headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 22/12/2024 - Ngày 22 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Ma Sở Tri

Chánh văn:

Ma này tức là lý chướng. Người tu thiền mà lý chướng chẳng trừ, thì chánh định bị nhiễu loạn, không thể nào yên ổn được. Vì sao sở tri có lỗi như thế ?

Chính vì biết ta đắc ngộ, biết ta thông tông, biết ta minh giáo, biết ta hội lý, văn ta lỗi lạc, ta thấy sâu rộng, ta giữ giới nghiêm, ta được chánh định, ta có trí tuệ, ta đã chứng không, ta được tự tại, ta không còn ngại, biết ta được thông, biết ta được diệu, ta đã chứng đạo, ta được thành Phật… Tất cả cái biết đó, đều là lý chướng. Lý chướng này chẳng trừ, thì chấp pháp khó quên. Chấp pháp chưa quên, thì chân tâm chẳng hiện. Người trong Tông môn nên phải tự xét. Sớm dứt chướng này.

Xem tiếp...

Ma Phiền Não

Chánh Văn:

Ma phiền não cũng gọi là sự chướng. Người tu hành mà chẳng trừ được sự chướng thì, rối rắm thánh đạo. Thế nào là phiền ? Sao gọi là não ? Phiền là chạy theo ngoại cảnh, não ấy tự sanh trong tâm, những người tu thiền, quyết phải dứt hẳn. Nếu chẳng dứt sớm, thì tánh định khó hiện. Như thấy sắc tâm sanh, là tâm dâm phiền não. Thấy giết tâm sanh, là tâm ác phiền não. Thấy của tâm sanh, là tâm trộm phiền não. Thấy vật tâm sanh, là tâm tham phiền não. Với người sanh mạn, là ngã tướng phiền não. Đối kẻ thấp kiêu ngạo, là phiền não tự đại. Gặp cảnh nghịch sinh sân, là tâm khuể phiền não. Gặp cảnh thuận vui mừng, là phiền não thích ý. Gặp oan gia sanh ghét, là tâm hận phiền não. Cùng thân thích sinh yêu, là tâm tư phiền não…

Xem tiếp...

Ma bên ngoài đến làm mê hoặc

Chánh văn:
Loại ma này còn gọi là người làm chướng, kẻ bất tín hay nhỏ mọn, sang hèn chẳng đồng bậc. Họ não loạn định tâm, khiến người tu chẳng được yên ổn. Nói chung là do hành giả tự thiếu quyền chước, hoặc thiếu lễ nghĩa, hoặc tự cao, hoặc ngã mạn, hoặc hay nói thẳng, hoặc hành động thô, hoặc dựa thế lực, hoặc ỷ tài giỏi, hoặc nói lời ác, hoặc cho mình hơn, hoặc nói điều dở của người, hoặc thiếu dáng vẻ hòa dịu, hoặc không cung kính, hoặc lượng hẹp hòi, hoặc thiếu nhẫn nại, nên người chẳng tin. Họ làm hoặc loạn việc tu hành của mình, khiến sanh tâm động niệm, che chướng bản minh. Kẻ mộ đạo lớn, phải tự hạ mình, nuôi dưỡng đạo đức, mới khỏi người ngoài làm chướng. Người trong Tông môn đời sau, nên học đức khoan dung nhẫn nại và cố gắng hành đạo cẩn mật.

Xem tiếp...

Ma oan nghiệt nhiều đời

Chánh văn:

Loại ma này chính là nghiệp chướng nhiều đời của ta. Bởi từ nhiều kiếp đến nay, chúng ta bị luân hồi, quanh quẩn ở trong phàm vị, lầm tạo những nghiệp chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng nghĩa. Sát, đạo, dâm, vọng, tham, sân, si, ái kết chặt những oan gia. Đời nay, chúng ta muốn học đại đạo lại gặp gỡ nó. Nó luôn quấy nhiễu chẳng an, làm chướng ngăn việc tu hành, khiến chẳng thành tựu được. Chúng ta phải hổ thẹn khẩn thiết cầu sám hối. Trông mong uy lực Tam bảo gia hộ khiến những oan nghiệt nhiều đời đó, tự sẽ tiêu diệt, tự nó thối tan.

Lại, chúng ta phải phát nguyện lớn làm lợi ích tất cả chúng sanh, để mau được quả vô lậu, chứng đạo Bồ-đề.

Là kẻ mới học tu Thiền phải tự sám hối và mãnh tỉnh lấy.

Xem tiếp...

TRỌNG TÂM CỦA NGƯỜI TU

Chúng ta tu Phật đặc biệt là tu thiền, cần phải đặt trọng tâm của mình cho thật chính xác, sâu sắc để từ đó thắng vượt được tất cả những trở ngại, thực hiện công phu tu hành trọn vẹn. Nếu chúng ta chưa nắm vững trọng tâm, chưa có cách thức tu hành cụ thể thì những trở ngại, chướng duyên thường làm chùn bước khiến ta không thể vượt được những khó khăn.

Xem tiếp...

ĐỪNG BỎ QUÊN CHÍNH MÌNH

Buổi nói chuyện đạo lý hôm nay tôi muốn chỉ thẳng tâm chân thật của chúng ta. Bởi vì từ lâu ta bỏ quên hoặc không dám nhận tâm này nên chạy loanh quanh bên ngoài. Hôm nay thử một lần, chúng ta nhận lại báu vật của mình xem sao. Tuy nhiên làm thế nào để nhận? Đây là một vấn đề.

Trong nhà thiền có câu chuyện này. Một thiền tăng đến hỏi Thiền sư Thạch Cựu: “Thế nào là hạt châu trong tay của Địa Tạng?” Ngài Thạch Cựu trả lời: “Trong tay ông lại có không?” Thiền tăng thưa: “Con chẳng hội”. Ngài Thạch Cựu nói thêm một câu nữa: “Chớ dối gạt đại chúng!” Câu chuyện chừng đó thôi, làm sao chúng ta nhận được hạt châu của mình ?

Xem tiếp...

LẬP TRƯỜNG CỦA NGƯỜI TU

Hôm nay chúng tôi muốn nêu lên một vài điều cần thiết cho việc tu học, trong đó quan trọng nhất là lập trường của chúng ta.

Thứ nhất là phát huy trí tuệ chân thật và nuôi dưỡng giữ gìn trí tuệ ấy. Bởi khi phát huy được trí tuệ chân thật rồi, tất cả những hình ảnh, bóng dáng chung quanh không làm ảnh hưởng tới việc tu học của chúng ta. Hiện nay tuy chúng ta phát tâm tu học nhưng lắm khi cũng còn những điều bất ổn khiến ta phải chùn chân trên bước đường tu đạo. Vì vậy để giữ vững công phu, chư tổ dạy chúng ta phải phát huy cho được trí tuệ chân thật của mình.

Xem tiếp...

BIỂU TƯỢNG HOA SEN TRONG ĐẠO PHẬT

Trong buổi sinh hoạt này chúng tôi sẽ nói về biểu tượng hoa sen trong Phật giáo. Đây là hình ảnh không những thường được nhắc đến trong đạo Phật mà luôn được dân tộc Việt Nam ca ngợi với một đức tính cao đẹp. Nói tới hoa sen là nói đến sự tinh khiết giữa chốn bùn lầy. Cho nên hoa sen trong Phật giáo tượng trưng cho sự vươn lên, giác ngộ giải thoát ngay tại cõi đời ô trược.

Xem tiếp...

QUẢ GIÁC CỦA NGƯỜI TU PHẬT

Tinh thần giác ngộ giải thoát của đạo Phật tức là nhận và sống lại với quả giác của mình. Nói thì dễ nhưng chúng ta phải công phu như thế nào mới đúng với tinh thần giác ngộ của đạo Phật? Đó là vấn đề chúng tôi muốn nói hôm nay.

Trong giai đoạn đang công phu từ lúc mới thực hiện cho đến khi hoàn toàn viên mãn, dĩ nhiên phải trải qua quá trình nhiều gian khó, thử thách. Tuy nhiên đây không phải là điều chúng ta không làm được. Tùy từng người, từng hoàn cảnh, sự quyết tâm của mỗi hành giả mà có được những kết quả khác nhau. Nhiều lần chúng tôi đã nói không ai tu mà không có kết quả. Nghĩa là nếu chịu khó trau dồi, gìn giữ, bảo vệ hành trình đi đến quả giác, đừng để thối thất lui sụt thì đều được kết quả xứng đáng.

Xem tiếp...

GIÁC NGỘ

Buổi sinh hoạt đạo lý hôm nay tôi nói về sự giác ngộ. Như chúng ta đã biết tu hành có công phu thì sẽ được giác ngộ. Tuy nhiên  giác ngộ là một cách nói, chứ thật sự ngay khi chúng ta đang công phu là đã có giác ngộ rồi, giác ngộ từng phần, chứ không phải đợi đến xong việc mới gọi giác ngộ.

Trước nhất muốn được giác ngộ, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu trong công phu của mình, không phút giây lui sụt. Nếu hằng ngày có được sự nỗ lực như vậy thì nguồn an lạc trong cuộc sống là kết quả thiết thực nhất mà mỗi hành giả nhận được. Muốn nỗ lực cần phải có sự kiên định.

Xem tiếp...

ĐƯỜNG XƯA

Hôm nay ngày Rằm Thượng ngươn tức Rằm tháng giêng. Thiền viện Thường Chiếu chúng tôi cũng thể theo tín ngưỡng dân tộc cúng Rằm. Nhưng ở đây cúng Rằm rất đơn giản, quan trọng là nói chuyện đạo lý cho quý Phật tử hiểu, để áp dụng vào đời sống của mình. Hiểu và áp dụng được Phật pháp tức là chúng ta đã dâng lễ cúng Rằm cho Tam Bảo.

Xem tiếp...