headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 06/11/2024 - Ngày 6 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Ma hôn trầm

Chánh Văn:

Tức là chướng ngại của ngủ nghỉ quá nhiều. Nếu người tu hành không tự rèn luyện để thời gian ngủ nghỉ quá nhiều, thì chân tâm chẳng sáng, tánh tuệ lặng chìm, sẽ rơi vào chỗ mờ tối, núi đen hang quỷ. Nguyên nhân nào mà ngủ nghỉ nhiều sanh chướng như thế ?

Đấy cũng bởi do ăn nhiều, dùng toàn chất vị đậm đà. Nói nhiều tổn hơi, thân nhọc, tỳ khốn tinh thần không minh mẫn, hơi trược hỗn loạn. Kẻ ngu si nhiều bực tức, lại lười nhác buông lung, chẳng nhớ việc sanh tử, chỉ thích cái vui giả tạm.

 Người dụng công tu hành, phải khắc tỉnh tinh tiến, noi gương người xưa, dùng dùi đâm bắp thịt, đun đầu vào gốc cột, lạy Phật và đốt đèn, đi kinh hành chỗ hiểm, thân chịu khó mài luyện, ma ngủ mới nhẹ dần. Kẻ thiếu khổ luyện, lại hay mặc tình rong rêu, chân tâm bị mờ tối. Những người tu thiền, dũng mãnh hàng phục chướng này.

Giảng:

Loại ma thứ chín này tức là chướng ngại của ngủ nghỉ quá nhiều. Nếu người tu hành không tự rèn luyện để thời gian ngủ nghỉ quá nhiều, thì chân tâm chẳng sáng, tánh tuệ lặng chìm, sẽ rơi vào chỗ mờ tối, núi đen hang quỷ. Nguyên nhân nào mà ngủ nghỉ nhiều sanh chướng như thế ?

Đấy cũng bởi do ăn nhiều, dùng toàn chất vị đậm đà. Nói nhiều tổn hơi, thân nhọc, tỳ khốn tinh thần không minh mẫn, hơi trược hổn loạn. Kẻ ngu si nhiều bực tức, lại lười nhác buông lung, chẳng nhớ việc sanh tử, chỉ thích cái vui giả tạm. Người dụng công tu hành, phải khắc tỉnh tinh tiến, noi gương người xưa, dùng dùi đâm bắp thịt, đun đầu vào gốc cột, lạy Phật và đốt đèn, đi kinh hành chỗ hiểm, thân chịu khó mài luyện, ma ngủ mới nhẹ dần. Kẻ thiếu khổ luyện, lại hay mặc tình rông rêu, chân tâm bị mờ tối. Những người tu thiền, dũng mãnh hàng phục chướng này.

Ma hôn trầm là một loại ma rất khó trị trong nhà thiền. Nó luôn kèn cựa công phu tu hành của chúng ta và không tha bất cứ ai. Ma vọng tưởng sôi nổi, dữ dằn, tưởng như không có cách gì trị nó, nhưng thật ra nếu công phu liên tục thì khắc phục ma vọng tưởng không khó. Qua giai đoạn sôi nổi cam go đó thì đến quãng êm ả, thoải mái, bình yên. Đến giai đoạn này hành giả vừa ngồi là hai mắt lim dim khép lại, y như từ bi lắm nhưng một hồi thì chao đảo. Đó là ma hôn trầm dẫn.

Đối với những người công phu sâu dày, được yên lắng chừng nào thì ma hôn trầm càng dữ dằn chừng nấy. Cho nên tùy theo mức độ công phu, tùy theo căn nghiệp của mỗi hành giả, chúng ta khéo trị thì mới đuổi được ma. Cho nên cần phải có sức tỉnh mạnh mới điều phục được loại ma hôn trầm. Khi ngồi yên lắng mà thiếu tỉnh giác thì ma hôn trầm hoành hành dữ dội. Trong giai đoạn chúng ta cố gắng phấn chấn.

Người xưa dạy hạ thủ công phu tu thiền cần phải phấn chấn, tỉnh táo, tiến tới thì mới đẩy lùi được ma hôn trầm. Đối với loại ma này nếu chúng ta lầm nhận, vui thích trong sự yên lắng, tịch mịch thì ma hôn trầm sẽ nhận chìm, không biết bao giờ mới ngoi đầu lên.

Hành giả có khi mới vào thiền, ngồi ngay ngắn, điều hòa hơi thở, bắt đầu pháp tu điều tâm thì nghe thoải mái yên lắng. Nhưng sau đó mất tỉnh, mất tự chủ bị ma hôn trầm dẫn hồi nào không hay. Thân chao đảo gục gặc, hiện ra oai nghi thô tháo như thế mà mình cũng không biết. Hành giả cần phải gắng gổ lắm mới chấn chỉnh được. Khi này những đau đớn của thân bớt nhiều, chỉ có sự chìm lặng thì nặng nề tăm tối như tường đồng vách sắt. Cho nên nói ngồi thiền mà bị hôn trầm thì cũng như đi trong hang quỷ.

Trong thiền đường có những vị sợ tiếng động. Đây là hạng mới tập công phu. Đối với những thiền sinh có chút ít công phu, họ không sợ tiếng động. Những người này cần có sự kích động tiếng quạt máy, tiếng nổ của thiền bản… Bởi vì các âm thanh này sẽ hỗ trợ cho lực tỉnh được mạnh lên, nếu không rất dễ chìm vào hôn trầm. Lặng lặng mà không tỉnh thì ngủ gục mê mờ. Tỉnh tỉnh mà không lặng thì điên đảo loạn tưởng. Đây là hai gộng của cây kềm, hành giả rất khó thoát ra. Có người lặng lặng mà ngủ gục, có người tỉnh tỉnh mà ngược xuôi năm trên năm dưới đầu nàyï đầu nọ, không biết con trâu mình đi tới đâu.

Nhìn lại cho cùng, Phật nói mình vọng tưởng, Tổ nói mình điên đảo, thật không sai tí nào cả. Quả nhiên chúng ta si mê, hết lao theo vọng tưởng lại chìm trong hôn trầm. Biết rõ đó là những sự kiện chính của mình chứ không phải của ai cả. Thế nhưng muốn dừng lại mà dừng không được là tại sao ? Tại chưa quyết tâm, chưa quyết tử.

Người tha thiết tu hành, khi nhìn thấy điểm yếu của mình thì quyết lòng sửa đổi. Bởi yếu cho nên dễ dàng chấp nhận tất cả hiện tượng bên ngoài. Bởi yếu cho nên chủ lực của mình mất đi, rồi bao nhiêu cái thứ khác bu bám làm cho mình điên đảo vọng tưởng. Bởi yếu cho nên mình không thiền định được gì cả. Bởi yếu cho nên đạo lực suy kém, không có phút giây nào sống được với chính mình. Bởi yếu cho nên mình chưa biết mình là gì. Ngã thị thùy ? Ta là gì ?

Mạng sống của chúng ta rất mỏng manh, chợt mất chợt còn. Tâm điên đảo thay đổi không dừng. Người có được mắt tuệ nhìn thấy mọi thứ trên đời vinh hoa phú quý hay nghèo cùng khốn khó, cũng như nhìn thấy con kiến bò quanh miệng chén. Con kiến nó nghĩ nó đang du lịch ở một phương trời xa xôi, từ Âu châu sang Mỹ châu chẳng hạn. Nhưng đối với người đã có mắt tuệ thì rõ ràng nó chỉ loay hoay trên miệng chén. Thật là si mê điên đảo đáo để.

Càng ngẫm mình càng thấy thương mình. Đi đông, đi tây cuối cùng nhìn lại cũng trắng tay, có nắm giữ được gì, có còn được gì? Vậy mà muốn thảy những thứ đó ra lại thảy không được. Cho nên suốt kiếp phải chịu làm kẻ lãng đãng trong vòng trần ai, khổ lụy chất chồng. Nói thế để thấy năng lực của nghiệp kéo lôi chúng ta như thế nào. Từ các suy nghĩ nói năng hành động của mình không tỉnh giác chánh niệm thì khó thoát ra được vòng vây của nghiệp.

Chúng ta tu thiền cố gắng tập tu cho có năng lực. Chữ tập là nhóm họp. Nhóm họp làm thành thói quen. Con kén bày ra cái ổ, cái ổ trở lại bám lấy thân nó. Chúng ta cũng vậy, mở mắt chào đời là bắt đầu gây tạo nghiệp lực. Từ các hành động tích lũy lâu ngày thành thói quen. Chính thói quen này tạo thành năng bức xúc trở lại chúng ta. Cho nên chủ trương của đạo Phật là phải chuyển nghiệp, phải phấn chấn sửa đổi các nghiệp xấu, huân tập các nghiệp lành. dần dần tiến lên dẹp sạch chủng tử của các nghiệp, thành tựu giác ngộ giải thoát. Đó là mục đích chính của người tu Phật. Nếu chúng ta không thực hiện được như thế, xem như tự hủy phạm một đời vậy.

Có một thiền tăng đến pháp hội của một Thiền sư, ông chỉ ăn rồi ngủ, không làm gì hết. Tri sự kêu, ông không nhúc nhít, còn trả lời không có việc gì đáng làm cả. Thời gian đầu còn là khách tăng, Tri sự tha cho nhưng về sau thì bắt ông phải làm việc với chúng. Nhưng bắt đâu có được, Tri sự liền trình với Hòa thượng. Hòa thượng bảo: Để ta xem coi gã này là ai ? Hòa thượng xuống, lấy gậy khều hỏi: “Sao không đi làm việc với chúng ?”. Ông tăng thưa: “Bạch thầy có việc gì đáng để làm đâu”. Hai thầy trò nắm tay nhau cười.

Hòa thượng khám phá thì ra vị tăng này đã xong việc rồi, mới hiện phong cách đó. Nhưng chưa được ấn chứng, nên ông nằm dài ra đó, chờ Hòa thượng ấn chứng. Trong chúng không ai hiểu nổi. Hòa thượng xuống chỉ hỏi ông một câu, thế mà thầy trò thông cảm. Nghe câu chuyện này, thiền sinh cẩn thận lắm lắm mới được. phải biết phận vị của mình rồi hãy an nhiên ngủ nghỉ. Chẳng thế rơi vào rọ ma, không có ngày đa đấy.

Nói tóm lại tu hành là tự mình, buông được những lăng xăng điên đảo cũng chính mình. Làm chủ được tất cả những hiện tượng đó phải là chúng ta chứ không ai khác. Muốn hằng tỉnh hằng giác, thì ngay bây giờ phải tạo cho mình một năng lực trong chánh định và tuệ giác. Điều này các thiền sinh phải tâm niệm tu hành. Không ai có thể ban cho mình được và cũng không ai có thể lấy mất của mình được.
Nếu ban được thì đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã đặt chúng ta vào trong Niết bàn tự tánh thanh tịnh cả rồi. Vì sao ? Vì lòng từ bi của ngài vô lượng đâu nở thấy chúng ta chịu khổ. Cho nên biết đối với ma vọng tưởng, ma hôn trầm nếu chúng ta không quyết tâm khắc tỉnh thì Phật cũng không thể cứu được mình.

Tại sao ma hôn trầm khó trị ? Vì nó mềm mại dịu dàng, dễ thương, dễ gần gũi nên mình không nở quăng nó. Mà không quăng nó được thì phải theo nó thôi. Đối với hành giả trong tông môn ở giai đoạn đầu, phải thành khẩn sám hối. Biết nghiệp tập từ nhiều của mình che chướng nên ngày nay muốn tiến đạo lại bị ma chướng ngăn trở. Vì vậy sám hối tha thiết để tiêu bớt nghiệp cũ, việc tiến đạo ngõ hầu dễ dàng hơn.

Ngủ nghỉ cũng bởi do ăn nhiều, dùng toàn chất vị đậm đà. Nói nhiều tổn hơi, thân nhọc, tỳ khốn tinh thần không minh mẫn, hơi trược hỗn loạn. Người nói nhiều thì có những lỗi như thế. Kẻ ngu si nhiều bực tức, lại lười nhác buông lung, chẳng nhớ việc sanh tử, chỉ thích cái vui giả tạm. Người dụng công tu hành, phải khắc tỉnh tinh tiến, noi gương người xưa, dùng dùi đâm bắp thịt, đun đầu vào gốc cột, lạy Phật và đốt đèn, đi kinh hành chỗ hiểm, thân chịu khó mài luyện, ma ngủ mới nhẹ dần. Kẻ thiếu khổ luyện, lại hay mặc tình rông rêu, chân tâm bị mờ tối.

Những người tu thiền phải dũng mãnh hàng phục các chướng này. Muốn ít hôn trầm chớ nên đắm mê vào việc ăn uống. Aên nhiều hoặc ăn những chất khó tiêu sẽ nặng nhọc, gây khó khăn cho việc hành thiền. Hành thiền không ổn thì tinh thần không minh mẫn, không khỏe, mờ mịt. Hơi trượt hỗn loạn, hơi thở hôi và nặng nhọc. Vì vậy trong luật dạy không được ăn hành, hẹ, tỏi, nén, hương, cừ. Tại sao ? Vì những loại này hơi nồng, vị đậm, ăn vô khó tiêu được. Dù tiêu hóa được cũng tiết ra hơi hôi hám.

Luật dạy, người tu hành dùng những trược tố đó, thân thể hôi nhơ khiến các thiện thần hộ giới, ngài sợ bỏ chạy hết. Còn các loại quỷ thì lại thích thú tìm tới lè lưởi lím mép. Cho nên mình ở đâu, làm gì bọn quỷ cũng tìm tới lím mình. Bởi chúng ta không có mắt tuệ nên không thấy chúng. Nghe thế, huynh đệ chúng ta phải tự giữ lấy thân tâm của mình, đừng để các loài ma quỷ đừng tìm tới bu bám. Nếu không thì thật là ghê sợ.

Trong đạo tràng thường có rất nhiều vị thiện thần hộ pháp, từ Các ngài luôn có mặt để hỗ trợ cho việc tu tập của chúng ta. Người có tâm ác, các ngài khiến không thể ở chung trong đạo tràng thanh tịnh. Nếu chúng ta tu hành chân chánh, có thiện thần ủng hộ thì mình làm gì cũng được. Ngược lại, nếu chúng ta phá giới phạm trai thì chư thiện thần sẽ tìm cách xua đuổi ra khỏi chốn già lam. Tóm lại thiện thần cũng từ ta mà ra. Tăng chúng tu hành nghiêm tịnh đủ duyên, đủ phúc, thì thiện thần vây quanh. Tăng chúng trì trệ, lười nhác buông lung thì thiện thần bỏ đi.

Nói đến đây, tôi nhớ lại câu chuyện cũ. Khoảng những năm tám mươi, ở đây muốn đón xe về thành phố rất khó, có khi từ sáng tới chiều không gặp được chuyến nào cả. Mà có thì cũng xe than, nó cà rịch cà tang từ sáng đến chiều mới tới thành phố. Lần đó một vị tôn túc tịch. Vị này đối với tôi lúc còn nhỏ rất tốt. Vì vậy tôi luôn nhớ và cảm niệm ân đức. Hay tin vị ấy viên tịch, tôi đã đến viếng đôi lần. Đến hôm cung tống kim quan, tôi định không đi nhưng thấy có gì thiếu sót, nên cuối cùng tôi quyết định đi. Lúc đó đã quá trưa rồi, mà đến hai ba giờ chiều là lễ nhập tháp.

Không ngờ, vừa ra là tôi gặp xe. Đến Văn Thánh chỉ còn non một tiếng đồng hồ nữa thôi. Tôi nghĩ chắc mình đến không kịp. Phần không quen biết ai, phần không có phương tiện, nên đành thả bộ. Lúc ấy không biết ở đâu, một anh chạy xe Honda cặp sát tôi hỏi: “Thầy đi đâu, tôi chở thầy đi”. Tôi không hiểu anh chạy xe ôm hay là sao ? Nhưng tôi vẫn nói cho anh nghe tôi đang có việc cần như vậy. Anh bảo tôi lên xe đi, anh sẽ chở gấp. Đến nơi, tôi chưa kịp trả tiền thì anh lại thúc: Thầy đi đi. Thật tình, tôi vừa bước vào bên trong thì chư Tăng Ni đã y áo chỉnh tề, hàng ngũ trang nghiêm. Hôm ấy nếu không có sự hỗ trợ của anh tài xế kia, chắc tôi không cung tiễn được bậc Tôn túc như lòng mình mong muốn.

Đến lúc về, tôi không biết phải đi bằng cách nào, trong túi lại không có tiền nhiều. Đang tần ngần, thì có người đến hỏi: Thầy về Long Thành không ? Tôi nói tôi ở dưới Long Thành một chút. Vị ấy bảo tôi lên xe, sẽ đưa tôi đi đến nơi mà không đòi tiền bạc gì cả. Hôm đó tôi không nghĩ mình có thể đi và về đến chùa một cách dễ dàng, hoàn mãn như vậy. Quí vị thấy, rõ ràng tất cả đều do phước duyên.

Trong cuộc đời mình những sự việc như vầy xảy ra rất nhiều, chứ không ít. Chỉ sợ chúng ta không tu thôi, chớ nếu thật tâm tu hành thì lo gì không có thiện thần ủng hộ.

Kẻ ngu si nhiều bực tức, lại lười nhác buông lung, chẳng nhớ việc sanh tử, chỉ thích cái vui giả tạm. Nghe câu này mình nghiệm lại xem mình ngu si hay có trí tuệ. Nếu còn nhiều bực tức, lười nhác buông lung, không lo việc chính của mình, thích cái vui giả tạm, đó là người ngu si. Ngu si thì trái với đạo giác ngộ. Tu theo Phật là tu giác ngộ, chứ không phải nuôi dưỡng ngu si.

Người dụng công tu hành, phải khắc tỉnh tinh tiến, noi gương người xưa, dùng dùi đâm bắp thịt, đun đầu vô gốc cột, lạy Phật và đốt đèn, đi kinh hành chỗ hiểm, thân chịu khó mài luyện, ma ngủ mới nhẹ dần. Đây là nói công hạnh của những vị quyết tâm tu hành.

Như ngài Từ Minh ở chỗ Phần Dương, ngồi thiền bị ma hôn trầm tấn công, ngài trị bằng mọi cách nhưng vẫn không đuổi được ma ngủ. Cuối cùng Ngài dùi cây nhọn vào lửa đỏ, hễ ngủ gục là Ngài lấy dùi kê vào bắp đùi non. Tôi nghĩ chỉ cần kê một phát thì muôn đời không buồn ngủ nữa. Không biết ngày xưa Ngài kê mấy phát ? Bởi khổ luyện như thế cho nên ở Phần Dương mùa tuyết đổ, bạn hữu của Ngài đều thoái lui. Riêng ngài vì pháp nên ở lại, chừng nào giải quyết xong mới thôi. Vì vậy về sau Ngài thành công và nổi tiếng là sư tử Tây Hà hay sư tử Phần Dương.

Kẻ thiếu khổ luyện, lại hay mặc tình rong rêu, chân tâm bị mờ tối. Những người tu hành kiểu này không có dũng mãnh để hàng phục chướng ngại thì khó thành công lắm. Nói như thế chúng ta đủ biết rồi. Có dũng mãnh, có khổ luyện thì mới thành công. Bởi thiếu những điều kiện này, lại bị ngoại duyên kéo lôi ta mặc tình rong chơi nên mê mờ chân tánh. Ngoại duyên là những thứ tầm thường, nhưng nếu mình bị nó ràng buộc thì đời đời kiếp kiếp khó mà thoát khỏi. Chúng ta đã bị nó kéo lôi nên trầm luân sanh tử trong vô lượng, vô lượng thời gian.

Ngài Đạo Giai Phù Dung, một vị Thiền sư có phong cách đặc biệt. Triều đình nghe tiếng tăm của Ngài nên vua ban tử y, sắc chỉ vời ngài về cung. Ngài không nhận, chỉ nguyẹân tu hành để đền đáp thâm ân của quân vương thôi. Quan địa phương sợ Ngài bị tội khi quân nên khuyên giải nhiều lần. Ngài nói bị tội thì chịu tội, chứ tôi không dám nhận của quý này.

Triều đình hay tin, ra lệnh gia hình. Ngài bình thản chấp nhận. Quan địa phương thương quá, bảo Ngài cáo bệnh sẽ được hoãn gia hình. Hòa thượng nói: “Bình thường tôi cũng có chút bệnh, nhưng hôm nay thì không”. Quan đành phải nuốt lệ hành hình. Thọ hình xong, Ngài bị lột y, mặc đồ dân dã đày đi miền đất khổ cực. Ngài vẫn tươi tắn, sắc diện không hề thay đổi. Đệ tử khóc tiễn thống thiết nhưng Ngài vẫn bình thường.

Thật là con người đó đã bỏ được những gì cần phải bỏ, buông được những gì cần phải buông, cho nên thể hiện được phong thái độc đáo ấy. Từ công đức, từ đạo hạnh, từ khí khái của một bậc xuất trần, triều đình một lần nữa phải chịu khuất phục. Ngài trở lại với cốt cách của một Thiền sư vô nhiễm. Dần dần Ngài ở đâu thì nơi đó biến thành đạo tràng, người tới thưa hỏi Phật pháp ngày càng đông. Ngài thăng tòa thuyết pháp, trước sau cũng vẫn bình thường. Ngài có hai câu kệ nổi tiếng:

                Ngộ thanh ngộ sắc như thạch thượng tài  hoa,
                Kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết.

Nghĩa là gặp thanh gặp sắc như trồng hoa trên đá, chẳng có gì dính với gì cả. Thấy lợi thấy danh như bụi nhơ trong mắt, xốn xan không chịu được. Chúng ta nếu muốn việc tu hành có chút phần tương ưng, nên lấy gương của người xưa mà treo đầu giường vậy.

Chú :

Các chướng kể trên, trừ oan chướng nhiều đời và cách đề phòng những lỗi thái quá trong lúc dụng công, ngoài ra đều do hành giả chưa nhận được bản tâm, chưa thấy thật tánh, rong ruổi bên ngoài, cuồng loạn vọng tưởng mà gây nên. Nay xét về những chướng ngại của ma ngủ như đã nói. “Cái gì thái quá thì sanh bất cập”. Cũng vậy, để cho ma ngủ tự do quá thì việc dụng công của chúng ta không tiến. Tâm tuệ không phát, là ngà ngủ gật, thiếu sự sáng suốt, là cảnh giới núi đen hang quỷ, người tu hành lọt vào đó, họa tan thân mất mạng không tránh khỏi, nói gì là tiến đạo nghiêm thân ?

Hơn nữa ma ngủ cùng loạn tưởng, là hai ách chướng khó trị nhất của các thiền giả. Có thể nói hai chướng này, là hai gộng kềm luôn luôn kẹp chặt hai đầu, bao vây hành giả lẩn quẩn trong đó. Với hai chướng này, hành giả phải siêng năng, mạnh mẽ lập thệ quyết định buông bỏ thân mạng, khắc trị bọn chúng, đạt đạo mới thôi. Mặt khác, hành giả phải khẩn cầu sám hối những chi tập đời trước, đồng thời phòng bị nghiêm nhặt không để cho chúng có một cơ hội nhỏ nào léo hánh được. Hội đủ những điều trên rồi, hành giả còn phải khéo léo điều thích thân tâm đối với ngoại cảnh, chớ nên để lệch ngã, mà lý sự phải viên dung.

Người xưa bảo : “Khắc chữ tử (¦º) lên trán”. Hoặc phải nhớ khẩu hiệu : “Sanh tử việc lớn, vô thường nhanh chóng”.

Trong lúc dụng công, hành giả chỉ một bề ngó thẳng tới trước mà tiến. Quăng ném tất cả sở hữu, dẹp bỏ liên hệ chung quanh, ngay khi nhào nặn công phu, không để việc ngoài dính mắc. Giả sử ốm đau cũng được, đói khổ cũng xong, lành lặn cũng được, rách rưới cũng chả sao, sống đến một trăm hai mươi tuổi cũng được, ngả chết tại chỗ cũng thế thôi.

Tóm lại đối với cảnh ngoài thế nào cũng được, hành giả chớ nên bận tâm, chỉ dồn mọi nỗ lực áp dụng công phu sao cho đắc lực, và được như thế mới có ngày xong. Người xưa dùng dùi đâm bắp thịt, đụng đầu vào gốc cột… Gương sáng còn đó, chúng ta phải lấy đó noi theo, chớ cho dễ dàng, để một đời trôi suông vô ích.

Trong phần nói về ma oan nghiệt nhiều đời ở trước và phần nói về ma mê ngủ này, ngoài cách tự tỉnh, tự tiến, còn dặn hành giả phải khẩn thiết sám hối. Ở đây, theo thiển ý của bút giả, xin nêu hai phương pháp sám hối:

1- Tác pháp sám hối.

Cách này như trong kinh Đại thừa dạy: Sám hối bằng cách thống trách tự mình, ai khẩn trông cầu mười phương Tam bảo xót thương chứng biết. Lại phát chí kiên quyết dứt bỏ những lỗi lầm đã gây. Đồng thời nương vào bi trí vô biên của mười phương Tam bảo, nguyệïn giữ vững tâm niệm, sống theo lời dạy của các bậc Hiền thánh.

2- Tâm niệm sám hối.

Sám hối tự tâm, tức là trong sinh hoạt hàng ngày, vừa có một niệm khởi lên liền buông, không theo. Luôn tự khám phá, khéo làm việc này cho được liên tục. Càng buông, định lực càng mạnh, tuệ giác càng sáng. Được thế oan nghiệt nhiều đời sẽ chuyển, vọng nhiễm chấp trước truyền kiếp tiêu tan, tuệ Không bày hiện. Khi này gì là tội ? Sám hối cái gì ?

Các chướng kể trên, trừ oan chướng nhiều đời và cách đề phòng những lỗi thái quá trong lúc dụng công, ngoài ra đều do hành giả chưa nhận được bản tâm, chưa thấy thật tánh, rong ruổi bên ngoài, cuồng loạn vọng tưởng mà gây nên. Chữ oan là những kết nối, người ta nói oan oan tương báo, tức là oan gia dính liếu, mắc mứu nhiều đời và cách đề phòng những lỗi thái quá trong lúc dụng công. Trừ những thứ đó ra, đều do hành giả chưa nhận được bản tâm, chưa thấy thật tánh, rong ruổi bên ngoài, cuồng loạn vọng tưởng mà gây nên. Tóm lại là do chưa sống được với tánh giác của mình cho nên còn chạy ra bên ngoài.

Nay xét về những chướng ngại của ma ngủ như đã nói. “Cái gì thái quá thì sanh bất cập”. Cũng vậy, để cho ma ngủ tự do quá thì việc dụng công của chúng ta không tiến. Tâm tuệ không phát, là ngà ngủ gật, thiếu sự sáng suốt, là cảnh giới núi đen hang quỷ, người tu hành lọt vào đó, họa tan thân mất mạng không tránh khỏi, nói gì là tiến đạo nghiêm thân ?

Hơn nữa ma ngủ cùng loạn tưởng, là hai ách chướng khó trị nhất của các thiền giả. Nó như gộng kềm, lúc nào nó cũng ngắt cổ mình như chơi thôi. Người xưa quở, vừa bước lên bồ đoàn thì ngủ gà ngủ gật, trên bồ đoàn vừa bước xuống thì nắm tay giụm đầu kể chuyện năm trên năm dưới, ngược xuôi cả ngày. Tu hành như thế thì nói gì kiến đạo, nói gì tiến đạo nghiêm thân.

Có thể nói hai chướng này là hai gộng kềm luôn luôn kẹp chặt hai đầu, bao vây hành giả lẩn quẩn trong đó. Với hai chướng này, hành giả phải siêng năng, mạnh mẽ lập thệ quyết định buông bỏ thân mạng, khắc trị bọn chúng, đạt đạo mới thôi. Phải có quyết tâm tu hành, chừng nào sáng được việc mình mới thôi.

Mặt khác, hành giả phải khẩn cầu sám hối những chi tập đời trước. Ngoài ra chúng ta phải khẩn cầu sám hối những chủng tử nhiều đời. Đồng thời phòng bị nghiêm nhặt không để cho chúng có một cơ hội nhỏ nào léo hánh được. Hội đủ những điều trên rồi, hành giả còn phải khéo léo điều thích thân tâm đối với ngoại cảnh, chớ nên để lệch ngã, mà lý sự phải viên dung.

Người xưa bảo : “Khắc chữ tử ) lên trán”. Hoặc phải nhớ khẩu hiệu : “Sanh tử việc lớn, vô thường nhanh chóng”.

Trong lúc dụng công, hành giả chỉ một bề ngó thẳng tới trước mà tiến. Quăng ném tất cả sở hữu, dẹp bỏ liên hệ chung quanh, ngay khi nhào nặn công phu, không để việc ngoài dính mắc. Giả sử ốm đau cũng được, đói khổ cũng xong, lành lặn cũng được, rách rưới cũng chả sao, sống đến một tram hai mươi tuổi cũng được, ngả chết tại chỗ cũng thế thôi.

Tóm lại đối với cảnh ngoài thế nào cũng được, hành giả chớ nên bận tâm, chỉ dồn mọi nỗ lực áp dụng công phu sao cho đắc lực, và được như thế mới có ngày xong. Người xưa dùng dùi đâm bắp thịt, đụng đầu vào gốc cột… Gương sáng còn đó, chúng ta phải lấy đó noi theo, chớ cho dễ dàng, để một đời trôi suông vô ích.

Trong phần nói về ma oan nghiệt nhiều đời ở trước và phần nói về ma mê ngủ này, ngoài cách tự tỉnh, tự tiến, còn dặn hành giả phải khẩn thiết sám hối. Ở đây, theo thiển ý của bút giả, xin nêu hai phương pháp sám hối. Tức là ngoài việc nỗ lực tu hành, chúng ta còn phải khẩn thiết sám hối. Sám hối để làm gì ? Để những nghiệp tập nhiều đời trước có cơ hội hóa giải tiêu dung.

1. Tác pháp sám hối.

Cách này như trong kinh Đại thừa dạy: Sám hối bằng cách thống trách tự mình, ai khẩn trông cầu mười phương Tam bảo xót thương chứng biết. Lại phát chí kiên quyết dứt bỏ những lỗi lầm đã gây. Đồng thời nương vào bi trí vô biên của mười phương Tam bảo, nguyệïn giữ vững tâm niệm, sống theo lời dạy của các bậc Hiền thánh.

Đó là cách thứ nhất gọi là tác pháp sám hối. Như trong kinh dạy sám hối bằng cách thống trách tự mình. Chữ thống là đau buốt, mình tự trách, tự hận lỗi lầm của mình nhiều đời. Ai khẩn trông cầu mười phương Tam bảo xót thương chứng biết. Ngoài tự mình nhận lỗi lầm như thế rồi, trông mong từ lực, trí lực của mười phương Tam bảo gia hộ. Lại phát chí kiên quyết dứt bỏ những lỗi lầm đã gây. Đó sám trừ tội trước, hối cải tương lai. Sám để trừ bỏ tất cả những tội lỗi từ trước, hối bỏ từ đây cho đến trọn đời và mãi mãi về sau.

Đồng thời nương vào bi trí vô biên của mười phương Tam bảo, nguyệïn giữ vững tâm niệm, sống theo lời dạy của các bậc Hiền thánh. Nương vào bi trí, sự phù trì của Tam bảo, kế nữa là phúc trí của Hòa thượng tôn sư, hổ trợ cho mình yên ổn tu tập và khắc tử quyết tiến cho đến chừng nào sáng được việc lớn mới thôi. Sáng được việc lớn tức là sáng được việc sanh tử của mình. Khi đó mình biết sanh từ đâu đến, tử đi về đâu. Còn chưa sáng thì :

Tiền lộ mang mang vị tri hà vãng – Đường trước mờ mờ chưa biết về đâu. Thưa quí vị, chúng ta bệnh gần chết mà tâm trạng còn như vậy thì quả thực là ma quái sẽ kéo mình đi theo con đường của nó. Điều này phải cố gắng !

Tâm niệm sám hối.

Sám hối tự tâm, tức là trong sinh hoạt hàng ngày, vừa có một niệm khởi lên liền buông, không theo. Luôn tự khám phá, khéo làm việc này cho được liên tục. Càng buông, định lực càng mạnh, tuệ giác càng sáng. Được thế oan nghiệt nhiều đời sẽ chuyển, vọng nhiễm chấp trước truyền kiếp tiêu tan, tuệ Không bày hiện. Khi này gì là tội ? Sám hối cái gì ?

Ở đây là sám hối tự tâm, tâm niệm sám hối. Tâm niệm sám hối tức là sống lại với tâm chân thật của mình. Tâm này ở đâu ? Trong từng sinh hoạt vừa có một tâm niệm dấy khởi, biết, buông đi. Buông được thì có tỉnh lực. Buông được thì có định, có định thì có tuệ. Có định có tuệ thì tuệ giác càng sáng, tất cả oan nghiệt nhiều đời chuyển. Các vọng nhiễm chấp trước nhiều đời tiêu tan hết, thì mặt trời trí tuệ (tuệ Không) sáng chiếu. Khi này gì là tội, sám hối cái gì ? Khi tâm đã sáng rồi, mặt trời trí tuệ đã chiếu soi thì không cần phải nói gì là tội, là sám hối nữa.

Nhắc lại, chúng ta nói với nhau nhiều về ma hôn trầm, trong đó có nêu tới ý tán loạn. Đây coi như là hai loại chướng thâm trọng của người tu. Nói chung là nó không tha ai. Cho nên chúng ta phải khéo, bằng mọi cách tỉnh, đừng để vướng vào chướng này. Giữa đêm mệt mỏi ngủ một giấc yên, ngủ rồi thức dậy tỉnh táo để tu, như vậy không có lỗi gì. Đừng thức quá, thức quá thì loạn, gan bệnh, sanh chướng, tu không được. Nhưng cũng đừng ngủ quá, ngủ nhiều cũng dễ sanh bệnh. Người xưa trị ma ngủ bằng dùi bằng lửa còn không xong, huống là mình để sẵn mền, gối mà nói trị buồn ngủ thì thật khó nghe, khó tin. Aên cũng vậy, ăn vừa phải, nghỉ vừa phải, làm việc vừa phải. Tất cả mọi sinh hoạt đều trong lý trung đạo, tức là vừa vặn, vừa phải thôi. Ngừa được cái quá đà, đó thì trị được bệnh hôn trầm hoặc tán loạn.

Tuy nhiên còn một điều chính nữa là phải phát tâm dũng mãnh, phải thành khẩn chí thiết. Nếu chưa được như vậy thì ngoài những phương thức trên, chúng ta còn phải sám hối. Ngoài tác pháp sám hối ra còn phải tâm niệm sám hối để trị từng vọng niệm, từng dấy khởi của mình.

Tâm khẩn thiết kiểm soát được từng tâm niệm khi nó dấy khởi tức là chúng ta làm chủ được các niệm dấy khởi. Làm chủ được rồi thì dại gì mà nuôi những cái hư hỏng. Chỉ trừ khi không biết chứ biết vàng giả, vàng thật thì dù có ai cho mình một ngàn tấn vàng giả mình cũng không nhận. Chỉ nhận thứ thiệt thôi, thứ thiệt thì vài lượng cũng có tiền tiêu rồi.

Ý chí mãnh liệt, siêu xuất cũng không thể thiếu được. Tâm dũng mãnh, chân thật, thành khẩn, chí thiết, quyết liệt thì người đó thành công.
 

[ Quay lại ]