headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 22/12/2024 - Ngày 22 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

XUÂN THIỀN

 Với người tu thiền, mùa Xuân là tâm Xuân. Tâm Xuân thì miên viễn, sáng tỏ, thông suốt vô ngại. Người sống với tâm xuân thì các giác quan luôn rõ ràng, bén nhạy, tinh nhuệ, không đóng cứng ở bất cứ một giác quan nào. Ngồi thiền mà lấy bông gòn nhét lỗ tai lại thì không đúng với thiền tông. Phải ngay nơi các căn mà sống, mà nhận được việc của mình. Ngược lại ngay đó không nhận, cứ lăng xăng ngược xuôi theo những hình bóng bên ngoài thì ngàn đời không vào cửa được.

Xem tiếp...

ĐỂ CÓ MỘT MÙA XUÂN

 Niềm an vui chỉ có khi tâm chúng ta chấm dứt phiền não khổ đau. Mùa Xuân chỉ đến khi băng giá tiết đông không còn nữa. Tâm xuân chính là một mùa xuân miên viễn an vui, vì không còn bóng dáng khách trần phiền não nhiễu loạn tâm ta. Vì thế để có một mùa xuân đúng nghĩa, không gì hơn là chúng ta dẹp sạch hết những mầm mống gây đau khổ cho mình, cho người. Muốn thế, chỉ có một con đường duy nhất, đó là tu tập để tịnh hóa thân tâm mà thôi.

Xem tiếp...

VẤN ĐỀ NỘI TÂM

 Tinh thần tu tập của đạo Phật thường được bắt đầu bằng tinh thần tỉnh giác. Trong nhà thiền, các thiền tổ hay nói tu mà không tu, chứng mà không chứng. Nhưng hiện tại chúng ta chưa đến chỗ thấu triệt ấy, cần phải có công phu, tức là phải có tu nhưng không kẹt chấp vào sự tu ấy. Đây là vấn đề nội tâm cần phải chín chắn tế nhị mới không bị lầm lạc.

Xem tiếp...

TRÒN ĐỨC NHẪN ĐỂ TU

 Tinh thần nhẫn nhục trong nhà Phật được xem như một yếu tố rất quan thiết của người tu hành. Nếu như sự nhẫn chịu của chúng ta còn non kém, không hoàn chỉnh thì việc tu khó đi đến kết quả viên mãn. Vì vậy chúng ta phải làm sao Tròn đức nhẫn để tu.

Xem tiếp...

THẮP ĐUỐC

 Hôm nay chúng tôi sẽ nói về cách “Thắp đuốc” trong nhà Phật. Thiền gia có từ “Truyền đăng” nói đủ là “Truyền đăng tục diệm”, tức nối đèn tiếp lửa. Ở đây tôi dùng từ Thắp đuốc. Nghĩa là chúng ta phải tu như thế nào, áp dụng đạo lý như thế nào trong cuộc sống, để xứng đáng là người Phật tử, biết thắp ngọn đuốc tâm sáng mãi.

Xem tiếp...

KHẮC TRỊ NHỮNG BỆNH TẬT ĐỂ TU

 Buổi sinh hoạt đạo lý này, chúng tôi nói về những trở ngại trên bước đường tu tập của chúng ta. Trong công phu tu, dĩ nhiên không khi nào ta được như ý trăm phần. Chỗ này nếu người nào chưa nhận định được chính xác có thể dễ nản lòng, thoái tâm Bồ-đề. Vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra những cách Khắc phục bệnh tật để tiến tu.

Xem tiếp...

SỬA BA NGHIỆP CỦA MÌNH

 Là người học Phật, tu Phật nếu chúng ta chỉ hiểu Phật pháp suông, chỉ chuộng văn từ, kiến giải, những hiểu biết v.v... mà không để tâm vào phần công phu tu hành, thì nhất định kết quả thiết thực, giá trị chân chánh của đạo pháp, chúng ta sẽ không nhận được. Cho nên chúng tôi nêu lên vấn đề này, để chúng ta kiểm nghiệm lại những học hỏi, áp dụng, kết quả và hướng đi sắp tới của mình được sắp xếp ra sao?

Xem tiếp...

TÙY DUYÊN ĐỂ TU

 Buổi sinh hoạt đạo lý hôm nay, chúng tôi chia làm hai phần. Phần thứ nhất là làm sao bồi dưỡng được niệm lành của mình để tiêu trừ niệm ác. Phần thứ hai là làm sao huynh đệ chúng ta vui để tu.

1. Bồi dưỡng niệm lành, tiêu trừ niệm ác.

Niệm lành là niệm gì ? Niệm ác là niệm gì? Niệm tức là những dấy niệm, nhớ nghĩ. Có khi ta không muốn nó khởi mà nó cứ khởi. Như chuyện buồn, ta muốn yên chớ đâu muốn chuyện đó khởi lên.

Xem tiếp...

HỌC ĐẠO

 Trong đạo giáo của chúng ta, kinh điển được ghi lại từ lời Phật dạy, suốt bốn mươi mấy năm, thường gọi là tam tạng kinh điển. Trong đó gồm tạng kinh, tạng luật và tạng luận, cùng rất nhiều bản văn sớ giải và các bộ kinh luận lớn của chư Tổ.

Xem tiếp...

TU QUA TINH THẦN TỪ BI CỦA ĐẠO PHẬT

 Hôm nay là ngày rằm tháng mười, trong một năm có ba ngày rằm lớn. Rằm tháng giêng gọi là Thượng ngươn. Rằm tháng bảy gọi là Trung ngươn, cũng gọi là ngày báo hiếu phụ mẫu. Rằm tháng mười gọi là Hạ ngươn.

Từ xưa ông bà mình đã có quan niệm “Tam ngươn Tứ quí”, tức một năm có ba ngươn và bốn mùa. Nghĩa là mùa nào cũng có những lễ tiết, ai có tâm lành thì nhân những lễ tiết này mà phát triển tâm lành ấy làm các việc phước.

Xem tiếp...

TRANG NGHIÊM TU HỌC

 Trong thời gian sinh hoạt gần đây tôi nói nhiều về đời sống tu hành của người con Phật. Đa số chúng ta đã được học pháp nơi Hòa thượng, đường lối chủ trương và việc áp dụng Phật pháp hàng ngày chúng ta đã nắm vững phần nào. Chỉ cần mỗi vị đều tự trang nghiêm, tự sẵn sàng việc tu tập của mình. Việc làm đó có kết quả nhiều ít, tùy thuộc vào công phu hành trì của từng người, không ai giống ai. Cho nên hôm nay tôi xin bổ sung thêm những gì cần thiết cho việc tu học này.

Xem tiếp...