headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

CHIẾC ÁO CHÂN THẬT

sen4Mấy hôm nay khí trời thay đổi, hình như sắp hết mùa mưa và hơi lạnh vào mỗi buổi sáng. Sự thay đổi của không khí này khiến tôi có một cảm hứng về đề tài Chiếc áo chân thật.

Mỗi khi khí lạnh về, ai cũng chuẩn bị cho mình chiếc áo. Với người Phật tử, chiếc áo nên chuẩn bị là chiếc áo chân thật của mình. Bởi một khi chúng ta mặc chiếc áo chân thật vào người thì ngàn đời không bao giờ bị hư, bị rét. Cho nên chiếc áo này không thể thiếu với người tu chúng ta. Vì vậy hôm nay tôi sẽ nói về chiếc áo chân thật. Chiếc áo này không cũ, không rách, không hư hoại nhàu nát, không có gì làm nhơ nó được, nên gọi là chiếc áo Bất Cấu Bất Tịnh. Nó không phải là thứ vải vóc thường có thể mua sắm được.

Xem tiếp...

HẰNG SỐNG VỚI TRÍ TUỆ CHÂN THẬT

phat16Phật tử sau khi nhận hiểu Phật pháp, mỗi ngày phải hằng sống với đạo lý mình đã học đã hiểu. Đó là chỗ thiết yếu. Cho nên đề tài buổi nói chuyện hôm nah là Hằng sống với trí tuệ chân thật.

Từ lâu Phật tử đã hiểu thân và tâm là gì rồi. Chúng ta đang sống, đang sử dụng thân tâm như thế nào, mỗi người phải tự biết rõ mới có thể điều động nó được. Trước nhất nói về thân. Chúng ta phải đeo mang thường trực cái thân, mất rất nhiều thì giờ vì nó. Cũng bởi thân này chúng ta tạo thêm những nghiệp nhân để rồi từ đó vướng mắc mãi trong vòng lẩn quẩn. Cho nên đối với thân, Phật dạy phải sắp xếp thế nào phù hợp với đời sống đạo. Người tu trong đời sống hằng ngày, cố gắng nhiếp phục được những phiền não.

Xem tiếp...

Tịnh Hóa Thân Tâm Tu Hành

toathien4Buổi sinh hoạt hôm nay chúng tôi sẽ nói về cách thức Tịnh hóa thân tâm để việc tu hành có kết quả. Qua kinh nghiệm bản thân, dù rất nhỏ chưa có gì xứng đáng, nhưng chúng tôi nghĩ vẫn có thể chia sẻ với quý Phật tử để công phu của quí vị mỗi ngày mỗi tiến hơn. Có thế chúng ta mới thấy được lợi ích thiết thực của việc tu hành.

1- Tịnh hóa thân tâm.

Trước nhất chúng tôi nói về tinh thần tịnh hóa. Tịnh hóa là làm sao để thân tâm được lóng lặng trong sạch. Nói rõ hơn, làm sao chúng ta yên tĩnh, lóng lặng trong sạch để hóa giải được tất cả những phiền não, bất an bất ổn của mình.

Xem tiếp...

Phát Tâm Tu Học

Giờ này đại lao Hòa thượng, chúng tôi cùng trao đổi những kinh nghiệm tu hành với quý Phật tử. Mong tất cả quí vị dù ở đâu, hoàn cảnh nào cũng để tâm học hiểu Phật pháp, thực tập Phật pháp thì chắc chắn sẽ đạt được lợi ích. Như Hòa thượng đã nói ai cũng tu được. Nếu chịu tu thì kết quả sẽ đúng như sở nguyện của mình. Nhiều vị thắc mắc “Sao càng tu càng thấy vọng tưởng nhiều ra, không biết mình tu có hết vọng tưởng không? Nếu tu không hết vọng tưởng thì khó thành Phật lắm…”

Xem tiếp...

Điều Kiện Tu Thành Phật

thanhdaoTrong tinh thần tu hành, chúng ta thử cùng nhau trao đổi về những điều kiện để trở thành người Phật tử chân chánh, từ đó tiến lên thành Phật. Phật tử có duyên với Phật pháp, Phật pháp cũng có duyên với Phật tử nên hai bên mới gặp nhau. Lời Phật dạy cách đây hai ngàn mấy trăm năm mà chúng ta nghe vẫn thấy thích, vẫn áp dụng được, rõ ràng là có duyên. Bởi có duyên nên chúng ta quý kính Tam bảo, hướng về Tam bảo tu học.

Xem tiếp...

Ý Nghĩ Của Người Tu

phat15 Hôm nay tôi nói chuyện về ý nghĩ của người tu. Nghĩa là người tu chúng ta phải tu ngay từ trong ý nghĩ của mình. Ý nghĩ là một thứ nghiệp quan trọng, chủ yếu trong sinh hoạt của tất cả chúng ta. Vì vậy nói tu, thì chúng ta phải nhắm thẳng vào điểm gốc này mà tu. Như chư Phật và liệt vị Tổ sư đã từng dạy chúng ta rằng: nếu người biết tu, tu đúng, thì một ngày của người đó bằng bao nhiêu năm tháng dài của những người tu mà không nắm rõ chủ trương đường lối.

Xem tiếp...

Con Đường Thiền

Hôm nay, chúng ta sinh hoạt về đề tài tinh thần trang nghiêm hoặc tinh thần tu học của người con Phật nói chung, của người tu thiền nói riêng.

Nói đến “tu thiền”, tức là nói đến “tu tâm”, căn cứ từ tâm mà tu. Nhưng tâm là gì? Thường mỗi người chúng ta gọi cái mà ta ôm giữ, suy nghĩ, sống hằng ngày và sử dụng trong mọi tương giao, đối duyên tiếp cảnh là tâm. Nhưng đức Phật lại gọi đó là “vọng tưởng”. Vì tâm này không phải là tâm thật.

Xem tiếp...

Kiểm Lại Việc Tu Của Mình

Một lúc nào đó kiểm lại đời tu, việc tu của chúng ta, chắc rằng không ai khỏi giật mình qua quá trình tu học của mình. Đây là vấn đề ách yếu nhất của chính mình. Vấn đề này, tiền tài danh vọng không thể hoán đổi được, mà chính mỗi chúng ta tự đảm đang trách nhiệm ấy. Thế thì, chúng ta phải tiêu dung vấn đề này như thế nào ? Và để đảm bảo việc này của chúng ta trong hiện trạng cuộc sống hằng ngày, làm sao chúng ta vẫn sống vẫn sinh hoạt đều đặn cùng ngoại giới mà chúng ta không đánh mất thời giờ tu hành. Chúng ta luôn luôn giữ được phần chủ động, nắm phần chắc thực nơi mình, không bị lay chuyển bởi cảnh duyên gì, cho dù hoàn cảnh có như thế nào đi nữa. Và đây là tiếng rống của một sư tử vương trong quần thú:

Xem tiếp...

CON ĐƯỜNG XƯA

Hòa thượng tôn sư luôn thương tưởng quí Phật tử, ân cần nhắc nhở qua những băng từ, quí vị luôn nương theo tu học từ trước đến giờ. Đồng thời Ngài cũng chỉ dạy các vị đệ tử đến đây trực tiếp giảng giải Phật pháp và hướng dẫn cho toàn thể hội hữu Phật tử trong đạo tràng tu học. Quí vị thật đủ duyên lành và duyên lành ấy ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Đó là điều đáng mừng.

Xem tiếp...

CHIA SẺ VÀ CẢM THÔNG

Chúng ta đã vào mùa an cư kiết hạ nhưng công tác xây dựng hai ngôi nhà May mặc và Bệnh xá chưa được hoàn chỉnh. Thầy có suy nghĩ cách đây một tuần rồi, nhưng tới sáng hôm nay mới vô sớm huy động Ni chúng dọn dẹp hai căn nhà này để chính thức đưa vào sử dụng. Bây giờ chúng ta đã đủ duyên họp mặt mừng ngày hoàn thành hai Phật sự nho nhỏ, bổ sung cho công tác xây dựng tạo cơ sở mặt bằng tu học của Ni chúng Trí Đức.

Xem tiếp...

NHẮC NHỞ TĂNG NI NGÀY ĐẦU HẠ

Tất cả chúng ta được yên tu trong mái chùa trang nghiêm thanh tịnh, trước nhất phải nghĩ đến thâm âm Tam Bảo, thâm âm của thầy tổ. Thật ra tôi ngồi đây sắp xếp chỉ dạy mọi việc cho Tăng Ni cũng từ sự chỉ dạy của Hòa thượng ân sư. Từ lâu Hòa thượng Trúc Lâm chịu trách nhiệm sắp đặt chỉ dạy và chứng dự tất cả các buổi lễ, họp chúng của Tăng Ni trong tông môn nhưng giờ đây Ngài đã lớn tuổi, cần phải nghỉ ngơi nên tôi thay nhọc ngài làm việc này.

Xem tiếp...