headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 23/12/2024 - Ngày 23 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

ĐỔI MỚI TRONG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VÀ TÍNH KẾ THỪA

 Nói đến giáo dục Phật giáo là nói đến mạng mạch Phật pháp, là nói đến nguồn trí năng được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nguồn trí năng ấy, Phật giáo gọi là khả năng giác ngộ mà mọi người đều có thể vận dụng qua nỗ lực của chính mình, thông qua sự học tập giáo điển và kinh nghiệm từ các bậc cổ đức. Đồng thời sử dụng nguồn trí năng ấy làm lợi ích cho nhân sinh.

Xem tiếp...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HOÀN THIỆN CHO CHÍNH MÌNH

 Buổi sinh hoạt hôm nay chúng tôi sẽ nói về những điều kiện cần thiết để hoàn thiện cho chính mình. Từ đó chúng ta phấn chấn phát huy công phu tu hành, nhất là hoàn thiện tư cách của một Phật tử, đã có duyên học hiểu và áp dụng Phật pháp ngay trong đời sống của mình.

Trong việc học hiểu và tu hành, có rất nhiều phương pháp mà chúng ta có thể học hiểu, ghi nhận qua lời dạy của thầy. Tuy nhiên khi áp dụng hành trì lại là một vấn đề khác. Vì chưa phải là một con người hoàn thiện, nên trong việc hành trì, có pháp chúng ta áp dụng được, có pháp chúng ta chưa áp dụng được.

Xem tiếp...

KHÔNG TÌM CẦU BÊN NGOÀI

 Buổi sinh hoạt hôm nay chúng ta sẽ nói về vấn đề tu tâm, tức là tinh thần tu mà không tìm cầu bên ngoài. Đây là mục đích của thiền viện, làm sao để người tu bớt lăng xăng, không bị cảnh duyên bên ngoài lôi kéo và nhận lại được cái chân thật quí báu của mình.

Nói đến tinh thần tu tâm hay tinh thần không tìm cầu bên ngoài, Lục Tổ dạy:

Nếu người thật chân tu, không thấy lỗi thế gian. Nếu thấy người khác sai, lỗi mình đã đến bên. Người quấy ta đừng quấy, ta quấy tự có lỗi, chỉ bỏ tâm tà quấy, thì phá trừ phiền não.

Xem tiếp...

NHÂN QUẢ HIỆN TẠI

 Hôm nay là mùa an cư. Theo lời Phật dạy mùa an cư là thời gian chư tăng ni phải cấm túc, ở yên một chỗ nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa. Vì ở Ấn Độ, mùa mưa là mùa cây cỏ sinh trưởng và côn trùng phát triển. Phật vì lòng từ bi, sợ chư tăng đi lại dẫm lên côn trùng, cây cỏ làm tổn thương sinh mạng của chúng sinh, nên cấm chư Tỳ-kheo không được đi lại trong mùa mưa.

Xem tiếp...

KHÔNG HÍ LUẬN

 Hôm nay chúng ta bàn về đề tài hí luận. Hí luận là những lời nói không có ý nghĩa, không có sự thực, những lời nói làm rối loạn đạo tâm. Vì vậy, hí luận gây tác hại không ít cho việc tu hành của người Phật tử chúng ta.        

Tác hại thứ nhất, hí luận làm chúng ta mất chánh định. Đã là những lời nói làm loạn tâm thì chắc chắn không thể có định. Không định thì trí tuệ vắng mặt. Trí tuệ vắng mặt thì ta làm bậy và kết quả là khổ.

Xem tiếp...

NHỮNG PHIỀN NÃO TRỞ NGẠI TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG TU TẬP

 Hôm nay tôi nói về những trở ngại hay những phiền não trong khi chúng ta thực hành công phu. Trong công phu tu hành cũng như trong đời sống hằng ngày, tuy chúng ta có cố gắng nhiều, nhưng lúc nào cũng có những tồn đọng gây trở ngại cho chúng ta. Tôi gọi những thứ này là phiền não.

Phiền là nóng bức làm trở ngại thân. Não là bức xúc lăng xăng, làm trở ngại tâm. Sở dĩ chúng ta bị phiền não là vì công phu tu hành chưa được sâu dày.

Xem tiếp...

TỊNH TU BA NGHIỆP

 Buổi sinh hoạt hôm nay tôi sẽ nói về cách thức chữa trị ba nghiệp thân, khẩu, ý. Trong ba nghiệp đó, ý nghiệp là quan trọng nhất.

Trước nhất tôi nói nguyên nhân khiến ba nghiệp tạo tội. Nói nguyên nhân tức là có nhân duyên, đủ nhân đủ duyên thì nguyên nhân này dẫn đến kết quả của nó. Nguyên nhân là năng lực, năng lực đó là nghiệp. Đã thành nghiệp rồi thì sẽ có quả báo.

Xem tiếp...

TRANG NGHIÊM HẠNH NGUYỆN

 Hôm nay chúng tôi sẽ nói về hạnh nguyện của người tu. Người tu thường phát nguyện hành hạnh Bồ-tát, hạnh Phật. Tại sao phải phát nguyện ? Theo tinh thần Đại thừa Phật giáo, người tu luôn luôn phải phát nguyện để đạt cho được mục đích, để thực hiện cho được ý muốn của mình. Không phát nguyện tức là không có mục đích. Không có mục đích thì chúng ta tu hành để làm gì ? Cho nên hạnh nguyện rất cần thiết cho người tu cầu đạo giải thoát viên mãn.

Xem tiếp...

CÔNG PHU TU HÀNH

Trong việc tu hành có những điều hết sức bình thường, nhưng chúng ta không thể lơ là hoặc không biết. Nhất là đối với sinh hoạt thường ngày, chúng ta cũng phải cẩn trọng từng chút. Những gì mình đã tiêu xài thì sẽ không còn nữa. Cũng thế, trong các mối quan hệ, tương giao, tiếp cận, chúng ta không giữ được mình, phí phạm sức lực và thời gian thì sẽ ảnh hưởng đến công phu. Sự tiêu xài này đồng nghĩa với một sự tích lũy nghiệp. Mọi thứ sẽ chấm dứt trước khi ta trút hơi thở sau cuối, chỉ trừ nghiệp là còn lại. Đó là điểm thứ nhất.

Xem tiếp...

THẤY ĐƯỢC LẼ THẬT ĐỂ TU

 Hôm nay chúng tôi sẽ nói về những lẽ thật để quý Phật tử nắm vững phương hướng tu hành, giúp cho công phu được tăng tiến. Điều quan trọng là dù áp dụng phương pháp nào, hành giả cũng không nên kẹt vướng ở hình thức đó.

Thường chúng ta nghĩ rằng tu phải có một phương pháp hay một hình thức. Ví dụ tu niệm Phật thì phải có hình tượng Phật, có chỗ thờ Phật để mình cúng kính lễ bái thì mới tu được. Nhưng nếu không khéo, đôi khi một hình thức cố định sẽ làm cho chúng ta vướng kẹt.

Xem tiếp...

LẬP CHÍ TIẾN TU

 Trong biển Phật pháp mênh mông, chúng ta hiểu đã ít mà phần hành lại càng ít hơn. Vì vậy chư vị Bồ-tát luôn lập nguyện trải thân học hiểu và hành trì Phật pháp. Con đường chúng ta đi, chắc hẳn cũng không thể khác với các Ngài được, nghĩa là phải Lập Chí Tiến Tu.

Xem tiếp...