headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

CHÂN KHÔNG VÀ TÔI      

Tôi nhớ lại giai đoạn đầu khi lên núi tu học với Hòa thượng Trúc Lâm, quê hương của thiền tăng vốn không đông người. Một ngôi chùa đơn sơ nằm bên triền núi, phía trước nhìn thấy thành phố Vũng Tàu, nhưng cổng ngoài thì lúc nào cũng khóa kín. Do vậy huynh đệ chúng tôi sống rất an ổn, cảnh núi rừng cô tịch luôn thuận lợi cho việc tu hành. Từng lời dạy của Thầy huynh đệ cảm nhận sâu lắng. Tất cả đều vâng theo sự chỉ giáo này và xem Thầy như một người cha.

Xem tiếp...

CỐ GẮNG

Kính thưa đại chúng!

Buổi học chiều hôm nay tôi có một điều muốn nhắc nhở thêm cho chư huynh đệ. Mỗi chúng ta nên biết tự cố gắng và cố gắng hơn một chút. Thưa cố gắng cái gì? Cũng chỉ là những việc thường ngày trong đời sống của chúng ta mà thôi. Không có gì mới lạ đâu.

Xem tiếp...

CHỦ YẾU LÀ NHẬN ĐƯỢC TÂM

Kính thưa đại chúng,

Cách đây khoảng hơn nửa tháng có mấy vị Phật tử đến thăm tôi và nêu ra một số vấn đề tu học. Lời đầu tiên các vị nói rằng: “Thầy thuyết pháp rất dễ nghe và luôn nhắc tới công phu tu hành, nhắc về tâm, nhưng thực tình có một số huynh đệ chúng con dù cố gắng hết sức vẫn không biết tâm mình là gì? Vậy kính mong Thầy hoan hỷ chỉ cho chúng con biết đâu là chân tâm của chúng con, làm sao nhận ra và sống được với tâm đó”.

Xem tiếp...

CÁCH TRỊ PHIỀN NÃO

Chiều nay là buổi thỉnh nguyện của thiền viện, sẵn việc Thầy đến đây thăm, có câu chuyện chia sẻ với đại chúng. Thiền viện đang xây dựng, chư huynh đệ mới ra lãnh trọng trách, chúng vào tu cũng mới, các vị tịnh nhân cư sĩ, ở gia đình chỉ biết đi học và vòi vĩnh tiền bạc của cha mẹ để đóng học phí hay ăn quà. Bây giờ phát tâm vào chùa tu, sống đời sống tập thể, làm quen với nếp sinh hoạt thiền môn nên các con còn bỡ ngỡ chưa quen. Nếp sống sinh hoạt tập thể này mang tính cộng trụ, vì vậy Lục hòa là xương sống, là tham mưu chỉ đạo cho cuộc sống của chúng ta.

Xem tiếp...

NHÌN LẠI MÌNH

Nhìn lại mình là pháp tu gốc của đạo Phật, đặc biệt của những hành giả tu thiền. Do thấy được mình, chúng ta mới mãnh tỉnh khắc phục những khiếm khuyết, nỗ lực tu hành, chiến thắng mọi bất an bất ổn trong lòng.

Nhìn lại mình để thấy rõ mình đang ở đâu, làm gì. Là Phật tử chúng ta phải làm việc Phật làm, tu theo phương pháp Phật tu. Mỗi khi nhìn lại chúng ta sẽ thấy mình còn nhiều cù cặn tăm tối, bất an bất ổn. Nếu không đả thông được những tồn đọng này, chúng ta sẽ gây tạo tác nhân không tốt. Tác nhân không tốt thì hậu quả sẽ không tốt.

Xem tiếp...

Đại Thiên Ma

Chánh Văn:

Loại ma này chẳng giống các ma kể trên. Đây là người tu hành chân chánh sắp được chứng đạo. Tâm tinh đã thông hợp, trạm nhiên chẳng động, khiến bọn thiên ma và các quỷ thần thảy đều kinh hoảng, cung điện của chúng sụp đổ, cõi đại địa chấn động. Ma chúa mất hồn, ma dân té hoảng. Các loài ma mị, phần nhiều có ngũ thông, bọn chúng kéo đến não loạn hành nhân, làm cho chẳng vào được vị Thánh. Chúng biến các cảnh quái dị, và các cảnh dục làm rối loạn tâm định của hành giả. Nếu trong tâm hành giả vừa có mảy may niệm thủ xả, thì bọn ma kia nắm được tiện lợi. Hành giả sẽ bị hại, tự phát điên cuồng cho rằng mình thành Phật. Hiện đời không thoát khỏi vương pháp, khi chết sa vào ngục Vô gián.

Xem tiếp...

Ma hôn trầm

Chánh Văn:

Tức là chướng ngại của ngủ nghỉ quá nhiều. Nếu người tu hành không tự rèn luyện để thời gian ngủ nghỉ quá nhiều, thì chân tâm chẳng sáng, tánh tuệ lặng chìm, sẽ rơi vào chỗ mờ tối, núi đen hang quỷ. Nguyên nhân nào mà ngủ nghỉ nhiều sanh chướng như thế ?

Đấy cũng bởi do ăn nhiều, dùng toàn chất vị đậm đà. Nói nhiều tổn hơi, thân nhọc, tỳ khốn tinh thần không minh mẫn, hơi trược hỗn loạn. Kẻ ngu si nhiều bực tức, lại lười nhác buông lung, chẳng nhớ việc sanh tử, chỉ thích cái vui giả tạm.

Xem tiếp...

Ma bệnh khổ

Chánh Văn:

Đây là khổ chướng. Thân có nhiều bệnh tật là do nghiệp nặng, hoặc tự mình làm mất sự điều hòa, biến sanh các thứ bệnh, làm cho người học đạo tu hành chẳng an, chẳng thọ dụng được pháp lạc thù thắng. Nay xin nêu dẫn một vài điều thiết yếu để người tu hành đề phòng.

Trước nhất phải điều hòa tỳ vị, chỉ nên dùng những thức thích hợp với cơ thể. Bớt ăn những vị quá đậm đà. Chớ ăn đồ sống và lạnh, khi đói chớ tụng đọc, lúc no chớ làm việc nặng. Sau khi ăn, không nên ngủ liền. Về đêm chớ ăn no quá.

Xem tiếp...

Ma khẩu nghiệp

Chánh văn:

Ma này là cuồng chướng. Người tu mà chẳng kiểm điểm ngôn ngữ của mình, mặc ý cao đàm hùng biện, làm tổn thần lao niệm, sẽ mất thiền định chân chánh. Nhân sao mà khẩu nghiệp có lỗi lớn như thế ? Bởi hay đàm huyền thuyết diệu, giảng giáo nói tông. Khoe mình đắc ngộ, chê người ngu mê. Luận chỗ hay dở, nói điều phải quấy của người. Ngâm ca thi phú, nói bừa những việc không đâu. Bình nghị những việc hưng phế xưa nay của quốc gia. Xưa thì cho là người hiền mà ngu, nay thì bảo là người hung mà giỏi.

Xem tiếp...

Ma vọng tưởng

Chánh Văn:

Ma vọng tưởng này là tự chướng. Tự chướng chẳng không, thì dòng sanh diệt tiếp nối. Điên đảo tán loạn, che chướng bản tâm, do đó người tham thiền cần lưu tâm nhiều ở điểm này. Nay xin đưa ra một vài vọng chướng tiêu biểu để trình bày, như :

Xem tiếp...

Ma Tà Kiến

Chánh Văn

Ma này thường gọi là chấp chướng. Người tu thiền định nếu muốn khỏi rơi vào định tà, thì phải dứt tà kiến. Vì sao tà kiến làm mất chánh định như thế ?

Bởi các cố chấp như : Chấp tánh chẳng hoại, gọi là chấp có. Chấp tánh vốn không, gọi là chấp không. Chấp vốn bất tử, gọi là chấp thường. Chấp theo hơi hám diệt, gọi là chấp đoạn. Chấp không sanh ra có, là kiến chấp thuộc tự nhiên. Chấp khí hóa ra hình, là thuộc chấp tà nhân… Như thế gồm các loại cố chấp chẳng có, chẳng không, tức có, tức không và tất cả tà chấp, tà kiến, nhân duyên, tự nhiên, đều chẳng rời hai đầu có không đoạn thường, tự chướng bản lý, dần dần sa vào các ngỏ tẽ.

Xem tiếp...