headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 22/11/2024 - Ngày 22 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Ma bệnh khổ

Chánh Văn:

Đây là khổ chướng. Thân có nhiều bệnh tật là do nghiệp nặng, hoặc tự mình làm mất sự điều hòa, biến sanh các thứ bệnh, làm cho người học đạo tu hành chẳng an, chẳng thọ dụng được pháp lạc thù thắng. Nay xin nêu dẫn một vài điều thiết yếu để người tu hành đề phòng.

Trước nhất phải điều hòa tỳ vị, chỉ nên dùng những thức thích hợp với cơ thể. Bớt ăn những vị quá đậm đà. Chớ ăn đồ sống và lạnh, khi đói chớ tụng đọc, lúc no chớ làm việc nặng. Sau khi ăn, không nên ngủ liền. Về đêm chớ ăn no quá.

Tóm lại, người ưa ăn những thức nhừ nát, hoặc thích những thức rang nấu. Khoái ăn đồ ướp ngũ vị, dùng nhiều những thứ không hợp với thân. Lại, ngồi thiền chỗ đất thấp, ngủ nghỉ chỗ gió nhiều. Lúc ra mồ hôi, mà xuống nước. Đang dan nắng, mà ưa dùng đồ lạnh mát. Tắm rửa ngoài trời trống gió, ngủ nghỉ dưới chỗ nhiều sương. Cùng các trường hợp : No quá, đói quá, mừng quá, giận quá, nóng quá, lạnh quá. Chỗ mưa nhiều, sương nhiều, trong thương ngoài cảm, tất cả lỗi tại không biết điều hòa, nên hay sinh các chứng thương nhọt, thân không làm sao an được. Kẻ tu học đời sau, phải biết để phòng bị đó.

Giảng:

Trong hàng đệ tử của đức Thế Tôn và trong tăng đoàn của chúng ta từ xưa đến nay, những bậc đại Tăng có học vị cao hoặc không có học vị cao, tu tiến được không phải là ít. Ngược lại, cũng những hàng này mà tu không tiến được cũng không phải là ít. Tóm lại tự mỗi người biết điều hòa thế nào đó để tu được thì thôi.

Chủ trương tu thiền do Hòa thượng Viện Trưởng hướng dẫn, xem việc lao động như ăn cơm, việc học như uống nước, việc tu như hơi thở, cả ba đều không thể thiếu được. Bữa cơm dù ngon bao nhiêu, nhưng ăn rồi cũng cần phải uống nước. Ăn uống dù đầy đủ bao nhiêu mà không hít thở được thì cũng chết. Cho nên sinh hoạt tu học ở đây rất hài hòa, hợp lý, khoa học.

Sau khi ăn không nên ngủ liền, lúc no không nên làm việc nặng, khi đói chớ tụng đọc v.v… người xưa dạy thật kỹ lưỡng. Nếu đối chiếu với Nội qui của Thiền viện thì sinh hoạt của Tăng Ni rất phù hợp với khoa học cả. Ở Thiền viện ngồi thiền nhiều hơn tụng đọc, nên không có trường hợp khi đói mà tụng đọc. Thiền sinh vì thế dễ gặt hái được kết quả tốt về thân cũng như tâm, nếu áp dụng đúng Nội qui của Thiền viện.

Lại ngồi thiền chỗ đất thấp, ngủ nghỉ chỗ gió nhiều, lúc ra mồ hôi mà xuống nước, đang dan nắng mà ưa dùng đồ lạnh mát, tắm rửa ngoài trời trống gió, ngủ nghỉ dưới chỗ nhiều sương. Những điều này dễ sanh ra bệnh hoạn, làm trở ngại việc tu tập, thiền sinh nên tránh. Nếu người đang ra mồ hôi mà xuống nước hoặc làm ngoài nắng mà uống nhiều nước đá lạnh rất dễ bị cảm.

Cùng các trường hợp no quá, đói quá, mừng quá, giận quá, nóng quá, lạnh quá, chỗ mưa nhiều, sương nhiều, trong thương ngoài cảm, tất cả lỗi tại không biết điều hòa nên hay sinh ra các chứng thương nhọt, thân không làm sao an được. Trên nói no quá, đói quá, mừng quá, giận quá, nóng quá, lạnh quá… Ở đây, chúng ta cũng có nóng lạnh nhưng vừa chứ không quá. Cho nên ngày xưa các Tổ tìm nơi thành lập đạo tràng thường để ý đến những điểm này.

Bây giờ các đạo tràng ở phương tây, hễ lạnh quá thì có hệ thống lò sưởi, nóng quá thì có hệ thống lạnh. Chúng ta thật hạnh phúc, được sanh trong thời đại văn minh tiến bộ, có đủ các điều kiện tốt để điều hòa cơ thể cũng như thiên nhiên. Nếu chúng ta chỉ một lòng tinh chuyên học đạo thì việc tu hành dễ thôi. Nhưng nếu trong tâm có vấn đề gút mắc, đó là tự mình làm khó lấy mình.

Kinh nói sanh lên trời phước báo nhiều quá tu không được. Cho nên ai tu mà muốn sanh lên trời thì thất bại lớn. Nhưng ở trong địa ngục hay quỷ đói, làm loài súc sinh cũng không dễ gì tu được. Chỉ làm người là dễ tu nhất. Vì vậy, chúng ta phải lợi dụng những điều kiện, những thời cơ thuận tiện để tập trung vào việc tu đạo. Đừng để mọi thứ ăn nghỉ chung quanh chi phối, làm trở ngại công phu. Người biết như vậy là người sáng, là người biết thương mình, chuẩn bị cho mình một con đường sáng sủa trong tương lai.

Chú :

Người tu hành trước nhất phải thấy thật rõ thân này và ngoại cảnh đều không thật, là báo nghiệp không tự tại của mình. Nó hư giả, mỏng manh, bại hoại, là pháp sanh diệt vô thường. Tuy nhiên chúng ta cần nó, đang dùng nó trong việc tu hành, thì phải điều chỉnh thế nào cho nó được yên ổn, để đạo nghiệp của ta viên mãn. Kinh nghiệm sống ở đời, việc uống ăn ngủ nghỉ, chúng ta phải luôn luôn điều hợp thích đáng. Cái gì thái quá hay sanh bất cập.

Đã vậy, việc áp dụng thân tâm tu hành hằng ngày, chúng ta cũng phải tiết chế, không nên cố chấp. Như ta đã biết, thân này tạm bợ giả hợp như rắn độc chung lồng, việc kích động chống trái nhau, không lúc nào vắng thiếu. Lại thêm cảnh nóng lạnh bứt ngặt bên ngoài phụ họa, làm cho đã khổ càng khổ, nên nói : “Khổ, khổ”. Chúng ta là người thấy được phần nào nguyên nhân các khổ. Chúng ta cũng có sẵn phương pháp dứt trừ nguyên nhân các khổ đó. Nắm chắc bảo đảm và rõ ràng. Như vậy chúng ta còn ngần ngại gì ? Chần chờ lúc nào nữa ? Mà chưa chịu hạ thủ cho rồi ? Người xưa nói :

“Ngay đây quyết một đời này cho xong”. Chúng ta cũng thấy rằng :

“Muốn dứt tai ương về sau, ngay đây phải quyết định. Trong lúc chúng ta còn đủ sáng suốt, đủ điều kiện, nắm sẵn cơ hội trong tay, mà chúng ta chưa chịu dứt khoát còn đợi gì nữa ?”.

Chớ để ngày qua, già suy bệnh hoạn, thân thể suy hao, tinh thần mờ tối, chẳng đủ sức dụng công đắc lực, không còn hạ thủ một cách quyết liệt nổi. Gắng lên !

Cảnh huyễn, người huyễn, ta tạm mượn các cái huyễn để làm việc huyễn. Mọi việc xong rồi, huyễn pháp đều buông. Tổ Sư nói :

“Thân huyễn nhà mộng, vật sắc hư không, đời trước không định, kiếp sau đâu thông. Xuống lên xuôi ngược, thay đổi mất công, ba cõi ràng buộc, biết thuở nào xong…”

Ngay đây quyếùt định là xong. Một buông tất cả đều buông, không thì nhiều kiếp mang tai họa ! Cố gắng ! Quỷ dữ vô thường không phân biệt thân sơ, chẳng nhận đồ đút lót. Chúng ta tự liệu trước, việc đến trở tay không kịp, khi đó kêu khổ ai cứu cho ? Chi bằng ngay bây giờ, tự xoay lại mình hỏi thử :
- Ta là gì ?
- Ôi chao !
Thênh thang mênh mang.


Người tu hành trước nhất phải thấy thật rõ thân này và ngoại cảnh đều không thật, là báo nghiệp không tự tại của mình. Nó hư giả, mỏng manh, bại hoại, là pháp sanh diệt vô thường. Tuy nhiên chúng ta cần nó, đang dùng nó trong việc tu hành, thì phải điều chỉnh thế nào cho nó được yên ổn, để đạo nghiệp của ta viên mãn. Biết bại hoại nhưng mình phải điều chỉnh, phải dùng nó. Không lệ thuộc nhưng chúng ta cũng không hủy hoại nó mà nuôi dưỡng để dùng được nó.

Kinh nghiệm sống ở đời, việc uống ăn ngủ nghỉ, chúng ta phải luôn luôn điều hợp thích đáng. Cái gì thái quá hay sanh bất cập. Đã vậy, việc áp dụng thân tâm tu hành hằng ngày, chúng ta cũng phải tiết chế, không nên cố chấp. Chúng ta đã biết, thân này tạm bợ giả hợp như rắn độc chung lồng, việc kích động chống trái nhau, không lúc nào vắng thiếu. Lại thêm cảnh nóng lạnh, bứt ngặt bên ngoài phụ họa, làm cho đã khổ càng khổ, nên nói : “Khổ, khổ”.

Chúng ta là người thấy được phần nào nguyên nhân các khổ. Chúng ta cũng có sẵn phương pháp dứt trừ nguyên nhân các khổ đó. Nắm chắc bảo đảm và rõ ràng. Như vậy chúng ta còn ngần ngại gì. Chần chờ lúc nào nữa mà chưa chịu hạ thủ cho rồi. Người xưa nói : “Ngay đây quyết một đời này cho xong”. Đây là lời của ngài Động Sơn viết thư từ biệt mẹ, nguyện quyết chí tu hành cho đến xong việc mới thôi.

Chúng ta cũng thấy rằng :

“Muốn dứt tai ương về sau, ngay đây phải quyết định. Trong lúc chúng ta còn đủ sáng suốt, đủ điều kiện, nắm sẵn cơ hội trong tay, mà chúng ta chưa chịu dứt khoát còn đợi gì nữa ?”. Đây cũng giống như lời tâm sự. Chớ để ngày qua, già suy bệnh hoạn, thân thể suy hao, tinh thần mờ tối, chẳng đủ sức dụng công đắc lực, không còn hạ thủ một cách quyết liệt nổi. Gắng lên !

Cảnh huyễn, người huyễn, ta tạm mượn các huyễn để làm việc huyễn. Mọi việc xong rồi, huyễn pháp đều buông. Tổ Sư nói : “Thân huyễn nhà mộng, vật sắc hư không, đời trước không định, kiếp sau đâu thông. Xuống lên xuôi ngược, thay đổi mất công, ba cõi ràng buộc, biết thuở nào xong…”

Ngay đây quyếùt định là xong. Một buông tất cả đều buông, không thì nhiều kiếp mang tai họa ! Cố gắng ! Quỷ dữ vô thường không phân biệt thân sơ, chẳng nhận đồ đút lót. Chúng ta tự liệu trước, việc đến trở tay không kịp, khi đó kêu khổ ai cứu cho ? Chi bằng ngay bây giờ, tự xoay lại mình hỏi thử :

- Ta là gì ?

- Ôi chao!

- Thênh thang mênh mang.

Quý vị đọc lời này thêm phần phấn khởi trong việc tu hành. Tóm lại, chúng ta phải biết điều hòa. Đối với thân này, chúng ta đừng để nhu cầu của nó kéo lôi. Điều hòa được thì chúng ta có sức khỏe, thân khỏe, tâm an thì chúng ta tu tiến được. Thân không khỏe thì tâm bất an, tu không tiến được. Chúng ta còn đang khỏe mạnh đây thì nói này nói kia, chứ khi bị bức xúc rồi thì lo lắng sợ sệt bất an, mất hết chủ động. Cho nên lúc còn khỏe mạnh phải siêng năng tu tập, đến khi suy yếu khó có thể tu được, thì mình cũng có sẵn một ít đạo lực rồi.

Với người tu, chúng ta phải chuẩn bị ngay bây giờ, không được hẹn lần hẹn lữa. Chờ đến khi sắp chết, co chân giật tay đủ thứ, tu làm sao kịp. Các hiện tướng không an là do sự rối loạn bức xúc bên trong mà ra. Bởi công phu tu tập không có nên mới như thế. Người tu thiền đến lúc sắp từ giả cõi đời, làm sao ngồi ngay ngắn, dặn dò mọi việc, rồi thanh thản đa đi. Như vậy mới không luống uổng công phu, khả dĩ đền trả được tứ ân.

Thiền sư Nhật Thông ở Nhật bản trước khi tịch đã nói: “Trên bốn mươi năm, những gì Nhật Thông làm được thì Nhật Thông đã làm rồi. Giờ này bầu trời thênh thang, trăng sáng, Nhật Thông hoan hỷ từ giả mọi người”. Trong kinh Hoa Nghiêm nói, thân tâm đối trong pháp giới giống như hòn bọt trong biển cả. Phật dạy chúng ta có bản tâm thênh thang giống như biển cả, nhưng vì mình mê nên chỉ nhận hòn bọt mà bỏ biển cả.

Phật dạy thật thống thiết: Tâm thể của các ông như biển cả, còn những gì hiện nay các ông nhận, những thứ đó như là hòn bọt, tại sao lại mê nhận hòn bọt mà bỏ biển cả. Chúng ta cũng thấy rất rõ trong chúng ta, lâu lâu ngã ra một người, già cũng có mà trẻ cũng có. Sự mất mát trùng điệp, nó luôn tấn công mình không tha một ai cả. Làm sao tự tại được ?

Vì vậy chúng ta phải thể nhận biển cả mênh mông, trước khi từ bỏ cuộc sống tạm bợ, vay mượn, thù tạc này. Thù tạc là sao ? Sáng qua anh đi rửa chén, tôi cuốc đất. Hôm nay tôi rửa chén anh cuốc đất, thù tạc nhau cho vui. Rửa chén hoài cũng lạnh lẻo, cuốc đất mãi cũng chay tay. Các vị thấy, cuộc sống của chúng ta cũng giống như vở tuồng sân khấu, như trò chơi… chỉ khi mê mới có vấn đề. Cho nên khi nào có vấn đề là biết mình còn mê.

Cho nên thiền tăng phải tỉnh, mỗi khi có vấn đề gì thì biết mình mê. Biết mê thì phải giác, phải tỉnh. Kinh Viên Giác nói: “Tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”. Biết mê tức giác chứ không có gì lạ. Mình phải quay về nhận tức thì như vậy, chứ đừng lao theo cái mê để bị nó dẫn vào con đường tăm tối. Con đường chúng ta đi là con đường sáng, con đường tự do tự tại.

Tóm lại ai rồi cũng ra đi, già cũng đi, trẻ cũng đi. Nếu làm chủ được thì tất cả những gì chung quanh đều không làm ta khổ. Trái lại nếu không làm chủ được thì nó sẽ là những trở ngại. Trở ngại lớn nhất là lúc sắp từ giả tất cả mà chúng ta còn vướng mắc. Đây là điều mà các thiền tăng phải chuẩn bị, phải suy nghĩ cho thật là chính chắn. Lực vô thường chi phối không tha ai và không dừng ở đâu hết. Chúng ta biết như thế, phải tùy duyên theo vận hành đó một cách tự tại thì mới thoát ra khỏi sự ràng buộc của nó.

Tôi nhắc lại một lần nữa, việc điều hòa ăn uống ngủ nghỉ tu học, giữ thời khóa cho thật điều hòa nghiêm túc là chúng ta tu tiến. Việc tu có tiến thì con đường Phật đạo mới mong có ngày đến được.
 

[ Quay lại ]