
1. Đạo đức
Tôn không có gì tôn hơn đạo, đẹp không có gì đẹp hơn đức. Giữ được đạo đức, tuy là người thất phu nhưng không phải là kẻ cùng khổ. Không giữ được đạo đức, tuy là người cai trị thiên hạ, nhưng không phải là người lương thiện. Xưa kia ông Bá Di và ông Thúc Tề là người chết đói trên núi Thú Dương, nay đem so sánh phần đạo đức của hai ông ấy, ai cũng đều hoan hỷ. Ngược lại, xưa kia vua Kiệt, vua Trụ, vua U, vua Lệ, là những vị nhân chủ, nay đem so sánh phần đạo đức của các vua ấy, ai cũng đều phẩn nộ. Vì vậy người tu học chỉ lo mình không đầy đủ đạo đức, chứ đừng lo mình sẽ không có quyền thế và địa vị.
NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 20 Tháng chín 2014 09:27
- Viết bởi Super User
Ba tháng mùa hạ, chư Tăng Ni cùng nhau hòa hợp tu học trong một trú xứ thế này, thật là phúc duyên lành cho chúng ta. Huynh đệ được gặp nhau, cùng trao đổi, tu tập để đi đến giác ngộ giải thoát cho chính mình và giúp mọi người cùng được như vậy. Đó là tuân thủ đúng theo quy chế tùng lâm từ nghìn xưa. Điều này thật vô cùng quý báu, cần được duy trì và phát huy ngày càng tốt đẹp hơn.
Công phu trong mùa An cư
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 05 Tháng tám 2014 12:26
- Viết bởi Super User
Ba tháng mùa hạ, huynh đệ cùng nhau hòa hợp tu học trong một trú xứ, thật là duyên lành cho chúng ta. Huynh đệ gặp nhau, cùng trao đổi, tu tập để đi đến giác ngộ giải thoát cho chính mình và giúp mọi người cùng được như vậy. Đó là tuân thủ đúng theo quy chế tùng lâm từ nghìn xưa. Điều này thật vô cùng quý báu, cần được duy trì và phát huy ngày càng tốt đẹp hơn.
Đối với giáo lý đạo Phật, nếu chúng ta chịu tu hành thì dù bất cứ pháp môn nào cũng có thể giải thoát, cũng có thể thành Phật. Kinh Tứ Thập Nhị Chương ghi lại, có một vị Tỳ-kheo hỏi Phật:
- Bạch đức Thế Tôn, làm thế nào người xuất gia như chúng con có thể biết được túc mệnh và có thể đến được chí đạo?
Vững tiến
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 12 Tháng bẩy 2014 13:19
- Viết bởi Super User
Chúng ta đã gan dạ phát tâm xuất gia, thệ nguyện phát túc siêu phương, trên cầu Phật đạo, dưới cứu vớt muôn loài. Đây không phải là chí nguyện nhỏ mà là đại hạnh, đại nguyện. Phải là những con người xuất cách, mang tâm hồn lớn đi vào đời mới dám nghĩ dám làm như thế. Ý thức rõ điều này sẽ giúp chúng ta không đánh mất định hướng và bản hoài của mình trong suốt một đời tu hành.
Một chút tâm tình
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 02 Tháng sáu 2014 12:39
- Viết bởi Super User
Từ bé thơ Thầy được vào chùa, trải qua nhiều trường Phật học, cho tới bây giờ Thầy vẫn chưa rời khỏi Tăng đoàn, rời khỏi đại chúng ngày nào. Vì thế hơi thở của đại chúng cũng chính là hơi thở của Thầy. Hoà quyện. Cảm thông. Chân thành. Thầy nghĩ đây là phúc duyên lớn của mình.
Đến với trường, Thầy cũng chỉ như thế. Là một người thầy, một người bạn, một người anh em sâu nặng đạo tình Linh sơn cốt nhục. Tuy cũng có đôi lúc mệt mỏi vì tuổi già sức yếu, nhưng chưa bao giờ Thầy dám khởi niệm rời bỏ Tăng Ni, coi như rời bỏ con đường tu tập.
ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ GIÁO HÓA CỦA ĐỨC PHẬT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 08 Tháng năm 2014 12:39
- Viết bởi Super User
HT Thích Nhật Quang
Hôm nay là ngày kỷ niệm đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đản sanh lần thứ 2541, quý Phật tử về chùa mừng đại lễ Phật đản, để tưởng nhớ đến đức Giáo Chủ của chúng ta, chúng tôi xin được nhắc lại vài nét về cuộc đời và sự giáo hóa của đức Phật.
Thứ nhất là về cuộc đời của đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni. Thứ hai là những đạo lý mà Ngài đã chứng nghiệm được sau khi từ bỏ lợi dưỡng dục lạc thế gian. Điểm sau cùng tôi muốn nêu lên là tinh thần tu hành của người Phật tử đối với đạo lý Phật dạy qua con đường Thiền.
HẠNH NGUYỆN NGƯỜI CON PHẬT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 23 Tháng tư 2014 12:36
- Viết bởi Super User
Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam khoảng thế kỷ thứ III cho đến nay, trải qua bao biến động thăng trầm nhưng sức sống và ánh sáng đạo pháp vẫn tuôn chảy lan tỏa khắp nơi, đem đến nguồn an vui hạnh phúc cho biết bao thế hệ Phật tử Việt Nam. Thành tựu ấy có được là nhờ sự có mặt và tiếp nối truyền thừa không gián đoạn của những bậc danh tăng nước Việt. Nên biết mạng mạch của đạo pháp nằm ở Tăng bảo, những bậc Tổ sư tiền bối chân tu thực học, giới đức kiêm ưu, đạo hạnh tỏa sáng.
An tâm tu học
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 23 Tháng ba 2014 10:03
- Viết bởi Super User
Hôm nay, chúng ta cùng chia sẻ với nhau về công phu hành trì hàng ngày. Tuy ta học hiểu và nói được lời Phật dạy nhưng thực sự không dễ dàng gì áp dụng đúng như điều mình đã nói. Thời gian mới vào thiền viện, tôi đã dồn hết tinh thần, tấm lòng và ý chí để thực hành lời dạy của Hòa thượng Ân sư, mà cũng không hoàn toàn như ý nguyện. Nếu có được thì chất lượng chẳng là bao.
Hòa thượng dạy: “Hãy tự dừng lại và nhận ra tâm bất sanh bất diệt của mình”. Câu nói đó biểu hiện đầy đủ công phu cũng như sinh hoạt tu học hàng ngày, nhưng chừng bao lâu chúng ta mới thực hiện được ?
XUÂN QUÊ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 17 Tháng Hai 2014 15:08
- Viết bởi Super User
Sãi già tu hành trăm điều vụng quê. Ngày ngày chỉ biết khêu sáng ngọn đèn tâm của mình dâng lên cúng dường mười phương hiền thánh, lịch đại Tổ sư. Chính ngọn đèn tâm này là mạng mạch của Phật pháp, là chỗ chân truyền xưa nay. Do đó bậc thức giả trong Tông môn phải nên gánh vác việc này. Một việc này nếu chưa hoàn tất, mà chỉ Đông chỉ Tây chạy lăng xăng bên ngoài, đó chỉ là ta tự dối ta mà thôi, hoặc ta là kẻ đếm của báu cho người, cam phận nghèo thiếu suốt kiếp. Đáng thương thay!