headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 23/12/2024 - Ngày 23 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

PHÁP VỊ CỦA NGƯỜI TU

 Tất cả chúng ta sau một thời gian nỗ lực tu hành, ít nhiều cũng có kết quả nào đó, như vậy mới có thể tiếp tục đi hết con đường Phật đạo. Cho nên hôm nay chúng tôi sẽ nói về Pháp Vị Của Người Tu.

Chữ “Vị” là mùi vị, “Pháp” là Phật pháp. Chúng ta hưởng được mùi vị Phật pháp chân chính sau khi trải qua một thời gian tu, đó gọi là pháp vị. Nói thế không có nghĩa là ta cầu chứng đắc hay mong mỏi chứng đắc. Đây là một hiện thực, nếu người quyết tâm, nắm vững phương pháp, khẳng định công phu tu hành tăng tiến thì sẽ được pháp vị.

Xem tiếp...

TỰ TU TỰ AN ỔN

 Tinh thần tu hành chủ yếu trong đạo Phật là Tự Tu Tự An Ổn. Vì vậy nếu tự mình không an thì không ai có thể đem đến sự an lạc cho mình. Tự chủ, tự tỉnh, tự quyết định công việc của mình. Đó là tư cách của một người con Phật. Nếu chúng ta không tự tỉnh, tự yên thì sự đối diện, tiếp cận, quan hệ hằng ngày sẽ là những chướng ngại cho mình. Người tu để mất thì giờ, để ồn cả đời, đó là một khuyết điểm lớn. Cho nên chúng ta phải tự chỉnh lại chỗ này. Chỉnh được rồi nhất định mình tu tiến, không sợ, không đổ thừa cái gì cả. Trước khi nói đến tinh thần tự tu tự tỉnh, tôi dẫn lời đối đáp của các vị Thiền sư.

Xem tiếp...

ĐỜI SỐNG THIỀN

 Hôm nay chúng tôi sẽ nói về Đời Sống Thiền. Người Phật tử phải có một đời sống tương đối như thế nào để mỗi ngày thân tâm được an ổn vui vẻ. Thế nên chúng ta phải biết áp dụng Phật pháp vào đời sống của mình, bớt gây tạo những nghiệp nhân không tốt, từng bước thực hiện lời Phật dạy để tịnh hóa thân tâm.

Xem tiếp...

TÂM VÀ KIẾN

 Buổi nói chuyện hôm nay chúng tôi nói về “Tâm” và “Kiến” của người tu, nhất là những hành giả tập tễnh đi vào con đường thiền. Đây là những pháp cần thiết trong khi áp dụng tu, nhất là trong sinh hoạt hằng ngày. Phải điều dụng tâm như thế nào, giải quyết những kiến chấp ra sao, hóa giải nó để chúng ta được thực sự an ổn.

Xem tiếp...

Khắc Phục Những Họa Hoạn Của Thân

 Buổi sinh hoạt đạo lý hôm nay chúng tôi sẽ nói về đề tài Những Họa Hoạn Của Thân. Vì đối với người tu chúng ta, nếu ai tu tiến được và làm chủ được thân tâm này, người đó có thể gọi là tự chiến thắng mình.

Tuy chúng ta đều biết thân này không thật, nhưng làm chủ được nó rất khó, không phải chuyện đơn giản. Làm chủ được thân này rồi, theo đó sẽ làm chủ được tâm. Nói tâm nhưng thật ra nó là những bóng dáng của sáu trần còn lưu đọng lại trong tàng thức của chúng ta. Cái ấy chưa phải là tâm thật, nó là vọng tưởng.

Xem tiếp...

TINH TẤN

 Hôm nay chúng tôi sẽ nói một số cách thức tu hành phổ thông, Phật tử tùy theo căn cơ, sở thích mà tự chọn pháp tu thích hợp với mình. Được vậy công phu mới tinh tấn liên tục, niềm tin vững chắc, không bị lay chuyển bởi bất cứ trở lực nào bên ngoài.

Xem tiếp...

HÀM DƯỠNG NỘI TẠI

 Buổi sinh hoạt hôm nay chúng tôi nói về tinh thần Hàm Dưỡng Nội Tại, tức là nói về hàm dưỡng công phu của người tu. Thực ra, các hình thức biểu trưng bên ngoài cũng cần thiết, nhưng nó rất giới hạn đối với người chuyên tu. Đi sâu vào kinh nghiệm tâm linh thì vấn đề nội tại đặc biệt được chú trọng.

Công phu thế nào để hàm dưỡng được nội tại hay là kiện toàn chín chắn, sâu sắc nội tâm, đó là phần chính. Bởi nếu nội tâm  bên trong không được nuôi dưỡng tốt thì dù bên ngoài có các hình thức tốt đẹp vẫn không giúp chúng ta giải quyết được mọi vấn đề then chốt của con người. Cho nên người tu nhất định không thể thiếu sót, không thể xem thường nội tâm mình. Chúng ta phải biết cách tận dụng, giữ gìn, hàm dưỡng cho tâm luôn khỏe mạnh, tăng tiến, không để bất cứ trở lực hay nghịch duyên nào làm nó lui sụt, yếu kém.

Xem tiếp...

TU MIÊN MẬT

 Về chuyện tu, chúng tôi đã nói nhiều lần với Phật tử, nhưng hôm nay tôi muốn nhấn mạnh đến tinh thần tu liên tục, mà danh từ chuyên môn trong nhà Thiền gọi là Tu Miên Mật. Chữ “miên mật” nghĩa là dệt dài hay phẳng dài, ý nói không để xen hở thứ gì khác.

Nhiều Phật tử nghĩ rằng chỉ có người xuất gia mới tu miên mật, còn hàng cư sĩ tại gia đa đoan nhiều việc nên không thể tu miên mật được. Thật ra không phải vậy.

Xem tiếp...

ĐƯỜNG VÀO ĐẠO

 Người Phật tử khi tu Phật, trước cần phải biết những cách thức trị tâm, ứng dụng pháp tu vào đời sống như thế nào. Bởi nếu chúng ta không biết rõ đường đi hoặc không nắm được hướng vào đạo thì việc tu khó đạt được kết quả mong muốn. Để giúp Phật tử có đường lối tu hành rõ ràng, buổi nói chuyện hôm nay chúng tôi sẽ nói về Đường vào đạo.

Xem tiếp...

HƯỚNG NGUYỆN THÀNH PHẬT

 Mục đích duy nhất của người tu Phật là hướng về đạo Vô thượng Bồ-đề. Tất cả niệm hướng của chúng ta là niệm hướng tu hành để thành Phật, ngoài ra không mong cầu gì khác. Trong từng bước tu tập, mỗi người phải trang trải những nợ nần oan khiên nghiệp báo nhiều đời… Tùy phần tùy phúc mà công phu có sai biệt, nhưng cuối cùng đều hướng về một mục đích là thành Phật.

Xem tiếp...

TINH THẦN TU PHẬT

 Kỷ niệm đản sanh đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, chúng ta lại một lần nữa tưởng niệm về đức Phật với tất cả cuộc đời và công hạnh của một đấng cha lành, thị hiện ra nơi đời vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Về lịch sử, chúng ta đã từng điểm qua trong những lần kỷ niệm trước. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến quá trình trải dài hơn 45 năm thuyết pháp giáo hóa độ sanh của Như Lai, đức Phật đã để lại những bài học, những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo với mục đích muốn chúng ta học hiểu, áp dụng hành trì làm sao được lợi lạc như chính Thế Tôn.

Xem tiếp...