headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 04/12/2024 - Ngày 4 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT TRÍ TUỆ ĐỆ NHẤT-HIẾU THẢO VẸN TOÀN

xa-loi-phatTrí Bửu

Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân” (Lòng hiếu chính là lòng Phật, hạnh Hiếu há chẳng phải là hạnh Phật sao? Nếu muốn theo con đường của đức Phật. Trước hết phải hiếu thảo với mẹ cha)

Mỗi năm, vào dịp lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, đây là dịp để người con Phật thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Xem tiếp...

TRÓI BUỘC VÀ GIẢI THOÁT

troibuocgiaithoatThích Tâm Hạnh

A/ DẪN NHẬP.

Trải qua nhiều gian nan vất vả, lận đận lao đao khiến con người ta mất phương hướng sống, ngày càng thấy mình trở nên lạnh lẽo, cô đơn. Cuộc sống lẻ loi giữa trường đời như đang bị ngục tù vô hình của thế gian giam nhốt. Có vị Phật tử thấm thía những trắc trở cõi đời mình đã sống qua và viết nên thành thơ:

Hồn con lạnh buốt sương mù
Đêm đêm trở giấc ngục tù thế gian.

Xem tiếp...

ĐỦ DUYÊN THEO PHẬT KIẾP NÀY, KIẾP SAU BIẾT CÓ ĐƯỢC VẦY HAY KHÔNG ?

nhanduyenTâm Nhuận Phúc

Tôi cũng không rõ bắt đầu từ lúc nào trong cuộc đời, tôi mới thực thụ là một Phật tử, theo đúng nghĩa là “một người học và hành theo những điều Phật dạy”.

Cũng như nhiều Phật tử Việt Nam khác, tôi bắt đầu trở thành Phật tử là vì cha mẹ, ông bà của tôi theo Đạo Phật. Tôi còn nhớ lần đầu tiên đi chùa có lẽ vào khoảng 8 tuổi, vào cuối thập niên 60s của thế kỷ trước. Ngôi chùa đầu tiên mà tôi đến là chùa Giác Quang, ở quận Gò Vấp Sài Gòn. Tôi theo bố mẹ đến đó lần đầu vào dịp Tết.

Xem tiếp...

KHẬP KHIỄNG HÀNH TRÌ

taptuAn Nghiêm

Chiều nay đọc sách, mấy tiểu ni bưng một thau đậu nành qua ngồi dàn trận trước liêu Diệu Minh, bảo là: “Cho em mượn chỗ lựa đậu nành mai nấu đậu hủ”. Thấy đông đúc tôi nhào ra:

- Mai nấu đậu hủ hả?

- Dạ.

- Bỏ vô nấu hết cho rồi, lựa

làm gì?

- Chị, ở trong hạt đậu mọt không hà!

- Vậy thì lựa.

- Chị chị! Thầy bảo ai cũng viết bài kỷ yếu.

Xem tiếp...

Không nương tựa

ocdaotuthanĐĐ.Thích Tâm Hạnh

I. DẪN NHẬP

Điểm yếu lớn nhất của con người chúng ta và cũng chính là điểm chính yếu khiến cho con người ta bị yếu đuối để rồi phải sợ hãi, lo âu và bị các khổ não, đó là nương tựa. Tất cả chúng ta luôn luôn tìm một thứ gì đó bên ngoài để dựa vào. Hễ vừa rảnh rang thì thấy lòng mình trống trải, liền tìm một điều gì đó để lấp vào khoảng trống. Như là lên mạng đọc tin, chơi game, giao lưu, đi mua sắm, gọi điện thăm bạn bè, dạo phố, đi cà-phê, nghe nhạc, xem phim…

Xem tiếp...

Ở ĐỜI VUI ĐẠO HÃY TÙY DUYÊN

tuyduyenChân Hiền Tâm

Mùa Phật đản lại đến…

Chu kỳ tuần hoàn của thời gian, do con người đặt ra hay nó vốn như thế?

Không biết.

Hai từ đó được lấy ta từ tích chuyện của Tổ Đạt-ma với Lương Võ Đế khi ông sang Trung Hoa.

Xem tiếp...

Thiền Trúc Lâm Yên Tử - Dòng thiền Việt Nam

thien vien truc lam Chánh Tấn Tuệ

Lịch sử Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử 

Thiền phái Trúc Lâm xuất hiện cách chúng ta hơn 8 thế kỷ. Do sử liệu Thiền tông Việt Nam bị thất lạc nhiều, nên hiện nay chúng ta chỉ có được một cái nhìn sơ lược về Thiền phái Trúc Lâm.

Trong cuốn Thiền sư Việt Nam, với các tư liệu tìm thấy, Hòa thượng Thanh Từ ghi nhận thời kỳ đầu của thiền phái với 8 vị thiền sư: Thiền sư Thông Thiền, Tức Lự, Ứng Thuận, Tiêu Dao, Huệ Trung, Trúc Lâm, Pháp Hoa và Huyền Quang. Thời kỳ này trải dài từ đầu thế kỷ XIII đến gần giữa thế kỷ XIV. Chư vị Trúc Lâm, Pháp Loa, Huyền Quang được tôn làm Tam tổ Trúc Lâm. Trong đó Trúc Lâm Đại Đầu Đà (vua Trần Nhân Tông) là Sơ tổ.

Xem tiếp...

TU TRONG CÔNG VIỆC

laotac
An Bảo  

Mới đó mà đã năm năm tôi nương trú dưới bóng tùng lâm. Khẽ nhìn lại, tôi không khỏi giật mình bỡ ngỡ. Thời gian quả thật trôi qua quá mau mà tôi thì chẳng tiến bộ chút nào. Ngồi thiền hết đau chân, đau lưng lại đến hôn trầm, tán loạn... Lao tác thì ba chớp ba nháng, chẳng có chánh niệm tỉnh thức gì. Nghĩ lại cũng có lúc tôi nhớ giữ chánh niệm, nhưng mỗi lần như vậy thì các chị lại trêu, sao hôm nay giống bà già vậy, hay cứ ngỡ tôi có chuyện gì buồn. Những lúc ấy tôi lại chẳng biết làm sao nữa. Ôi thôi! Còn bao nhiêu chuyện mà tôi chẳng nhớ hết nổi. Nhưng phần lớn toàn là chuyện dở tệ, còn chuyện hay chuyện tốt thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có một chuyện mà tôi nhớ mãi không quên, đó là lúc mới xuất gia, được phân công công tác tại Trai đường.

Xem tiếp...

Bên ngọn Thái sơn

tvtltriducniAn Đức

Tiếng bảo chúng vang lên như xé tan bầu không khí của một đêm dài tĩnh mịch. Tôi giật mình thức giấc, khi nghe tiếng chuông chùa ngân xa từng hồi rồi im bặt báo hiệu sang một ngày mới.

Sau một ngày làm việc mệt nhọc, dù muốn dù không khi nghe tiếng kiểng rồi liền bật dậy, không còn lòng dạ nào mà nằm nướng, nề nếp thiền môn xưa nay là vậy. Mọi người khẩn trương thu xếp đồ đạc, vệ sinh cá nhân để lên điện Phật.

Xem tiếp...

NGƯỜI ĐỒNG HÀNH

nguoidonghanhHạnh Bổn

Thời gian thấm thoát đã hơn sáu năm, kể từ khi tôi rời thiền viện Linh Chiếu về thiền viện Trí Đức, sự thay đổi nơi chốn thật là do nhân duyên, chớ trong tâm tôi chưa từng nghĩ đến. Người xưa nói “tùy duyên bất biến”, còn tôi thì theo duyên mà biến.

Một hôm, sau giờ thọ trai Hạnh Chiếu kéo tay tôi đến ngồi sau nhà Tổ Linh Chiếu, bảo rằng:

- Gia đình cô Từ An có cúng một miếng đất để cất thiền viện, tôi hướng dẫn đến gặp Hòa thượng Thường Chiếu, thỉnh Ngài nhận và trông coi tất cả, từ việc xây cất đến hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử tu học sau này. Hòa thượng là Viện trưởng cả hai viện Tăng và Ni.

Xem tiếp...

Đường Về Trí Đức

duongtriducHạnh Chiếu  

Đoàn Thường Chiếu đón Thầy từ Đà Lạt về tại ngã tư Dầu Giây. Xe vừa lăn bánh, tôi nhận được chỉ thị từ trung ương:

- Cô báo cho Trí Đức biết Thầy ghé thăm.

- Mô Phật.

Thế là bác tài tăng tốc, đồng thời tôi đánh dây thép khẩn về cho thầy Đắc Thành. Bên kia đầu dây có tiếng trả lời: “Số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau”. Máy nhập thất. Quay sang Sư đầu bếp, tiếng bíp bíp liên tục. Máy đang hóa duyên. À, nhớ ra rồi, gọi thầy Khả Nhuận. May quá bên kia đầu dây hết sức sốt sắng:

- A lô! Cô Chiếu hả ? Có chuyện gì không?

Xem tiếp...