headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 22/12/2024 - Ngày 22 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ TRUNG HOA: Thiền sư Phổ Nguyện

thiensunamtuyen2. Thiền sư Phổ Nguyện
Nam Tuyền (748 - 834)

Sư họ Vương, quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu. Đời Đường niên hiệu Chí Đức thứ hai (758 TL), Sư theo Thiền sư Đại Huệ ở núi Đại Ngung xuất gia học đạo. Năm 30 tuổi, Sư lên núi Cao Nhạc thọ giới Cụ túc. Lúc đầu, Sư học tập Tướng tông và Luật tông, kế tìm đến các nơi giảng Kinh Luận thọ học. Sư đã học được kinh Lăng-già, Hoa Nghiêm, Trung Luận, Bách Luận...

Ngài xuất gia lúc 10 tuổi, đến năm 30 tuổi lên núi Cao Nhạc thọ giới Cụ túc. Sau khi thọ giới, ngài học tập Tướng tông và Luật tông. Tướng tông tức là môn học về Duy thức, thí dụ quyển Tam Thập Tụng, Bát Thức Quy Củ, tên đầy đủ là Bát Thức Quy Củ Tụng Trang Chú. Trang chú hay tụng chú là do ngài Huyền Trang chú thích.

Kế đó ngài tìm đến những đạo tràng giảng Kinh Luận thọ học. Kinh Lăng-già, kinh Hoa Nghiêm, Trung Luận, Bách Luận... là những bộ kinh luận căn bản ngài Nam Tuyền được học trong giai đoạn còn trẻ. Sau này chúng ta cũng được học những bộ này, vì đây là những bộ kinh luận căn bản của người xuất gia tu Phật.

Sau, Sư đến Mã Tổ bỗng nhiên “được cá quên nơm” (đạt lý quên lời), được du hí tam-muội (chánh định ngao du tự tại).

“Được cá quên nơm” là câu nói dân gian, tức đạt lý quên lời, nghĩa là ngài đã thấu lý hay ngộ lý nơi Mã Tổ. Du hý tam-muội, là một loại thần dụng tự tại nên gọi là du hý, thần dụng này lúc nào cũng có thể biểu hiện.

Một hôm, Sư bưng cháo cho chúng Tăng, Mã Tổ hỏi:

- Trong thùng thông là cái gì?

Sư thưa:

- Ông già nên ngậm miệng, nói năng làm gì?

Mã Tổ bèn thôi.

Từ đây về sau, những bạn đồng tham học không ai dám gạn hỏi Sư điều gì.

Ngày xưa ở các tu viện, thiền viện bên Trung Hoa thường đựng cơm cháo trong những chiếc thùng bằng gỗ thông. Người ta ghép từng miếng gỗ lớn thành một cái thùng to. Thấy ngài Nam Tuyền bưng một thùng cháo như vậy, Mã Tổ hỏi bên trong là cái gì? Ngài đáp: Ông già nên ngậm miệng, nói năng làm gì? Trả lời như vậy có vô phép không? Không đâu, vì đây là cơ hội để người học trò nói lên chỗ đến của mình, biểu hiện cái mình đã trải nghiệm trong Phật pháp. Biết đệ tử được như vậy nên Mã Tổ bèn thôi.

Cách thức biểu hiện với thầy của ngài khiến huynh đệ xung quanh ngán. Từ đây về sau bạn đồng tham học không ai dám gạn hỏi ngài điều gì. Ngán đây không phải là sợ, mà thấy chỗ đến của ngài và chỗ đến của mình không tương xứng, có khi không thể luận đáp nổi nên thôi. Trong huynh đệ chúng ta thường cũng có những cái ngán, nhưng không giống như vậy. Giả tỷ huynh đệ hỏi điều gì đó, mình trả lời một cách bực bội hoặc có những thái độ bất thường nên thiên hạ ngán cái điên đảo của mình.

Niên hiệu Trinh Nguyên thứ 11 (795 TL), Sư tạm biệt Mã Tổ đi tìm nơi cất am.

Năm 795 TL, lúc đó ngài 47 tuổi, từ biệt thầy đi tìm nơi cất am để nhập thất.

Sau khi rời Mã Tổ, Sư đồng đi với thiền sư Bảo Vân, Trí Thường, Trí Kiên cả thảy bốn người. Đến giữa đường, sắp từ biệt nhau, Sư cắm gậy xuống đất bảo:

- Nói được cũng bị cái ấy ngại, nói không được cũng bị cái ấy ngại.

Trí Thường liền nhổ gậy, đập Sư một gậy, rồi nói:

- Cũng chỉ cái ấy, Vương lão sư (thầy già họ Vương) nói cái gì ngại, chẳng ngại?

Bảo Vân nói:

- Chỉ một câu này truyền khắp thiên hạ.

Trí Thường hỏi:

- Lại có cái chẳng khắp chăng?

Bảo Vân đáp:

- Có.

Trí Thường hỏi:

- Thế nào là cái chẳng khắp?

Bảo Vân ra bộ tát tai.

Đến giữa đường, sắp từ biệt nhau, ngài cắm gậy xuống đất bảo: Nói được cũng bị cái ấy ngại, nói không được cũng bị cái ấy ngại. Đây là hành động người xưa cùng đi học đạo, cùng đi hành cước xét nghiệm nhau, quý ngài đều là những người phi thường. Thiền sư Trí Thường liền nhổ cây gậy đập ngài một gậy nói: Cũng chỉ cái ấy, Vương lão sư (thầy già họ Vương) nói cái gì ngại, chẳng ngại? Điều đó chứng tỏ vị này đã chiếm thượng phong rồi.

Ngài Bảo Vân nói: Chỉ một câu này truyền khắp thiên hạ, nghĩa là hoan nghênh việc làm sư huynh kia. Ngài Trí Thường gạn hỏi lại vấn đề đó:

- Lại có cái chẳng khắp chăng?

Ngài Bảo Vân đáp:

- Có.

- Thế nào là cái chẳng khắp?

Bảo Vân ra bộ tát tai, tức là còn một cách hoặc rất nhiều cách biểu hiện khác. Cách biểu hiện trước là nhổ cây gậy lên dộng cho một gậy nói cái gì ngại không ngại. Cách biểu hiện sau là làm bộ dạng như tát một tát tai. Bởi vì đó là chỗ không thể dùng phương tiện ngôn ngữ, văn tự có thể diễn tả được, cho nên ngay lúc ấy phải dùng những biểu hiện bằng tư cách, thần dụng.

Bốn vị ngồi uống trà. Bảo Vân đưa chung trà lên nói:

- Khi thế giới chưa thành vẫn có cái ấy.

Sư bảo:

- Người nay chỉ biết cái ấy, chưa biết thế giới.

Trí Thường nói:

- Phải.

Sư bảo:

- Sư huynh đâu đồng cái thấy này.

Trí Thường lại đưa chung trà lên bảo:

- Khi thế giới chưa thành nói được chăng?

Sư ra bộ tát tai, Trí Thường đưa mặt nhận tát tai.

Ngài Nam Tuyền, Bảo Vân, Trí Thường, Trí Kiên đều là những học trò xuất sắc của Mã Đại sư. Các ngài có thể dùng những vật dụng hiện tiền để biểu hiện chỗ đến của mình, nên được gọi là du hý thần lực. Bốn vị ngồi uống trà, ngài Bảo Vân đưa chung trà lên nói một việc khác chứ không nói chung trà. Các ngài hơn chúng ta ở điểm này. Chúng ta khi đưa chung trà lên liền nói chung trà này thầy tôi mới mua ngoài chợ, nó hàng Giang Tây chẳng hạn. Ở đây ngài Bảo Vân không nói như vậy, mà đưa chung trà lên nói cái ấy, trở về với cái bất sanh bất diệt ấy, nghĩa là vượt ngoài thành bại.

Ngài Nam Tuyền bảo người nay chỉ biết cái ấy, chưa biết thế giới, tức biết một chưa biết hai, đại khái như vậy. Trí Thường nói phải, Nam Truyền bảo Sư huynh đâu đồng cái thấy này, tức là huynh đệ đồng cảm với nhau. Ngài Trí Thường lại đưa chung trà lên bảo, khi thế giới chưa thành nói được chăng? Ngài Nam Tuyền ra bộ tát tai, ngài Trí Thường đưa mặt nhận tát tai. Đây là chỗ vận dụng, biểu hiện bằng phương tiện đang có ngay hiện tại.

Sư đến núi Nam Tuyền cất am, ở mãi hơn 30 năm chưa từng xuống núi. Niên hiệu Thái Hòa năm đầu (827 TL), Liêm sứ thành Tuyền Châu là Lục Công Tuyên nghe đạo phong của Sư bèn cùng Giám quân đồng đến thỉnh Sư xuống núi, với tư cách đệ tử thỉnh thầy. Từ đây, Sư mở rộng đạo huyền, số người tham học không khi nào dưới vài trăm. Các nơi gọi Sư là “người mô phạm đất Dĩnh”.

Nhân duyên hóa đạo của thiền sư Nam Tuyền được bắt đầu khi một ông quan là người Phật tử nghe danh mến mộ, với tư cách là đệ tử đến thỉnh thầy xuống núi để hóa đạo. Ngài nhận lời xuống núi thành lập đạo tràng, hàng ngày hành giả các nơi về học đạo không dưới vài trăm người. Pháp hội ngày một thịnh hành, các nơi gọi ngài là người mô phạm ở đất Dĩnh.

Dưới núi Nam Tuyền có một Am chủ, có người nói: “Gần đây có Hòa thượng Nam Tuyền ra đời, sao ông không đến yết kiến?” Am chủ bảo: “Chẳng những Nam Tuyền ra đời, dù có ngàn đức Phật xuất thế, tôi cũng chẳng đến.” Sư nghe lời này, bèn sai Tùng Thẩm (Triệu Châu) đi khám phá. Tùng Thẩm đến làm lễ, Am chủ chẳng thèm nhìn. Tùng Thẩm từ đông qua tây, lại từ tây qua đông, Am chủ cũng chẳng nhìn. Tùng Thẩm bảo: “Giặc cỏ đại bại”, bèn bỏ tấm mành xuống ra về. Tùng Thẩm về thuật lại Sư nghe. Sư bảo: - Ta từ lâu nghi lão ấy.

Người đi học đạo nơi ngài Nam Tuyền về thuật lại với một vị am chủ dưới núi, nói rằng có thiền sư Nam Tuyền ra đời, sao không đến yết kiến. Vị đó đáp: Chẳng những Nam Tuyền ra đời, dù có ngàn đức Phật xuất thế, tôi cũng chẳng đến. Câu nói này vừa đầy cao khí và cỏ rác bên trong. Nghe vậy ngài Nam Tuyền cử Triệu Châu, một trong số những vị đệ tử lớn đã xong việc xuống thăm ông cụ coi sao.

Ngài Triệu Châu đến, làm lễ đúng pháp xong đi nhiễu từ đông qua tây, từ tây qua đông, nhưng vị am chủ vẫn ngồi im không nói gì hết, cũng không nhìn. Ngài Triệu Châu bảo giặc cỏ đại bại rồi buông tấm mành xuống ra về. Đến nơi ngài thuật lại cho thầy nghe, thiền sư Nam Tuyền bảo ta từ lâu nghi lão ấy. Nghi đó là nghi cái gì? Ông cụ này chắc cũng làm bộ dạng gì đây nhưng có sơ hở, bậc tác gia đến mà cách cư xử không hợp pháp. Do vậy ngài Nam Tuyền nói từ lâu nghi lão ấy.

Một hôm, Sư đến Trang sở, Trang chủ dự bị đón tiếp. Sư hỏi:

- Lão tăng ra vào thường không cho người biết, sao Trang chủ biết trước mà bày biện như vậy?

Trang chủ thưa:

- Đêm qua thổ địa mách ngày nay Hòa thượng đến.

Sư bảo:

- Vương lão sư tu hành vô lực bị quỷ thần xem thấy.

Thị giả hỏi:

- Hòa thượng đã là thiện tri thức, vì sao bị quỷ thần xem thấy?

Sư bảo:

- Trước thổ địa để một phần cơm.

Đây là sự duyên chứng minh công đức, đạo lực của thiền sư Nam Tuyền. Ngài thường xuống thăm những thiền trang của viện, khi đi không cho tri sự cũng như các vị chức sự dưới đó biết, cần đi thăm viếng thì tự lặng lẽ đi. Nhưng khi đến nơi, ngài ngạc nhiên thấy thầy tri sự bày biện đủ thứ đón rước, mới nói lão tăng ra vào thường không cho người biết, sao Trang chủ biết trước mà bày biện như vậy? Vị này thưa đêm qua có thổ địa cho hay trước.

Thổ địa là ai? Trong đạo tràng của chúng ta, thổ địa thường là những vị long thần hộ pháp, những vị nằm trong hệ bát bộ thiên long hoặc là trời, thần, quỷ, rồng v.v… Các ngài là đệ tử của đức Thế Tôn, vâng chỉ giáo của Phật luôn có mặt ủng hộ các đạo tràng, nơi những người tu hành đúng chánh pháp. Cho nên chúng ta sống và tu hành chân chánh thì các vị long thần hộ pháp thường kề cận một bên để hộ trì.

Hồi xưa, quý thầy già hoặc người lớn tuổi trong quê thường nói hai bên vai vác luôn có các vị long thần hộ trì, hộ pháp, hộ giáo, hộ giới cho tâm nguyện tu hành của mình. Nếu tâm chúng ta thanh tịnh, ánh sáng từ nơi mình phát ra thanh tịnh sẽ tương ưng với các vị long thần hộ pháp. Nếu tâm chúng ta không thanh tịnh, ánh sáng phát ra uế trược thì các ngài xa lánh. Cho nên mỗi khi thấy ai vi phạm điều gì, quý thầy già thường dạy: “Ông tu thế nào mà để long thiên hộ pháp xa lánh.” Đó cũng là một cách dạy dỗ đệ tử, vận dụng hình ảnh, sự kiện bên ngoài để nhắc nhở.

Người tu phải thanh tịnh, đó là chuẩn gốc không thể thiếu đối với bất cứ người tu nào. Muốn thanh tịnh phải giữ giới luật nghiêm minh. Giới luật nghiêm minh mới hỗ trợ, hoàn chỉnh cho thân tâm thanh tịnh. Vì thế người tu phải thọ giới, học giới và hành trì giới luật nghiêm minh, giữ giới luật tròn đầy trang nghiêm. Sao gọi là đạo tràng? Vì khi bản thân chúng ta tu hành thanh tịnh, chẳng những long thiên hộ pháp thường gần gũi kề cận ủng hộ mà những thứ tạp nham không thể đến gần. Điều đó được thể hiện cụ thể qua sự ủng hộ của tứ phương đàn-na thí chủ, của những bậc thiện hữu tri thức.

Người tu hành chân chánh, giới luật trang nghiêm thanh tịnh thì đầy đủ đạo hạnh, trí tuệ khiến mọi người hoặc thiện hữu tri thức chung quanh hướng về. Nhiều vị nói rằng, gần gũi người tu hành họ cảm nhận được một từ trường, tức là năng lượng phát ra tốt đẹp. Vì thế người tu hành giới luật trang nghiêm giống như bảo vật phát ra từ trường tốt.

Ma quỷ thấy chúng ta không phải qua hình dạng nặng bao nhiêu ký, cao bao nhiêu thước mà thấy qua ánh sáng phát ra từ nơi mình. Người nào ánh sáng phát ra tăm tối, mờ mịt thì nghiệp nặng, trược nhiều, uế sâu. Thường những loại ma quỷ rất thích màu sắc này nên nó sẽ đến gần để hưởng, liếm, ăn. Những thiện hữu tri thức thanh tịnh, trong sáng thì tránh xa những thứ đó.

Vì thế khi giới tử thọ đại giới, song song với việc phải học thuộc kinh luật, một điều cấm kị nữa là không được dùng ngũ vị tân. Tại sao? Những thứ này tuy là thực phẩm nhưng dùng sẽ để lại trong người dư vị không thanh tịnh. Bởi không thanh tịnh nên thích hợp với các loài quỷ. Nhiều thầy dạy đệ tử: “Tối con đừng có đi đêm”, nói như vậy không có tác dụng bằng: “Tối con đi ra ngoài, có một loại quỷ lưỡi dài chừng hai thước, nó đứng xa vẫn có thể liếm được con.” Đệ tử nghe nói như vậy sợ lắm, không dám đi ra ngoài ban đêm nữa.

Thí dụ gần điện Bồ-tát Quan Âm có con quỷ đứng bên kia, nó sợ Bồ-tát nên không dám lại gần. Ai mà ra đó chơi ban đêm, nó đứng bên kia le cái lưỡi dài liếm hết hương giới đức, khiến mình trở thành ô uế nhiễm nhơ, tu hành không tiến. Cho nên cách dạy đạo của người xưa trong quê rất thực tế. Các ngài không cắt nghĩa phải tu như thế nào mà nói thẳng. Như thấy mấy chú tiểu tụng kinh chắp tay bọng, các ngài rầy: “Mày tu lười biếng chắp bọng ở giữa, quỷ đem lửa tới nhen đốt đó.” Nghe vậy ai cũng sợ và nhớ hoài. Hoặc tụng kinh mà ngủ gật, các ngài nói con quỷ có một miếng keo, thấy ai ngủ nó đem miếng keo dán bít con mắt lại cho ngủ luôn, quên hết văn cú, tụng xàm tụng bậy, đứng bên Phật làm Phật giật mình, không cho đứng gần nữa. Đó là những phương tiện dạy đệ tử rất hay của người xưa.

Các ngài chỉ cần nói một lần là chúng ta nhớ đời luôn. Có khi không dùng lời nói, như một vị làm bộ tát tai, vị kia đưa mặt nhận tát tai. Hoặc như mấy thầy trong quê dùng roi mây quất, nhận không nhận gì cũng quất để mình nhớ suốt đời. Trong tùng lâm, hình ảnh sống đạo của người tu hành rất đa dạng, nếu chúng ta đủ duyên nhận ra được thì tâm nguyện đời tu của mình ngày hôm nay không luống uổng.

Thiền sư Nam Tuyền nói do ngài tu hành vô lực nên bị quỷ thần xem thấy, tức là trong tâm còn khởi niệm nên quỷ thần mới thấy. Từ sự kiện này huynh đệ nghiệm lại xem trong lòng mình còn nhiều niệm hay ít? Như ngồi thiền nhớ má, hoặc đã gần 40 tuổi mà nhớ lại những năm còn là sinh viên học đại học trên thành phố hoặc học sinh trường trung học dưới quê… Nếu ai vọng tưởng nhiều như vậy là tự biết mình tu chưa đắc lực. Cho nên chúng ta phải cố gắng nhiều, chứ đâu có cách nào khác.

Nghe thiền sư Nam Tuyền nói vậy, thị giả hỏi ngài đã là thiện tri thức, vì sao bị quỷ thần xem thấy? Thị giả dám hỏi kiểu này cũng là hạng siêu xuất. Ngài đáp, trước thổ địa để một phần cơm. Hòa thượng Trúc Lâm đã từng dạy chúng ta, nếu làm chủ được mình, vừa có dấy niệm biết là dấy niệm thì bỏ đi. Nếu vừa có dấy niệm mà không biết là dấy niệm, lao theo thì bị hụt hẫng, cách quãng. Cái tỉnh không còn liên tục vì cái bất tỉnh chen vào.

Như đang ngồi thiền chợt nhớ lại hồi chiều thầy dặn để gạo vào nồi cơm nhưng quên bẵng đi hoặc để gạo vào rồi mà chưa đậy nắp lại. Đó là những vọng tưởng trong phạm vi của đạo tràng, không phải chuyện xa vời lê thê ở đâu thì lại càng khác nữa. Hoặc đang ngồi thiền mà ngủ gật, thấy Thầy thuyết pháp cho bản đạo nghe, mình đứng hầu chắp tay, nhắm hai con mắt lại. Thầy nói cho người khác nghe mà thấy câu nào cũng giống như thầy đang rầy mình. Phải trải qua quá trình tu tập ít nhất từ sáu bảy năm gắn bó với đạo tràng, không hề để vọng tưởng bên ngoài kéo dẫn, chúng ta mới có những giấc mơ thanh tịnh chứ không phải ngủ mê nói mớ.

Có vị lúc mới vào chùa ngồi thiền rất tốt, được một thời gian bị bệnh viêm khớp nên mỗi lần kéo chân là đau buốt. Nói cho ai biết trong khi mình tươi tỉnh, mập cả năm bảy chục ký. Biết nói ra ít ai tin nên cắn răng chịu, gồng mình chịu. Lúc đầu chịu nổi nhưng lắm khi cũng hít hà. Làm như tế bào nào cũng sẵn sàng căng ra để đứt, nghe rát bỏng từng thớ thịt. Như vậy đó mà quyết tâm chết bỏ. Đối với thầy tổ, huynh đệ, mình không hề hở miệng. Nhất định người ta làm được mình cũng làm được, người ta ngồi được mình ngồi được, người ta chịu đau được mình chịu đau được, chết không sợ mà sợ đau cái gì! Cho nên trong nổi đau khổ như vậy mà mình vẫn tương đối yên ổn.

Nếu chúng ta cứ để cái ăn cái ngủ, các duyên quấy nhiễu bu bám thì đau vẫn cứ hoàn đau. Chỉ khi nào bước sang được cảnh giới an lạc của những thời thiền mà quên thân thì mới hết đau. Chừng nào chúng ta ngồi thiền quên được thân? Khó lắm chứ không phải dễ đâu. Bữa nào trời mát có thể yên ổn chút ít, bữa nào trời nóng thì khó mà yên được. Bởi vì mấy giọt mồ hôi chảy, ngứa ngáy đau nhức v.v… lại còn bị ma ngủ hành hạ. Ngày trước có khi bỏ ngủ đi chơi chẳng ăn thua gì, bây giờ bỏ ngủ buổi trưa thì chiều tối không ngồi thiền nổi. Khổ vậy!

Trở lại vấn đề ngài Nam Tuyền, trong sự duyên đến trang viện không báo trước mà thấy sự chuẩn bị đón tiếp, ngài tự biết mình tu hành vô lực nên bị quỷ thần thấy tâm. Giả tỷ chúng ta đang ngồi thiền, tâm phẳng lờ trong trẻo lại nghĩ: “Sáng nay mình kêu xe về thăm Sư Ông ở Thường Chiếu một chút.” Điều này rất là chánh đáng, nhưng kêu xe gì đây. Xe của ông này mắc quá, xe ông kia ngộp quá v.v… Bao nhiêu những thứ động địa như thế cũng làm mình chao đảo.

Chúng ta chưa nhận được tâm thể nên một ngày Phật tử về tu học, thầy trò chuẩn bị nào chiên, xào, nấu, nướng v.v… Bởi sự duyên như thế nên tâm thể rỗng rang sáng suốt dù muốn dù không cũng bị khói lửa vây phủ. Thầy chao đảo, trò chao đảo, người lớn, người nhỏ đều chao đảo. Ở đây ngài Nam Tuyền cho chúng ta một bài học. Đến một lúc nào đó, thầy trò biết mình vô lực, chưa được đại dụng hiện tiền thì phải chuyển lần đi. Chuyện này khó chứ không phải dễ.

Tùng Thẩm hỏi:
- Đạo chẳng ngoài vật, ngoài vật chẳng đạo, thế nào là đạo ngoài vật?

Sư liền đánh. Tùng Thẩm nắm gậy lại, nói:

- Từ đây về sau chớ có đánh lầm người.

Sư bảo:

- Rồng rắn dễ phân biệt, nạp tử (Tăng sĩ) khó lường.

Đây là những cách thức vị thầy trắc nghiệm đệ tử. Ngài Tùng thẩm là một nhân vật nổi tiếng, là đại đệ tử của thiền sư Nam Tuyền, nên đôi lúc thầy trò có những chiêu thuật giống như xổ cờ xung trận.
Tùng Thẩm hỏi đạo chẳng ngoài vật, ngoài vật chẳng đạo, thế nào là đạo ngoài vật? Thiền sư Nam Tuyền liền đánh, Tùng Thẩm nắm gậy bảo từ đây về sau chớ có đánh lầm người. Đây là cách đối đáp của hành giả đã đạt đạo. Ngài Nam Tuyền bảo rồng rắn dễ phân biệt, nạp tử khó lường.

Nạp tử là danh từ chỉ cho tăng sĩ, ở đây chỉ cho đệ tử của thiền sư Nam Tuyền chứ không phải ai khác. Vị thầy có thể dùng những cách thức bình thường để sử xự với mọi người nhưng với nạp tử thì không cần thiết. Người ta hay nói cơm ngon không cần cho người đã no bụng. Bởi vì dù có nấu ngon cỡ nào, đối với họ cũng không cần thiết.

Một hôm, Sư đóng cửa phương trượng (nhà thầy Trụ trì ở vuông vức một trượng), lấy tro rắc ngoài cửa, bảo:

- Nếu có người nói được liền mở cửa.

Có nhiều vị tăng nói, mà không hợp ý Sư.

Tùng Thẩm nói:

- Trời xanh.

Sư liền mở cửa.

Thiền sư Nam Tuyền bày ra nhiều cách để nghiệm đệ tử. Một hôm ngài đóng cửa, bên ngoài rắc tro làm dấu, bảo nếu ai nói được mới mở cửa, nói không được thì đóng cửa luôn. Không phải ngài đang giận mà ứng xử hoàn toàn trong đạo lý. Đại đệ tử Triệu Châu tới cửa nói Trời xanh. Một câu nói không dính dáng gì đến hình ảnh, sự kiện hay đạo lý gì hết. Trời xanh vậy thôi. Thiền sư Nam Tuyền liền mở cửa.

Sư dạy chúng:

- Mã Tổ ở Giang Tây nói “Tức tâm tức Phật”, Vương lão sư chẳng nói thế ấy, mà nói “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật”, nói thế có lỗi chăng?

Tùng Thẩm lễ bái đi ra.

Khi ấy có vị tăng theo hỏi Tùng Thẩm:

- Thượng tọa lễ bái đi ra, ý thế nào?

Tùng Thẩm bảo:

- Thầy nên hỏi Hòa thượng.

Vị tăng ấy đến hỏi Sư:

- Hành động vừa rồi của Thượng tọa Thẩm, ý thế nào?

Sư bảo:

- Ông ấy đã nhận được ý chỉ của Lão tăng.

Đây cũng là một cách dạy đệ tử trong tông môn. Thiền sư Nam Tuyền dẫn: Mã Tổ ở Giang Tây nói “Tức tâm tức Phật”, Vương lão sư chẳng nói thế ấy, mà nói “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật”, nói thế có lỗi chăng? Mã Tổ là thầy của ngài, Vương lão sư là họ của ngài. Ngài bảo Tổ chỉ nói tức tâm tức Phật, còn ngài lại thêm phi tâm, phi Phật, phi vật rồi đặt câu hỏi như vậy có lỗi không. Tùng Thẩm lễ bái đi ra. Cách trả lời thật xuất chúng.

Khi ấy có vị tăng theo hỏi ngài Tùng Thẩm:

- Thượng tọa lễ bái đi ra, ý thế nào?

Tùng Thẩm bảo:

- Thầy nên hỏi Hòa thượng.

Vị tăng liền đến hỏi thiền sư Nam Tuyền:

- Hành động vừa rồi của Thượng tọa Thẩm, ý thế nào?

Thiền sư đáp rất chân tình:

- Ông ấy đã nhận được ý chỉ của Lão tăng.

Tức là xác minh ngài Tùng Thẩm đã nhận được ý chỉ của mình rồi, nghĩa là đã xong việc.

Những đoạn đối đáp trên dẫn lại sự duyên dạy đệ tử của thiền sư Nam Tuyền. Ngày xưa ngữ lục của chư tổ được ghi lại hàng ngày. Công việc này thường do những vị thị giả ở kề cận, có khi lo phần phục vụ cơm nước, nhưng việc quan trọng chính thức là ghi chép lại những thưa hỏi Phật pháp của thiền khách các nơi. Sau khi trình lên, được Hòa thượng ấn chứng thì truyền lại thành ngữ lục.

Ngữ lục là ghi lại những lời đối đáp Phật pháp của chư Tổ với các nơi. Bây giờ chúng ta học ngữ lục của chư tổ xưa để biết mà tu, chứ không phải học cho thuộc, rồi lấy đó làm kiến giải của mình. Học người xưa để mở ra cánh cửa cho mình vào. Thí dụ đoạn trên ngài Nam Tuyền nói với đệ tử: Vương lão sư tu hành vô lực bị quỷ thần thấy tâm. Câu này cho chúng ta một bài học, có thể từ đó hành trì, tu làm sao đừng để quỷ thần thấy tâm thì giác ngộ. Nếu tâm không tỉnh giác liên tục thì quỷ thần xen vào, nên không thấy mà nói thấy, thấy mà nói không thấy. Trong bụng toàn ma quỷ nên đụng tới tham sân nổi dậy. Như thế không chỉ nói tu hành vô lực mà tu hành không đúng chánh pháp, nuôi ma mị trong lòng.

Hòa thượng Trúc Lâm dạy chúng ta không nên nuôi ma quỷ trong lòng. Phải đuổi hẳn nó ra bằng cách vừa có một niệm dấy khởi liền bỏ đi, không chấp nhận, không chạy theo, không nuôi dưỡng, nó không đủ sức kéo lôi mình. Hòa thượng dạy rất bình dị mà hoàn toàn đạo lý chứ không phải thuyết pháp suông và bắt chúng ta học thuộc lòng. Nhận ra yếu chỉ đó rồi, Hòa thượng tiếp tục dạy phải sống được với tánh giác của mình.

Ngài thường nhắc nhở chúng tôi: “Các chú phải hằng sống được với tánh giác của mình.” Tánh giác là cái gì? Phải làm sao để hằng sống được với nó? Đây mới là vấn đề cần yếu, chứ không phải ngủ trưa thức dậy, đánh mõ tụng “Hằng sống lại với tánh giác. Hằng sống lại với tánh giác.” Đánh mõ tụng như vậy thấy như trung thành triệt để với ngài nhưng lại cách xa ngàn dặm. Ngài không dạy tụng như thế mà bảo phải nhận ra tánh giác là gì, làm sao sống được với nó. Những dấy niệm không đủ sức kéo lôi và mình không chạy theo nó là sống được với tánh giác. Đó mới thực là người có trí tuệ.

Cho nên người tu thiền phải có trí tuệ, vì tu thiền là tu trí tuệ. Chỗ này ngay từ đầu thiền sư Nam Tuyền bảo là không dùng ngôn ngữ, tức là nói được cũng bị cái đó ngại, không nói được cũng bị cái đó ngại. Tuy nhiên tùy duyên, hành giả có thể dùng bất cứ thuật nào để chỉ ra cái đó. Chỉ cần nắm vững cương lĩnh thì dạy lại cho người không lệch lạc, không chạy ra ngoài, không tăm tối ma mị.

Nhà Đông, nhà Tây tranh nhau con mèo. Sư trông thấy, liền bảo chúng:

- Nói được thì cứu con mèo, nói không được thì chém nó.

Chúng tăng đều ngơ ngác không nói được. Sư liền chém con mèo. Tùng Thẩm ở ngoài đi vào, Sư dùng câu nói trước hỏi. Tùng Thẩm liền cởi giày để trên đầu đi ra. Sư bảo:

- Giá khi nãy có ngươi ở đây, đã cứu được con mèo.

Thiền sư Nam Tuyền dựng cơ phong trong một hiện trường thật độc đáo. Cả chúng không đáp án nên ngài phải xuất chiêu trảm miêu. Hành động này đã trở thành công án “Nam Tuyền trảm miêu” trong nhà thiền.

Nhà Đông nhà Tây là hai tăng đường, hai bên tranh nhau một con mèo. Thiền sư Nam Tuyền đi tới thấy vậy bèn nhân cơ hội này kiểm nghiệm học trò. Ngài bảo tăng chúng nói được thì không giết con mèo, nói không được thì giết con mèo. Trong chúng không ai nói được nên ngài phải giết con mèo. Triệu Châu về, thiền sư Nam Tuyền đem chuyện này thuật lại rồi hỏi phải làm sao. Triệu Châu bèn cởi giày đang mang đội lên đầu đi ra. Đó là chỗ không thể dùng ngôn ngữ có thể nói bàn.

Tăng chúng chậm lụt quá, nghe Hòa thượng bảo vậy tưởng đâu phải nói mới được. Nếu lúc đó vị nào mạnh bạo một chút nắm tay ông thầy đứng dậy: “Ông nói mê nói mớ làm gì?” thì xong việc rồi. Vì chưa ai bước vào cửa được nên không dám nói là đúng. Nhìn ở khía cạnh khác, quả thật con mèo chết oan là do những người bạn hữu chưa xong việc, chưa sáng đạo.

Chúng ta phải tu làm sao để sáng đạo? Hòa thượng Trúc Lâm luôn mong mỏi điều này. Ngày xưa ngài thường nói với anh em: “Tôi nuôi mấy chú trong núi ba năm chỉ mong làm sao mấy chú tin được cái đó. Chỉ bao nhiêu thôi.” Cái đó là gì ngài không nói ra. Nhưng có chi lạ, người tin được cái đó thì ở yên trong núi ba năm, tin không được mà nhớ thành phố thì bỏ đi. Sự thực nếu không tin cái đó thì đâu thể ở yên trong núi được. Cho nên người đã ở yên trên núi thì có thể trình với thầy rằng con đã chấp nhận, đã tin được cái đó.

Bây giờ tôi không nêu đề án như vậy, mà là một đề án trong sinh hoạt hàng ngày của huynh đệ. Ở đây không đặt vấn đề phải học thiền ba năm hay năm năm gì, mà sau một thời gian làm tịnh nhân thực tập thuần thục nề nếp trong đạo tràng, được chấp thuận cho xuất gia, thọ giới sa-di, tiến liêu nhập chúng và sinh hoạt chung với huynh đệ. Thường các bậc tôn đức khi dạy đệ tử, không nói tu năm mười năm được cái gì, mà chỉ dạy ở yên tu tập rồi sinh hoạt một cách an ổn bình thường, vui vẻ hòa hợp là đã vượt qua được những thử thách ban đầu rồi.

Ai vượt qua được những trở ngại ban đầu, không xách gói chạy băng băng qua lô cao su, hoặc ra ngoài đón xe ôm đi nơi khác là đã vào được vị an ổn, đâu cần phải xác minh thêm gì nữa. Năm năm mười năm hoặc hai năm ba năm an ổn thực sự là đã vững niềm tin với cái đó. Sống vui vẻ giờ nào việc nấy. Đến giờ thọ trai thì ôm bình bát đi thọ trai, tới giờ tụng kinh thì đắp y tụng kinh… Lúc nào cũng sinh hoạt hòa chúng, đều đặn, nhịp nhàng. Ngược lại ai không vững niềm tin thì vừa chạy vừa nói bậy, không an ổn gắn bó với đạo tràng thì không thể ở chung với chúng được.

Ở đây đặt vấn đề ngộ đạo là gì? Sáng mai vác cuốc lên rẫy trồng mía, xuống vườn làm cỏ, vào bếp nấu cơm, lên chùa dâng hoa cúng Phật v.v... đủ kiểu. Việc nào cũng an ổn thật sự thì tốt biết mấy. Điều đó nói lên niềm vui của những hành giả đang bước những bước thật mạnh, vui vẻ, sấn sướt đi vào chỗ an ổn thật sự. Nếu sáng mai thấy sư trụ trì nhăn nhó dạy dỗ, ở dưới khóc lóc bù lu bù loa là biết không xong rồi. Ngày xưa Hòa thượng Trúc Lâm thường dạy một câu vui là “lộn nài bẻ ống”, nghĩa là những con trâu đi cày không chịu đi thẳng nên không thể kéo được cái cày, không tạo được đường cày thành ra không thể cày.

Người cầm cày la hét đánh đập mấy, con trâu chứng lên cũng không chịu đi, tức lộn nài bẻ ống chứ gì. Nói như vậy để huynh đệ nhận ra được Niết-bàn thực sự ngay trong đời sống hàng ngày. Mỗi người tự cảm nhận, từ đó sống được chỗ Hòa thượng Trúc Lâm thường nói “một bước nhảy thẳng vào đất Như Lai”. Điều này không phải chỉ để dành cho người xưa mà bây giờ chúng ta cũng có thể làm được. Bởi vì mình đang cùng thống nhất với nhau tạo nên một kế sống, một nếp sinh hoạt để vào được chỗ đó. Cho nên huynh đệ vui vẻ, hòa hợp sống. Không có gì đặc biệt hay quý báu hơn nếp sinh hoạt hòa hợp, tích cực để gầy dựng cuộc sống chân thật.

Cuộc sống đạo không phải vì của cải, danh vị hay bất cứ thứ gì, mà chỉ để một ngày nào đó huynh đệ đứng lên khẳng định rằng: “Bây giờ con tin cái đó một cách vững chắc, con đảm bảo nuôi dưỡng phát huy trọn vẹn được cái đó.” Hòa thượng Trúc Lâm nói nhờ nó sẽ giải quyết được vấn đề sanh tử của chính mình.

Nỗi thống khổ điêu đứng nhất của chúng ta là vấn đề sanh tử. Bao nhiêu cay đắng trong cuộc đời cũng từ cuộc sanh tử này, bao nhiêu nguy hiểm của bản án tử hình treo lơ lửng trước mắt chúng ta, không ai biết được nó sẽ tiếp diễn như thế nào nữa. Người tu là người anh hùng trí dũng nhất, sáng suốt nhất để giải quyết việc này. Đây là điều mà ngày xưa Hòa thượng Trúc Lâm mong mỏi trong ba năm chúng tôi phải tin được. Bây giờ huynh đệ cần thời gian nuôi dưỡng, bảo vệ để phát huy trọn vẹn cái đó.

Lục đại phu hỏi Sư:

- Trong nhà đệ tử có một phiến đá, hoặc khi ngồi, hoặc khi nằm, nay tính đem làm tượng Phật được chăng?

Sư đáp:

- Được.

Đại phu hỏi:

- Chẳng được chăng?

Sư đáp:

- Chẳng được.

Đại phu hỏi:

- Đại Bi Bồ-tát dùng nhiều mắt tay như thế để làm gì?

Sư hỏi lại:

- Quốc gia dùng Đại phu để làm gì?

Đây là những câu hỏi đáp rất lý thú. Đại phu hỏi “Trong nhà đệ tử có một phiến đá để lót ngồi hoặc nằm, bây giờ tính đem làm tượng Phật được không?” Câu hỏi nửa thực nửa hư. Thiền sư Nam Tuyền đáp được. Nó là phiến đá, cần ngồi thì làm đồ ngồi, cần nằm thì làm đồ nằm, muốn thờ cúng thì cứ làm tượng Phật, có gì mà không được. Đại phu hỏi chẳng được chăng, ngài đáp chẳng được. Ông muốn không được thì nó không được. Đại phu hỏi đại bi Bồ-tát dùng nhiều mắt tay như thế để làm gì, Ngài hỏi lại quốc gia dùng Đại phu để làm gì? Để làm việc, giúp dân, lãnh đạo v.v… thì ngàn tay ngàn mắt kia cũng vì chúng sanh thôi. Nếu chúng sanh ở đây chưa biết chụm lửa thì có bàn tay chỉ chúng sanh chụm lửa. Nếu chúng sanh chưa bò lên bờ giác được thì có bàn tay nâng mình lên bờ giác. Nếu chúng sanh còn ngủ gà ngủ gật sẽ có bàn tay xoa dịu: “Con ơi, thức dậy, ráng tỉnh lên.” Bồ-tát ngàn tay ngàn mắt là để làm việc đại từ đại bi, đại hỷ đại xả, đại trí đại tuệ.

Sư thượng đường dạy chúng:

- Vương lão sư từ nhỏ nuôi một con trâu đực, tính thả ăn ở khe Đông sợ e không khỏi phạm nước cỏ của quốc vương, tính thả ăn ở khe Tây cũng sợ e không khỏi phạm nước cỏ của quốc vương, chi bằng tùy thời nhận chút ít trọn chẳng thấy được.

Ngài nuôi một con trâu tính thả ăn bên đông cũng sợ phạm lúa mạ người, thả ăn bên tây cũng sợ phạm lúa mạ người. Bây giờ phải làm sao? Chăn nó đi. Hòa thượng Trúc Lâm đã nói rất nhiều về cách chăn trâu của các thiền sư Trung Hoa, Việt Nam, huynh đệ chịu khó tìm nghe thì sẽ biết cách chăn con trâu của mình.

Sư thượng đường bảo:

- Phật Nhiên Đăng nói: “Nếu tâm tướng khởi nghĩ sanh ra các pháp là hư giả chẳng thật.” Vì cớ sao? Vì tâm còn không có, lấy gì sanh ra các pháp, ví như bóng phân biệt hư không, như người lấy tiếng để trong rương, cũng như thổi lưới muốn được đầy hơi. Cho nên Lão túc bảo “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật”.

Ngài nhắc sự duyên đức Phật Nhiên Đăng nói: “Nếu tâm tướng khởi nghĩ sanh ra các pháp là hư giả chẳng thật”, nghĩa là tất cả các pháp đều không thật, từ tâm sanh ra. Nhưng tâm còn không có, lấy gì sanh ra các pháp? Ví như bóng phân biệt hư không, như người lấy tiếng để trong rương, cũng như thổi lưới muốn được đầy hơi. Cái bong bóng kín khi thổi mới đầy hơi, phình lên thành bong bóng, còn lưới có thổi bao nhiêu cũng không đầy hơi. Nêu ra các thí dụ trên để nói các pháp không thật. Lấy tiếng để trong rương, lấy được không? Cho nên Lão túc bảo “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật”. Cái đó không thật cho nên nói chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật.

Nói thế là dạy các huynh đệ chỗ đi vững chắc. Nói: “Bồ-tát Thập địa trụ chánh định Thủ lăng nghiêm được pháp tạng bí mật của chư Phật, tự nhiên được tất cả thiền định giải thoát thần thông diệu dụng, đến tất cả thế giới khắp hiện sắc thân, hoặc thị hiện thành Phật chuyển bánh xe đại pháp, vào Niết-bàn, khiến vô lượng vào một lỗ chân lông, nói một câu trải vô lượng kiếp cũng không hết nghĩa, giáo hóa vô lượng ngàn ức chúng sanh được vô sanh pháp nhẫn, còn gọi là sở tri ngu vi tế.” Sở tri ngu cùng đạo trái nhau. Rất khó! Rất khó! Trân trọng.

Nếu còn một chút dấy niệm là sở tri ngu vi tế. Chúng ta tu chừng nào tất cả đều yên vị thì mới được chánh định Thủ-lăng-nghiêm, đây là cảnh giới của Bồ-tát từ bát địa trở lên. Chúng ta chỉ nói cho biết chứ chưa được địa nào hết. Bồ-tát Bát địa vận dụng pháp thân vô ngại tự tại thị hiện thuyết pháp độ sanh.

Các vị đại A-la-hán ở trong định của La-hán, vào quả vị vô sanh, nhìn lại trần lao thấy mình bị luân hồi sanh tử trôi giạt muôn ngàn kiếp, sanh đây chết kia nên các ngài ngán lắm, không bao giờ muốn rơi vào đó nữa. Khi ấy hóa thân Phật thị hiện khuyến hóa các ngài phải khởi niệm làm tất cả các việc công đức, thực hiện Bồ-tát hạnh để viên thành Phật đạo, không nên chán sợ thế gian, mà ở yên trong quả vị A-la-hán.

Trong thập địa pháp thân đạo thì Bồ-tát từ Bất động địa, tức địa thứ tám trở lên, luôn được báo thân Phật thị hiện, khuyến hóa các ngài nhập trần lao làm tất cả các việc công đức, để viên thành Phật đạo. Tuy nhiên đức Phật khuyến hóa năm lần bảy lượt, các ngài mới phát tâm là vì đang ở trong định vị phi thường, kiên cố, gọi là Thủ-lăng-nghiêm định, nên công đức, lực dụng của các ngài vô lượng vô biên… như có thể đem cả thế giới lớn lao trùm khắp để vào trong một lỗ chân lông, các ngài thuyết pháp như mây như mưa…

Chúng ta chưa vào địa nào hết nên chẳng ngán chi. Hằng ngày mình nhắm con mắt lại điên đảo tạo nghiệp, để rồi bị luân hồi sanh tử không biết bao giờ mới chấm dứt. Cho nên chư Phật, chư Bồ-tát, chư vị tổ sư nói đáng thương. Chúng sanh tạo nghiệp sanh tử luân hồi, thống khổ vô cùng mà không biết. Nói thế để chúng ta cố gắng tu tập mỗi ngày mỗi thăng tiến, không thể an lòng trong địa vị phàm phu này, phải cầu giác ngộ giải thoát mới chấm dứt trầm luân sanh tử khổ đau.

Sư thượng đường dạy chúng:

- Các ngươi! Lão tăng lúc mười tám tuổi đã biết kế sống, có ai biết kế sống ra trình, sẽ cùng ngươi thương lượng, người ấy mới đáng ở núi.

Giờ thượng đường ngài tự giới thiệu năm 18 tuổi đã biết kế sống, tức đã vào cửa của thiền sư, chứ không phải đi làm rẫy, làm vườn. Ngài gạn lại trong chúng ai biết kế sống thì ra trình, trình được ngài cho vào cửa. Được chấp nhận rồi sẽ cùng ngài thương lượng chánh pháp.

Sư lặng thinh giây lâu, nhìn đại chúng chắp tay, nói:

- Vô sự! Trân trọng! Mỗi người tự tu hành.

Đại chúng vẫn ngồi yên.

Bắt đầu buổi tham vấn ngài gợi ý muốn trong chúng ai có điều gì đặc biệt lên trình bày nhưng mọi người đều im lặng. Bất đắc dĩ ngài phải nói mỗi người tự ráng tu hành. Tuy nhiên đại chúng chưa chịu lui, vì ngài mới thăng tòa chưa dạy chi.

Sư bảo:

- Huynh đệ người thời nay gánh Phật để trên vai mà đi, nghe Lão tăng nói: “Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo”, bèn hội họp suy nghĩ. Lão tăng không có chỗ để các ngươi suy nghĩ. Nếu các ngươi trói hư không lấy gậy đập được, Lão tăng sẽ cho suy nghĩ.

Ngài bảo người học đạo thời nay gánh Phật để trên vai mà đi. Hòa thượng Trúc Lâm thường nói vác Phật đi tìm Phật. Nghe nói tâm không phải Phật, trí không phải đạo nên dụm năm dụm ba suy nghĩ bàn tán, như vậy là chưa hiểu gì hết. Ngài quở, tôi nói không phải để các vị suy nghĩ mà để nhận ra. Các vị không nhận ra được nên chạy loạn ra ngoài. Nếu ai bắt được hư không lấy gậy hèo cho hư không vài hèo thì cho suy nghĩ, chưa làm được như vậy thì không cho suy nghĩ. Vì càng suy nghĩ càng xa.

Có vị tăng ra hỏi:

- Từ Thượng Tổ cho đến Đại sư ở Giang Tây đều nói: “Tức tâm là Phật”, “Tâm bình thường là đạo”. Nay Hòa thượng nói “Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo”, học nhân chắc sanh nghi ngờ, xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy.

Sư đáp:

- Ngươi nếu là Phật thì đâu còn phải nghi, lại hỏi Lão tăng chỗ gì? Có nhà bên cạnh nghi Phật như thế đến, Lão tăng chẳng phải Phật cũng chẳng từng thấy Tổ sư, ngươi nói như thế, tự tìm Tổ sư đi!

Một vị tăng đại diện cho chúng ra thưa, từ Thượng tổ Ca-diếp cho đến đại sư Giang Tây là Mã đại sư đã nói: “Tức tâm là Phật”, “Tâm bình thường là đạo”, nay Hòa thượng nói: “Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo” nhưng không cho học nhân suy nghĩ nên chắc sanh nghi ngờ.

Ngài đáp, ngươi nếu là Phật thì đâu còn phải nghi, câu trả lời thật chính xác. Lại hỏi Lão tăng chỗ gì? Có nhà bên cạnh nghi Phật như thế đến, Lão tăng chẳng phải Phật cũng chẳng từng thấy Tổ sư, ngươi nói như thế, tự tìm Tổ sư đi. Ngài đối đáp đồng thời giải mở cho vị này nhận ra. Hiểu được ý thầy rồi thì thầy nói gì mình nhận liền, đâu cần phải nghi cũng đâu cần phải hỏi. Ngài dạy như vậy là không cho phép đệ tử ngược xuôi theo vọng tưởng.

Ở đây vị tăng ngược xuôi theo vọng tưởng, đặt thành vấn đề nghi qua nghi lại nói, tổ xưa dạy như vậy bây giờ thầy dạy khác, con không hiểu. Ngài bảo nếu cần thì cứ đi tìm tổ, tìm Phật mà hỏi. Ngài không phải Phật, cũng chưa từng thấy tổ nên không đáp. Đây là cách dạy tuyệt luân, chỉ thẳng sự kiện hôm nay là như vậy.

Tăng thưa:

- Hòa thượng nói như thế, dạy học nhân làm sao phù trì được?

Sư bảo:

- Ngươi mau lấy tay bắt hư không đi!

Tăng thưa:

- Hư không không tướng không động, làm sao mà bắt?

Sư bảo:

- Ngươi nói không tướng không động tức là động vậy. Hư không đâu biết nói “Ta không tướng không động”. Đây đều là tình kiến của ngươi.

Ngài dạy quá rõ ràng, ngay đó mà nhận ra, như nhân ngón tay mà nhận thấy mặt trăng. Nếu căn cứ theo lời của thầy, thầy nói hư không thì bắt hư không, thầy nói vọng tưởng thì chạy theo vọng tưởng, suốt đời lăng xăng chẳng đi tới đâu.

Tổ bảo lấy tay bắt hư không đi, vị tăng thật thà nói hư không không tướng không động làm sao mà bắt. Ngài xác định, ngươi nói không tướng không động tức là động vậy. Hư không không tự nói nó không tướng không động, sở dĩ nói vậy là do tình kiến của mình. Như cái nhà đâu bao giờ tự nói nó lớn nhỏ hoặc xanh đỏ, tự thầy trò chúng ta dàn dựng thành. Lợp tấm ngói màu xanh thì nói nhà của tôi màu xanh, lợp tấm ngói màu đỏ thì nói nhà của tôi màu đỏ. Cái nhà từ khi được dàn dựng lên cho đến lợp rồi sử dụng, chưa hề nói một lời nào.

Tâm thể rỗng rang sáng suốt có khi nào tự giới thiệu nó là cái gì đâu. Do chúng ta loạn tưởng nên nghĩ nó như vầy như khác rồi ngược xuôi tìm tòi lăng xăng, cả đời không nhận ra được gì. Vị tăng này bị rượt tới cùng chắc sắp ngộ tới rồi, mà phải ngộ thôi.

Tăng thưa:

- Hư không không tướng không động còn là tình kiến, trước Hòa thượng dạy con bắt hư không là còn vật gì?

Sư bảo:

- Ngươi đã biết không nên nói bắt, mà lại nghĩ làm sao phù trì?

Hư không làm sao mà bắt cho được, đã như vậy mà nói phù trì là sao?

Tăng thưa:

- Tức tâm là Phật đã chẳng được, thị tâm tức Phật được chăng?

Sư bảo:

- Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật, do tình chấp mà có, đều bởi tưởng mà thành. Phật là người trí, tâm là chủ nhóm phân biệt, khi đối vật phát ra diệu dụng. Đại đức chớ nhận tâm, nhận Phật, dù nhận được cảnh ấy vẫn còn bị người gọi là Sở tri ngu. Cho nên Đại sư ở Giang Tây bảo: “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật.” Vả lại đã dạy người sau các ngươi chỗ đi như thế. Người học thời nay mặc y phục nhà bên cạnh nghi như thế, muốn được rảnh việc có được chăng?

- Đã chẳng phải tâm chẳng phải Phật chẳng phải vật, nay Hòa thượng lại nói “Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo”, chưa biết thế nào?

Tăng thưa: Tức tâm là Phật đã chẳng được, thị tâm tức Phật được chăng? Đệ tử đổi cách hỏi, ngài liền giải thích trắng: Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật, do tình chấp mà có, đều bởi tưởng mà thành. Phật là người trí, tâm là chủ nhóm phân biệt. Tại sao tâm là chủ nhóm phân biệt? Vì tâm giống như vật còn trong quặng, muốn thành tựu thì phải qua lò luyện. Chư tổ thành tựu được tâm rồi, khi đối vật phát ra diệu dụng còn chúng ta phát ra phân biệt. Thấy cảnh chạy theo cảnh rồi phân biệt tốt xấu. Tóm lại cứ bị kéo chạy ngược ra ngoài.

Đại đức chớ nhận tâm, nhận Phật, dù nhận được cảnh ấy vẫn bị người gọi là Sở tri ngu. Sở tri ngu là sở tri chướng, tức bị chướng bởi những hiểu biết. Hiểu biết nhiều cũng trở thành chướng, làm cho chúng ta không thấy được lẽ thật, không nhận ra được chỗ thật. Người thông minh, lanh lợi khi nói trí tuệ liền phân biệt trí tuệ là gì, không thể nào nhập tâm được. Họ bén nhạy nhưng luôn bị hiểu biết phân biệt phủ lên, vì thế ít khi nào lặng yên để nhận ra. Người có trí tuệ chân thật thì lặng yên nhận ra tâm chân thật, còn người trí tuệ phân biệt thì chạy ngược chạy xuôi theo bên ngoài. Đó là điểm khác nhau của trí tuệ thế gian và trí tuệ trong đạo.

Cho nên Đại sư ở Giang Tây bảo: “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật”. Ngài nói đã dạy người sau chỗ đi như thế, mà sao cứ phân biệt, đặt vấn đề bên ngoài. Người học thời nay mặc y phục nhà bên cạnh nghi như thế, muốn được rảnh việc có được chăng? Tức là cả ngày cứ chạy ngược chạy xuôi theo vọng tưởng mà bảo yên thì làm sao yên được.

Thí dụ thầy tổ dạy mình “Con ơi, khi xuất gia rồi tự coi như mình đã chết. Nếu không ghi nhận được như thế thì con cũng ráng tu”. Nhưng vừa nghe léng phéng trên phòng thị giả báo, ở nhà hồi sáng cho hay người anh của mình bị tai nạn. Nghe thế con khỉ ý thức ngóc đầu dậy liền “Như vậy mình phải chạy về, lo làm sao”. Nghĩ thế, rồi có khi chảy nước mắt. Nếu là người chết có ngóc đầu dậy nói gì không? Không. Nhưng mình đâu chịu chết, phải ngóc đầu dậy để chạy theo vọng tưởng điên đảo.

Chư huynh đệ đâu không đã có một lần đối trước Tam bảo khấn rằng: Con xin cắt hết những liên hệ nhà thế tục, ái kiến v.v… nguyện theo Phật xuất gia. Mình cũng đã bạch Phật: “Con sẽ đi theo con đường của ngài, là đệ tử trung thành nhất của ngài”. Nói rất hay nhưng khi nghe một chút máy động bên ngoài, tự nhiên rục rịt liền, bởi vì cái tâm của mình không phải là tâm thật. Như nghe nói anh bị tai nạn liền vọng tưởng đủ thứ. Nội suy nghĩ bây giờ nên về hay không nên về là đã khổ rồi. Vọng tưởng trào dâng, ăn ngủ không được. Nếu quyết về, lên thưa thầy. Thầy không cho về thì khổ như thế nào, chắc có lẽ bỏ thầy đi. Nếu không làm chủ được vọng tưởng, có thể xảy ra như thế.

Chúng ta khổ là vì bị vọng tưởng dẫn liên tục, không có phút giây dừng lại. Do chưa nhập tâm những lời dạy của Phật tổ nên vọng trần dấy lên liền lao theo. Hòa thượng Trúc Lâm dạy phải làm chủ các dấy niệm thì mới yên. Ngày xưa khi ở trên núi, ngài dạy chúng tôi coi như mình đã chết rồi, anh em chưa hiểu được. Ngài lại hạn định việc này trong vòng ba năm. Chúng tôi lấy làm lạ, việc coi như đã chết có gì đâu mà phải tới ba năm, nhưng thực sự chỉ vài tháng là thấy rõ điều ngài bảo khó ghê.

Có hồi nghĩ mình không thật lòng với Phật, với thầy. Tu theo thầy, thầy là cha đã tái tạo sinh mệnh cho mình, hướng dẫn mình đi trên con đường sáng, mà không hoàn toàn trung thành với thầy thì rõ ràng tự dối, mất mình. Chỉ cần một phen lao theo vọng tưởng liền mất mình. Lao theo vọng tưởng như thế nào? Lên thưa, thầy giải thích:

- Bây giờ con về thì mọi việc cũng xong rồi, về làm gì đây? Đã đi tu, phủi tóc, mặc áo nhuộm, ăn chay, sống đời thanh tịnh. Bây giờ về nhà, người ta thế tục, nói chuyện thế tục, làm việc thế tục, con theo được không? Nếu làm theo là tất cả những gì con gầy dựng lâu nay mất hết. Không làm theo mà về nhà có khổ không?.

Mình không nghe nổi lời của thầy, nên chạy về nhà ở năm mười ngày, công việc đâu đó nguội lạnh lại chạy về chùa. Bấy giờ, ngồi tu hành với huynh đệ mình thở dài, nhăn nhó, hồi tưởng lại những người thân, buồn phiền than thở: Mới đi tu có nửa năm một năm, mà trở về mọi người nhìn mình như kẻ xa lạ… thế là buồn. Chỉ vì không dằn được dấy niệm, vọng tưởng nên mình khổ. Chạy về nhà khổ, chạy về chùa ngồi lắng yên lại cũng khổ.

Huynh đệ mặt mày thanh thản còn mình nhăn nhó. Đó là khổ tâm. Khổ tâm do đâu? Do vọng tưởng dẫn. Vọng tưởng dẫn là từ đâu? Do không nghe lời thầy, thầy bảo chết mà không chịu chết.

- Ngươi chẳng nhận tâm là Phật, trí là đạo, Lão tăng chợt được tâm lại để chỗ nào?

- Đã hoàn toàn chẳng được thì đâu khác hư không?

- Đã chẳng phải vật làm sao so với hư không, lại nói cái gì là khác chẳng khác?

- Chẳng lẽ không cái chẳng phải tâm chẳng phải Phật, chẳng phải vật?

Ngươi chẳng nhận tâm là Phật, trí là đạo, Lão tăng chợt được tâm lại để chỗ nào? Nếu ông không nhận được tâm ấy mà thầy trò cứ bàn nói với nhau hoài sẽ không tới đâu. Bàn luận kiểu này giống như hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau.

Đã chẳng phải vật làm sao so với hư không, lại nói cái gì là khác chẳng khác? Luôn chạy ra, hết bắt cái này tới bắt cái kia, bây giờ phải kéo lại. Chẳng lẽ không cái chẳng phải tâm chẳng phải Phật, chẳng phải vật? Nói đến chỗ này ông mới nhận ra.

- Ngươi nếu nhận cái ấy, lại thành tâm Phật rồi.

- Thỉnh Hòa thượng nói.

- Lão tăng tự chẳng biết.

- Tại sao chẳng biết?

- Bảo ta nói làm sao?

- Đành chẳng cho học nhân hội đạo sao?

- Hội đạo gì? Lại làm sao hội?

- Con không biết.

Người chưa nhận được mà bây giờ cứ nói lăng xăng như vậy thì có được gì đâu. Thầy nói như vậy, mình hiểu như vậy với một mớ lý giải này khác.

Thỉnh Hòa thượng nói. Chỗ đó là hư không, bảo nói cái gì. Hư không thì rỗng rang không có hình thức, không dính mắc. Đạo cũng rỗng rang sáng suốt, tâm thể cũng rỗng rang sáng suốt… cứ lý giải như vậy chẳng đi tới đâu, nên ngài nói lão tăng tự chẳng biết. Vị này lại cắc cớ hỏi tại sao chẳng biết? Đó không phải là chỗ dùng ngôn ngữ lý giải, không phải chỗ con mắt phàm tình thấy được mà phải nhận từ tâm thể rỗng rang sáng suốt của mình.

Tâm chưa sáng thì chưa nhận ra nên nói gì cũng ở ngoài lề, càng nói càng sai. Thiền sư Nam Tuyền đáp: Bảo ta nói làm sao? - Vậy con học như thế nào, hội đạo gì, lại làm sao hội? Tâm thể của mình chỉ mình tự nhận ra thôi. Lâu nay sở dĩ chúng ta quên là do mê. Chữ mê là quên, cũng có nghĩa là tối, chưa sáng. Dù là của mình nhưng quên lâu quá rồi lại thêm tăm tối nên không nhận ra được, vì vậy đối với mình nó xa lạ.

Điều này giống trong câu chuyện của ngài Hiện Quang với thiền sư Thường Chiếu. Ngài Hiện Quang sau khi lớn lên, thầy tổ qua đời, ngài kế thừa tổ nghiệp hoằng dương Phật pháp. Vì chưa hoàn toàn giác ngộ nên ngài bị các nơi bẻ qua bẻ lại đối với đạo lý đang tuyên dương. Bấy giờ ngài nghĩ mình giống như đứa con nhà giàu. Khi cha mẹ còn sanh tiền, của cải nhiều mà không hề biết nó ở đâu, lấy ra thế nào. Do vậy cha mẹ qua đời rồi, muốn dùng không dùng được.

Hiện thời chúng ta cũng vậy, trôi lăn nhiều đời kiếp trong luân hồi sanh tử, quen chạy ra ngoài, giỏi phân biệt cành lá, còn cái chính bên trong thì không hề biết. Các thiền sư nói con mắt thấy đủ thứ chuyện mà không tự thấy được chính nó. Ngồi lại là phân biệt lăng xăng chuyện này chuyện khác nhưng cái rỗng rang sáng suốt lại không nhận ra, không sống được. Mỗi người đều có tâm thể rỗng rang sáng suốt nhưng không biết nó ở đâu, làm sao để gần gũi, làm sao để nhận ra và sống được với nó. Bây giờ chỉ có cách phải buông các duyên lăng xăng đi, sống lại với mình.

Điều này khó lắm chứ không dễ đâu. Huynh đệ thử nghiệm lại xem cả ngày mình sống được với chính mình bao nhiêu thời gian? Không được bao nhiêu cả. Mở mắt ra là thấy việc làm, thấy người, thấy cảnh… còn yên vị trở về nhận lại cái gốc thì không làm được. Chúng ta giỏi việc bên ngoài mà nội tại không có cho nên dễ dính mắc. Đang ngồi đây nghe nói Sài Gòn liền biết đường Nguyễn Huệ nằm chỗ nào, đường Trần Hưng Đạo ở đâu, phố thị sầm uất v.v… Nếu có Phật tử cúng dường thức ăn, thủ kho để đâu đó. Khoảng năm ba ngày thầy hỏi, thưa: “Dạ, hôm bữa đó có người cúng mà con để đâu quên mất, thưa thầy.” Thành ra chúng ta chỉ giỏi bên ngoài còn việc chính thì không biết.

Việc quan trọng nhất bây giờ đại chúng đang phải đương đầu là ngồi thiền. Nó là công phu tối quan trọng đối với thiền sinh. Nếu thời gian buổi sáng và buổi chiều chúng ta có thêm một thời thiền để làm quen và sống lại với chính mình thì thật bổ ích. Còn thời thiền đầu đêm, cuối đêm dĩ nhiên không thể thiếu rồi. Tại sao? Bởi vì đêm tối là lúc chúng ta nằm dài ngủ mê, do vậy chư tổ mới bày ra cách giúp mình phải tỉnh. Tỉnh để làm gì? Để nhận ra cái đó. Cuối đêm cũng phải ngồi lại để tỉnh mà nhận ra ông Phật ở trong tâm.

Ba bốn lần ngồi thiền trong một ngày một đêm, mà chúng ta chưa nhận ra được cái đó thì thật là uổng. Mới bắt chân ngồi thấy đau, hết đau tới ngủ, hết ngủ tới lăng xăng, cuối cùng không biết mình là gì? Nếu hồi chiều ăn uống hơi nhiều, đến tối cái bụng to thì thêm đau nhức dữ. Biết chướng từ chỗ đó, dở từ chỗ đó, cơ địa của mình không chịu thức ăn ấy mà vẫn cứ ăn, đau cứ đau. Gan vậy. Gan này không đưa tới giác ngộ, chỉ đưa tới khổ thôi. Ngày xưa sống trên núi, Hòa thượng Trúc Lâm hay nói: “Mấy chú gan kiểu đó không tốt.”

Ngài khẳng định mỗi người đều có ông chủ, cố gắng nhận ra ngay cái đau khi ngồi thiền. Có khi ngài gọi ông chủ là tâm thể sáng suốt trùm khắp. Từ cái đau nhận ra, từ ngủ gật nhận ra, từ vọng tưởng nhận ra mới là sư tử con. Hòa thượng dạy đừng để mình như con cẩu chạy rong gặp cái gì cũng liếm, mà phải là sư tử con. Người ta thảy thứ gì ra, sư tử không cần cái đó mà đớp ngay người thảy. Đó là cách Hòa thượng dẫn dụ để dạy chúng tôi quay về nhận lại, sống được với cái thật của mình.

Chúng ta tụng kinh, ngồi thiền, làm tất cả công việc cũng để sống được với chân tâm, bản thể của chính mình. Người nào chịu quay về nhanh chóng nhận lại, người đó xong việc sớm. Xong việc sớm thôi chứ không phải thành Phật thành tổ gì hết, bởi vì trong nhà thiền nói vô tu vô chứng. Đây là giai đoạn chúng ta làm chủ, không bị dẫn ra ngoài, đồng thời gột sạch tất cả những dây mơ rễ má từ bao đời kiếp, thì sẽ hết làm kẻ cùng tử lang thang.

Thiền sư Phổ Nguyện chỉ dạy trong tất cả các sinh hoạt đều giúp cho chúng ta nhận lại cái đó. Ngồi thiền một hai tiếng đồng hồ mà trơ trơ hoặc ngủ gật, vọng tưởng thì thật vô ích, phải nhận ra tâm thể mới xứng đáng. Một khi nhận ra được rồi thì ngồi không ngồi gì cũng đúng, nói chi cũng được. Người chưa nhận ra thì làm gì cũng chỉ lăng xăng bên ngoài thôi.

- Không biết lại tốt. Nếu lấy lời Lão tăng cho là người nương tựa thông suốt, dù thấy Phật Di-lặc ra đời vẫn bị ngài nhổ hết lông đầu.

- Dạy người sau thế nào?

- Ngươi tự xem, chớ lo những người sau.

Thiền sư Nam Tuyền bảo, nếu lấy lời Lão tăng cho là chỗ nương tựa thông suốt, dù thấy Phật Di-lặc ra đời vẫn bị ngài nhổ hết lông đầu, tức vẫn không đúng. Vị Tăng nghe vậy hỏi: Dạy người sau thế nào? Ngươi tự xem, chớ lo những người sau. Nghĩa là ông lo cho ông đi, người sau để người sau tính.

- Trước Hòa thượng chẳng cho con hội thông, giờ lại bảo con tự xem, chưa biết thế nào?

- Thầm hội, diệu hội, làm sao cho ngươi hội?

- Thế nào là diệu hội?

Nói cái gì chấp cái đó. Ngài nói thầm hội, diệu hội thì hỏi thế nào là diệu hội.

- Lại muốn học ngữ của Lão tăng, dù có nói là Lão tăng nói, Đại đức thế nào?

Rõ ràng ông chỉ chạy lăng xăng trên lời nói, giả tỷ học được lời đó thì có nghĩa gì đâu. Nếu thầy mình là người hoàn hảo đặc biệt, thì sự hoàn hảo ấy là của thầy, không dính dáng gì tới mình. Cho nên ngài bảo ông có nói tới Phật Di-lặc ra đời vẫn bị ngài nhổ hết lông đầu, tức không dính dáng chi.

- Con nếu tự hội thì đâu phiền xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy?

- Không thể chỉ Đông chỉ Tây lừa người, ngươi khi còn khóc tu oa tu oa, sao chẳng đến hỏi Lão tăng? Bây giờ khôn ngoan mới nói con chẳng hội, mong cái gì? Nếu người đời này lọt lòng mẹ bèn nói ta xuất gia làm thiền sư, vậy khi chưa xuất gia từng làm việc gì, hãy nói xem, ta sẽ cùng ngươi thương lượng?

- Khi ấy con chẳng biết.

- Đã chẳng biết thì hiện nay nhận được, có thể phải sao?

- Nhận được đã chẳng phải, không nhận được phải chăng?

- Nhận, chẳng nhận là lời nói gì?

- Đến trong ấy con càng chẳng hội.

- Ngươi nếu chẳng hội, ta cũng chẳng hội.

- Con là học nhân tức chẳng hội, Hòa thượng là thiện tri thức phải hội.

- Chỉ nói với ngươi chẳng hội, ai luận thiện tri thức.

Không thể chỉ Đông chỉ Tây lừa người, ngươi khi còn khóc tu oa tu oa, sao chẳng đến hỏi Lão tăng? Tức cái đó không thể dùng ngôn ngữ chỉ vẽ, nhân ngón tay mà thấy mặt trăng. Bây giờ khôn ngoan mới nói con chẳng hội, mong cái gì? Ông đã nhét vào đầu, vào bụng đầy ắp vọng tưởng rồi bây giờ hỏi làm sao. Thì cứ mổ bụng thải hết vọng tưởng ra sẽ hội.

Nếu người đời này lọt lòng mẹ bèn nói ta xuất gia làm thiền sư, vậy khi chưa xuất gia từng làm việc gì, hãy nói xem, ta sẽ cùng ngươi thương lượng?

- Khi ấy con chẳng biết.

- Đã chẳng biết thì hiện nay nhận được, có thể phải sao?

- Nhận được đã chẳng phải, không nhận được phải chăng?

- Nhận, chẳng nhận là lời nói gì?

- Đến trong ấy con càng chẳng hội.

- Ngươi nếu chẳng hội, ta cũng chẳng hội.

- Con là học nhân tức chẳng hội, Hòa thượng là thiện tri thức phải hội.

- Chỉ nói với ngươi chẳng hội, ai luận thiện tri thức.

Đoạn này ngài Nam Tuyền uốn nắn để dẫn dắt vị tăng vào cửa. Từ lúc đầu tiên khởi niệm nói về thiền về đạo, thế nào đúng sai, hoặc tâm hoặc tánh, tất cả đều là bên ngoài, đều là những niệm dấy khởi. Trước khi khóc tu oa tu oa hoặc trước khi xuất gia làm thiền sư, ông nói một câu thử coi. Nếu nói được khoảng đó tức là ngộ đạo. Học nhân nói gì cũng bị thiền sư chặn lại bằng nhiều cách, hoặc đánh, hoặc hét, hoặc giải thích cách này cách khác để chúng ta dứt bặt vọng tưởng, nếu không sẽ dính mắc dài dài.

Vị tăng đại diện trình bày những rối rắm với thiền sư Nam Tuyền, thực ra tâm trạng đó cũng chính là của mình. Đôi khi có được vài phút giây yên lắng, ta bỗng thấy thương mình. Không biết bao nhiêu đời kiếp rồi lao theo các giả cảnh bên ngoài để vướng mắc, khổ đau, trôi giạt cho tới bây giờ chưa quay về được.

Ở trên tôi nêu thí dụ một thiền sinh vướng việc nhà nên tâm lý không yên. Đó cũng là vấn đề hiện nay huynh đệ đang vướng mắc rất nhiều. Chúng ta được xuất gia tu hành, nhận mình là con của Phật, đi theo con đường của Phật. Nhưng nghiệm kỹ xem, chúng ta xuất gia mang dòng họ Thích mà vẫn hồi tưởng, sống với những kỷ niệm êm đềm của thời trẻ thơ, nằm trong chiếc nôi nào đó v.v... Hồi tưởng thời xưa được cha mẹ anh chị chăm sóc chu đáo, được học hành, được xã hội quý trọng v.v… cứ ngồi đó mà tưởng. Vọng tưởng một hồi thấy mình phải làm như vầy như khác. Làm không được, khổ! Nó chính là loại gai góc khiến chúng ta xa cách đạo. Bởi kiếm trí tuệ, búa kim cương chưa sử dụng được nên yếu đuối trước đám vọng tưởng hỗn tạp.

Ngày xưa có lần Hòa thượng Trúc Lâm nói với tôi: “Chú biết không, có khi chúng ta đi tu năm năm ba năm rồi, mà trong những giấc chiêm bao thấy mình còn ở nhà.” Trong sinh hoạt vẫn thấy mình ăn uống với mọi người bình thường. Chỉ là mới nhuộm trong đời này thôi mà đã khó gột rửa, huống là các duyên trong vô lượng kiếp. Huynh đệ có nhận ra được tại sao trong kinh Báo hiếu, Phật lạy đống xương không? Bởi vì đó là cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của ngài. Phật bảo cắm một mũi nhọn xuống đại địa này, không chỗ nào không đụng xương cốt của mình và cha mẹ mình.

Rõ ràng chúng ta đã tăm tối, trôi giạt, khổ đau, vướng mắc nhiều đời, rối bời cho tới bây giờ cũng chưa dứt khoát. Vọng tưởng tới đó thấy mình dở quá. Cho nên phải có một búa dứt khoát, một nhát kiếm thật bén thật mạnh để chặt những thứ đó. Người tu phải là người vô tình. Từ đó chúng ta mới hiểu tại sao ngài Nam Tuyền giết con mèo.

Chỉ nói với ngươi chẳng hội, ai luận thiện tri thức. Thiền sư Nam Tuyền xác định nói chẳng hội, chứ không nói thiện tri thức gì hết.

Chớ khôn xảo, xem như Mã Tổ lúc còn tại tiền, có một học sĩ đến hỏi: “Như nước không gân xương, hay thắng thuyền muôn đấu, lý này thế nào?” Mã Tổ bảo: “Trong ấy không nước cũng không thuyền, luận gì gân xương.” Huynh đệ! Học sĩ ấy bèn thôi, đâu không tỉnh lực. Sở dĩ thường thường nói với các ngươi Phật không hội đạo, ta tự tu hành, dùng biết để làm gì?

Đây là dẫn chứng nhân duyên tham vấn đạo ngày xưa giữa Mã Tổ và học sĩ Long Uẩn. Ngài Long Uẩn đặt câu hỏi: Như nước không gân xương, hay thắng thuyền muôn đấu, lý này thế nào? Một câu hỏi quá rõ ràng và cũng rất siêu việt. Nước không có gân xương mà hay thắng thuyền muôn đấu, tức là nước đỡ được thuyền. Chúng ta thấy ngoài biển, tàu ngầm trọng lượng biết bao nhiêu mà nước không gân xương đỡ nổi, mạnh như vậy. Học sĩ hỏi lý đó thế nào?

Mã Tổ đáp: Trong ấy không nước cũng không thuyền, luận gì gân xương. Trả lời một cách tột cùng, nước không thật, thuyền cũng không thật thì nói gì gân xương. Học sĩ nghe vậy bèn thôi, quả thật là người có tỉnh lực. Nghe cách nói, cách trả lời như vậy liền tỉnh, tức là nhận ra cái sức mạnh, cái vô hình, cái tâm thể nơi chính mình.

Sở dĩ thường thường nói với các ngươi Phật không hội đạo, ta tự tu hành, dùng biết để làm gì? Chúng ta phải tu bao lâu mới nhận ra được cái đó? Thử kiểm lại coi, ngồi thiền bao lâu mới hết đau chân? Còn ngồi thì còn đau, thực tế là như vậy. Nói hết đau chân chỉ là cách nói để động viên, không tin huynh đệ cứ xem cái chân đau của mình đi. Tại sao? Vì cái đau này do da thịt gân xương, nhiều thứ hợp lại cắn lộn nhau nên đau là phải. Bốn con rắn độc nhốt chung một chỗ làm sao không cắn nhau. Cho nên rõ ràng không khi nào ngồi thiền hết đau. Hòa thượng Trúc Lâm nói “Ráng lên con ơi!”. Thực tế ngồi được một tiếng, tiếng rưỡi, hai tiếng mà ngồi thêm nữa là đau. Chỉ khi nào ngồi như chết, quên thân quên cảnh, chừng đó mới thực sự hết đau.

Hồi xưa ở Chân Không, Hòa thượng đi giám thiền cầm theo cái dùi kiểng, còn mấy phút cuối thấy chúng tôi nhăn mặt quá ngài cười. Nhưng dù nhăn mặt cách mấy, đúng giờ ngài mới đánh kiểng xả. Để làm gì? Để nhắc nhở, động viên chúng tôi mỗi ngày cố gắng ngồi tăng lên vài phút. Bữa nay ngồi mười lăm phút, tuần sau lên mười sáu mười bảy phút. Cuối cùng ngài nói: “Mười lăm phút mà muốn ngồi mười bảy phút thì đau là chuyện đương nhiên. Tôi nói với mấy chú ngồi thiền không đau là một cách nói thôi. Chứ mấy chú cứ tăng giờ như thế này thì phải đau, chấp nhận cái đau thôi.” Cuối cùng ngài bảo cái đau không thật. Ai nhận được điều đó thì ngồi mười lăm phút hay một tiếng, khuôn mặt vẫn tươi hồng tự nhiên.

Chúng ta phải gan dạ anh hùng lên, tự nói với chính mình rằng, nhiều đời kiếp đã trải qua những cái đau này hết rồi, bây giờ chẳng qua chỉ là màn cũ diễn lại thôi. Cương quyết lên! Hòa thượng dạy phải đủ sức chịu đựng, lấy cái tỉnh để phát huy trí tuệ. Có trí tuệ rồi sẽ chiến thắng tất cả. Gan dạ, chấp nhận, chịu đựng sẽ vượt qua những đau nhức. Giản dị như vậy. Hòa thượng dạy cố gắng nhưng cố gắng như thế nào là tự mỗi người. Có vị nhăn nhó chịu đựng, nhưng có người vẫn tươi cười, nuốt cái đắng cái đau vào trong. Ai trải nghiệm qua sẽ biết.

Tóm lại trong công phu tu hành, chúng ta phải gan dạ, sự cố gắng mỗi người tự nỗ lực, không thể dựa giẫm, nương tựa bên ngoài. Có vị bảo: “Nghe thầy dạy một câu con hết buồn.” Cái hết đó cũng giả tạm thôi. Bây giờ hết nhưng gặp chuyện lại buồn nữa, có khi còn nhiều hơn. Phải nghe chính trí tuệ của mình nói liên tục mới thật sự an ổn, đáng tin.

- Thế nào là tu hành?

- Không thể nghĩ lường, đâu thể nói với ngươi tu thế này, hành thế này, đại nạn!

Hỏi thế nào tu hành? Như trên đã nói, cố gắng thôi. Mỗi người tự cố gắng. Vị nào ngày trước làm nghề thư ký, ghi chép sổ sách rất cẩn thận, sợ lầm một con toán thì phải bán hết sự nghiệp. Khó khổ là vậy. Bây giờ đi tu rồi, nếu những con số hiện lên, cố gắng bỏ đi. Rõ ràng như vậy. Hoặc người chuyên môn làm bánh, bây giờ ngồi lại bánh hiện ra, bỏ đi, đừng làm nữa. Duyên nghiệp, sở trường sở đoản của từng người, không ai giống ai.

Người giỏi về văn hóa, kỹ thuật v.v… thấy thế nào nói thế ấy. Mỗi người đi sâu vào nghiệp tập của mình, là đi sâu vào vọng tưởng, bị nhốt, bị vùi trong đó. Sự hiện diện của chúng ta trong đời này càng dài, càng lâu thì càng đậm vọng tưởng. Chỉ bao giờ chúng ta chịu dừng lại, chịu chấm dứt thì mới yên. Chịu dừng lại, chịu chấm dứt là sao? Hòa thượng Trúc Lâm hạ cú “coi như mình chết rồi, người chết không bao giờ ngóc đầu dậy nói gì nữa”, thái bình. Có khi chúng ta phải tu mấy mươi năm mới nhận ra thái bình thật. Phải trải qua một thời kỳ thanh lọc, nhận được có thể là nhanh nhưng quá trình ổn định, thực sự buông bỏ phải từ từ. Không phải nhận ra rồi là hoàn chỉnh.

Chúng ta dù vào được chỗ đó nhưng vì nhiều đời tơ tưởng dây mơ rễ má. Nên khi ngồi lại lăn tăn li ti chuyện này chuyện nọ. Giả tỷ chiều hôm qua nấu một nồi xôi quá ngon, một trăm người trong chúng ăn, ai cũng khen: “Trời ơi, huynh nấu xôi ngon quá chừng!” Xôi hết, người cũng giải tán, nhưng tối ngồi thiền xôi lại hiện lên. Không biết mình vo nếp thế nào, nhen lửa ra sao, để cái gì trong đó, nấu ra làm sao mà ai ăn cũng khen. Rồi sao nữa? Mai mốt nói đến chuyện nấu xôi, mình là người giỏi nhất, nên cả đời lo nấu xôi, quên tu.

Mọi chuyện tào lao bên ngoài cứ chồng chất vào. Người nấu xôi giỏi, người làm củi giỏi, người trồng rau giỏi v.v… toàn những chuyện không ra gì hết mà thành đống, tu không được. Hồi xưa tôi có người huynh đệ làm việc giỏi lắm. Bởi giỏi quá nên cuối cùng muốn ra đời. Tôi hỏi:

- Chị ra đời để làm gì?

- Chị làm gì không được.

Nói vậy là hết khuyên. Thật sự chị quản lý nhà bếp rất tốt. Trong lúc chùa nghèo phải làm bánh đi bán, chị đảm đang mọi việc, được mấy ni sư khen ngợi. Tiếp khách, quản lý nhà bếp, nấu ăn cho đại chúng năm bảy chục người, xử lý mọi việc đều tốt. Chị được cảm tình của chư huynh đệ, được niềm tin tưởng đối với thầy tổ. Vậy đó mà sanh tật muốn ra đời. Làm gì chứ? Bán xôi hoặc làm thợ may, thợ nấu gì đó chẳng hạn, chứ đâu có gì đặc biệt. Khi tu chị làm việc giỏi, giúp ích cho đại chúng, thầy tổ tin tưởng, huynh đệ tôn trọng. Nhân duyên tốt như vậy mà dám bỏ để theo con đường thế gian, đúng là ma đạo. Không ai có thể khuyên nổi, bởi nạn nhân đã chạy theo vọng tưởng, bị vọng tưởng hốt hồn.

Tóm lại không tỉnh thì bị vọng tưởng dẫn đi khắp nơi. Sáng ra nó dẫn mình từ trước phòng của Hòa thượng trụ trì ra sau nhà bếp, lòng vòng qua Tây đường Đông đường, ra cửa ngõ đi tuốt xuống chợ. Làm sao đây? Ngồi thiền sẽ nghiệm ra được. Ai ngồi yên lắng được sẽ điểm mặt hết bọn vọng tưởng. Vọng tưởng mặt xanh, mặt đỏ hoặc mập ốm thế nào huynh đệ đều nhận ra. Bằng sự tỉnh táo sáng suốt, dùng thanh kiếm trí tuệ chúng ta sẽ trị dứt vọng tưởng.

- Lại cho học nhân tu hành chăng?

- Lão tăng không thể ngăn ngươi.

- Con làm sao tu hành?

- Cần hành thì hành, không nên chuyên tầm bọn khác.

Không nên chuyên tầm bọn khác là không nên chạy theo vọng tưởng.

- Nếu không nhờ thiện tri thức chỉ dạy thì không do đâu được hội? Như Hòa thượng mọi khi nói “Tu hành phải hiểu mới được, nếu không hiểu thì rơi vào nhân quả, không có phần tự do”, chưa biết tu hành thế nào khỏi vào nhân quả?

- Lại chẳng cần thương lượng. Nếu luận tu hành thì chỗ nào chẳng hành được?

- Thế nào hành được?

- Ngươi không thể theo bọn kia tìm được.

- Hòa thượng chưa nói dạy, con làm sao tìm?

- Giả sử nói chỗ tìm đó, vả như ngươi từ sáng đến tối chợt đi Đông, đi Tây, ngươi còn không suy nghĩ nói, đi được chẳng được, người khác không thể biết được ngươi.

- Ngay khi đi Đông đi Tây toàn không suy nghĩ, là phải chăng?

- Khi ấy, ai nói là phải chẳng phải?

Ngay khi đi Đông đi Tây toàn không suy nghĩ, là phải chăng? Cuối cùng vị này cũng nhận ra để quay lại, nghĩa là ngay khi con không suy nghĩ, phải chăng? Thiền sư Nam Tuyền đáp: Khi ấy, ai nói là phải chẳng phải? Nếu ông không bị vọng tưởng dẫn, không bị ngoại cảnh kéo, không chạy ra ngoài nữa, ngang đó chưa phải là ngộ đạo, giải thoát. Tuy nhiên nhận được như vậy cũng là mốc cắm quan trọng. Từ chỗ nhận ra cái gì giả cái gì thật, quay về sống lại với cái thật, là có thể sống với ông chủ của mình.

Nói đi đông đi tây mà không vọng tưởng, tức là vẫn sống vẫn sinh hoạt nhưng không bị vọng tưởng dẫn. Không bị vọng tưởng dẫn có dễ không? Thí dụ sáng ra tri sự ghi trên bảng công tác bữa nay ai làm rẫy, ai tưới hoa, đốn cây, nấu cơm, lợp nhà chẳng hạn. Huynh đệ cứ chiếu theo đó mà làm, khỏi phải động não. Mình nguyện nuôi dưỡng cái bất sanh bất diệt, cái không vọng tưởng mà bị động bởi những chuyện đó có đáng không?

Cho nên nếu chịu tu, chịu sống thì cũng có thể ngay trong đời này chúng ta giải quyết được việc sống chết của mình, giải quyết được vọng tưởng. Vọng tưởng là cái gì? Chỉ là những thứ không thật nhưng ai buông được vọng tưởng, làm chủ vọng tưởng, không để nó dẫn, không lầm lũi chạy theo nó, đó là người đại lực. Tuy không thật nhưng từ nó, chúng ta dấy nghiệp và tác nghiệp.

Từ một tâm thể rỗng rang sáng suốt từ đó khởi niệm, không làm chủ được nên lầm lũi chạy theo, vướng mắc rồi gây nghiệp khổ. Nếu ngay đó chúng ta tỉnh, làm chủ được mình tức là vọng tưởng không có cơ hội níu kéo. Tại chúng ta yếu dở nên mới như vậy chứ vọng tưởng là cái quái gì mà níu kéo mình. Nhưng quả thực bất cứ lúc nào vọng tưởng cũng có thể dẫn mình được hết. Giữa đêm thấy một thiền sinh khóc, thầy lại gần hỏi:

- Đang ngủ mà khóc, tại sao vậy con?

- Dạ, con chiêm bao.

Đó là trạng thái ngủ mê nói mớ. Tại sao ngủ mê nói mớ? Vì ban ngày ý thức hoạt động mạnh, nhiều chuyện dậy sóng mà mình vận dụng ý thức làm cho nó bẹp xuống. Tối ngủ ý thức mơ màng, chuyện cũ ngốc dầu dậy. Đáng lẽ đương sự khóc buổi chiều nhưng chưa khóc được thì tối vừa ngủ vừa khóc. Những vụ này xảy ra thường lắm, phải không?

Có người ngủ mê nói mớ, có người đang thức cũng nói mớ. Những khi buồn quá, chạy ra ôm chân Bồ-tát: “Bồ-tát ơi, con buồn quá!”. Bồ-tát là một biểu trưng, là một khối đá người ta tạc nên hình dáng như vậy, chứ thực sự có ai thấy Bồ-tát Quan Âm thật đâu. Ngài hiện thân người nữ để chiều lòng chúng ta. Tượng đá chỉ là hình ảnh biểu trưng cho sức chịu đựng, sự giác ngộ giải thoát của người phái yếu đã thành tựu đạo giác ngộ giải thoát, lợi ích vô lượng vô biên chúng sanh.

Trong kinh diễn tả bước chân ngài đi chấn động cả tam thiên đại thiên thế giới, một giọt nước nhành dương rưới lên là bao nhiêu nghiệp cấu, trần ai tiêu hết. Ngài hiện thân một người nữ phi thường, chứ đâu phải yếu đuối để mình ôm chân khóc thút thít. Con bị oan ức cái gì, bị ai hiếp đáp cái gì. Con là Phật sẽ thành mà ai dám hiếp đáp. Có Phật nào cự với Phật nào đâu, rõ ràng là tại chúng ta yếu đuối thôi. Nếu mình khởi lên một niệm yếu đuối là sẽ yếu đuối hoài. Phải gan dạ cười với nó, cứng với nó thì dần dần sẽ vững vàng.

Điều quan trọng của người tu theo đạo Phật là phải thấu lý, thấy tột lẽ thực của các pháp. Đừng dính mắc, đừng chạy theo, đừng mềm yếu. Đó là người có trí tuệ. Chúng ta tu thiền là tu trí tuệ, cách giảng dạy của chư vị thiền sư hồi xưa và các bậc thầy tổ bây giờ không khác.

Có vị tăng hỏi:

- Trong hư không có một hạt châu làm sao lấy được?

Sư bảo:

- Chặt tre làm thang bắc trong hư không lấy.

- Trong hư không làm sao bắc thang?

- Ngươi nghĩ thế nào lấy ?

*

Sư dạy chúng:

- Chỉ hội được tánh từ vô lượng kiếp đến giờ không biến đổi tức tu hành, diệu dụng mà chẳng trụ tức là hạnh Bồ-tát. Đạt các pháp không, diệu dụng tự tại, sắc thân tam-muội rõ ràng. Hành lục ba-la-mật không, thì nơi nơi không ngại, dạo trong địa ngục như xem vườn đẹp, không thể nói y chẳng được tác dụng. Chúng sanh từ vô lượng kiếp đến giờ quên bản tánh, chẳng tự liễu ngộ chân thể, bị mây trần che lấp, đắm mê sắc dục, như mây bay thấy trăng chạy, thuyền đi thấy bờ dời, tạm thời chia đường, chẳng được tự tại, thọ các thứ khổ chẳng tự hiểu biết. Đến hôm nay hội được tánh bản lai, tánh ấy cùng hiện giờ không khác.

Chúng ta bị trôi lăn nhiều đời kiếp, nếu nhận được tánh bất sanh bất diệt thì mọi thứ dừng hết. Trong khi mình còn điên đảo thì bị mây trần che lấp, đắm mê sắc dục, như mây bay thấy trăng chạy, thuyền đi thấy bờ dời. Nhìn lên trời thấy mây bay qua tưởng đâu trăng chạy. Nhìn xuống sông thấy thuyền lướt tới tưởng đâu bờ dời v.v… Thấy tất cả hiện cảnh trước mắt đều không thật.

Tạm thời chia đường, chẳng được tự tại, nghĩa là trong lúc còn đắm trước, vướng mắc thì không được tự tại. Chỉ khi nào chúng ta sống được, nhận ra bản lai diện mục mới được tự tại. Bản lai diện mục là gì? Ngài Huệ Minh trước khi xuất gia là quan võ tứ phẩm trong triều đình, tức là người giỏi võ. Ngài là một trong những vị đuổi theo tổ Huệ Năng để giành lại y bát. Do quen việc binh bị nên ngài đuổi kịp. Tổ biết ngài đã đến nên để y bát trên tảng đá rồi vào bên trong lánh. Thấy y bát Huệ Minh mừng rỡ chạy lại lấy, nhưng không ngờ lấy lên không được. Khi đó ngài tỉnh lại, thưa:

- Hành giả! Tôi đến đây vì pháp, chứ không vì y bát.

Tổ nghe nói, bước ra ngồi trên tảng đá bảo:

- Nếu ông vì pháp, hãy bình tâm nghe tôi nói.

Huệ Minh lặng yên giây lâu. Tổ bảo:

- Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?

Ngay đó ngài Huệ Minh liền nhận ra. Ngay khi không nghĩ thiện, không nghĩ ác chính là bản lai diện mục. Chỗ này nếu giải thích nhiều e không đúng, để huynh đệ thầm hiểu sẽ hay hơn.

Ở đây, tôi nhắc lại vài điểm về cuộc đời của tổ. Khi đó tổ chưa phải là người xuất gia, vẫn còn mang hình thức cư sĩ. Xuất thân là một tiều phu đốn củi, nghe khách tụng kinh Kim Cang, hỏi thăm nơi nào giảng rồi tìm đến Ngũ tổ. Đang trong thời gian công quả, chưa xuất gia nhưng ngài Huệ Năng đã nhận ra tâm yếu và được Tổ truyền y bát. Nếu đại chúng biết chuyện như vậy e mọi người không ưng, nhất định ngài sẽ gặp khó khăn, nên Ngũ tổ tìm cách giúp ngài thoát thân. Đến bến đò, Ngũ tổ có ý muốn chèo thuyền đưa đệ tử qua sông, nhưng Lục tổ đã cầm sào, khẳng định chỗ đến của mình với thầy qua câu nói: “Khi mê thì thầy độ, ngộ rồi con tự độ.”

Ngài Huệ Minh là một võ tướng mà không giở nổi y bát, đủ biết đây không phải là vật thường. Dụng sức thế gian không tới nổi chỗ đó. Chỉ người nào sống được với bản tánh bất sanh bất diệt hay bản lai diện mục thì mới nhấc lên được, một cách nhẹ nhàng. Lục Tổ không ngại phát tâm đại từ bi đối với vị thượng tọa tu hành lâu năm này, nên mới khai thị: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?” Ngay câu nói này Huệ Minh ngộ đạo. Ngộ đạo rồi thưa “Ngài là thầy của tôi.” Tổ bảo “Không, ông với tôi cùng thầy Hoàng Mai.” Bấy giờ, thấy một đoàn khác đuổi theo Lục tổ nữa, Huệ Minh đã đánh lạc hướng “ông ấy đi ngã kia, không đi ngã này”. Nhờ thế, Lục tổ thoát nạn.

Thật ra Lục Tổ đã tin tâm từ khi còn là tiều phu tìm đến Hoàng Mai. Ngũ Tổ nói: “Ông là người Lãnh Nam làm sao cầu làm Phật được.” Ngài Huệ Năng thưa: “Thân con với Hòa thượng có khác, nhưng tâm thể không khác.” Ngũ Tổ biết Huệ Năng nhận ra được rồi nhưng sợ người ta hại nên nói: “Xuống nhà bếp công quả đi.”

Nhân duyên tới, được thầy truyền y bát, rồi phải lánh đi nơi khác, sau này trở thành Thiền tổ phương Nam, tiếng vang hơn sấm. Rõ ràng việc gì cũng có nhân duyên của nó. Chúng ta ai biết mình tu bao lâu ngộ đạo? Không ai biết nhưng mà ráng tu thôi, chắc chắn mình có một phen ngộ đạo. Cố gắng lên!

Sư sắp tịch, Đệ nhất tọa hỏi:

- Sau khi Hòa thượng trăm tuổi đi về chỗ nào?

Sư bảo:

- Làm con trâu dưới núi.

Tăng hỏi:

- Con theo Hòa thượng được chăng?

Sư bảo:

- Nếu ngươi muốn theo ta phải ngậm theo một bó cỏ.

Đây là lời dạy gì? Một đại Hòa thượng đạo cao đức trọng như vậy mà nói sau khi chết sẽ làm con trâu dưới núi, nghĩa là sao? Tức con trâu và sự giác ngộ không khác. Nếu con trâu tượng trưng cho sự giác ngộ, mình muốn theo thì phải là người giác ngộ. Các ngài nói nghe tầm thường nhưng chúng ta phải nhận ra như vậy. Người thật thà đem vài bó cỏ theo thì thành trớt quớt.
Như câu chuyện ngài Triệu Châu cởi dép đội trên đầu đi ra, nghĩa là dơ sạch không hai, trên dưới không hai, phàm thánh không hai. Cái đó không phân đôi, không khác, không có biên thùy. Ngộ là thánh, không ngộ là phàm, không kẹt bên nào hết.

Niên hiệu Thái Hòa thứ 8 (834 TL) ngày rằm tháng 2, Sư có chút bệnh. Sáng hôm sau, Sư bảo chúng:

- Sao che đèn huyễn lâu vậy, chớ bảo ta có đi lại.

Sư nói xong liền tịch, thọ 86 tuổi.

Niên hiệu Thái Hòa thứ 8 (834 TL), Ngài ra đi tự tại và trước khi đi dạy một bài pháp siêu việt là nhân ngã đều triệt. Chúng ta sở dĩ bị trôi lăn trong luân hồi sanh tử là do chấp nhân thật, ngã thật. Kinh Kim Cang, Phật dạy có bốn thứ chấp: nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả. Ở đây nói gọn chỉ nhân và ngã. Chúng sanh đang bị cột trói trong luân hồi sanh tử cũng từ nhân và ngã. Ta người, tốt xấu, từ đối đãi phân chia mà chúng ta tạo nghiệp để bị trói buộc trong nhân ngã, không vươn lên được. Bây giờ biết rồi, cố gắng trừ bỏ nhân ngã như lời thiền sư Phổ Nguyện đã dạy.

[ Quay lại ]