ĐỜI SỐNG THIỀN VIỆN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 13 Tháng tám 2016 13:22
- Viết bởi Super User
Cảnh Tu viện hôm nay so với lúc khóa I không có gì đổi khác cho lắm. Chỉ khác về vẻ lớn lên của nó. Về cơ sở, có đổi khác chỗ Trai Ðường. Về nhà khách được xây cất lại. Ngoài ra cảnh sắc vẫn y nhiên. Bóng mát từ các cây trồng có thêm ra, vào trưa đây là những nơi che nắng rất tốt. Do sự có mặt của Thiền viện Bát Nhã và Linh Quang nên Hòa thượng đổi tên Tu viện Chơn Không thành Thiền viện Chơn Không cho được nhất trí.
BÀI DIỄN VĂN KHAI GIẢNG KHÓA II
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 09 Tháng tám 2016 13:53
- Viết bởi Super User
T.T Thích Thanh Từ
Kính bạch Hòa thượng chứng minh
Kính thưa quý Thượng Toạ, Ðại Ðức, Tăng ni
Kính thưa quý quan khách và toàn thể Phật tử
Kính thưa quý vị.
Thấm thoát đã ba năm qua, hôm nay là ngày Tu viện Chơn Không vừa làm xong một nhiệm vụ đầu tiên, và bắt đầu đặt lên vai nhiệm vụ thứ hai kế tiếp. Sự kết quả hoàn mãn của khóa học Thiền thứ nhất, là một hình ảnh trưởng thành cụ thể của Tu viện Chơn Không.
Thiền Viện Chơn Không Khai Giảng Khóa II
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 04 Tháng tám 2016 13:17
- Viết bởi Super User
Thâu chúng
Khóa II có cả 3 đạo tràng :
- Chơn Không.
- Bát Nhã.
- Linh Quang.
Với số chúng dự thâu cho mỗi Thiền viện, Thầy Viện chủ Chơn Không quy định cho mỗi Viện là 20 Thiền sinh.
Ðiều kiện thu nhận không có sự đòi hỏi nào quá đáng. Tùy duyên của mỗi người.
Số người đến xin nhập Viện không bao lâu đã đủ số. Người đến trễ đành hẹn … lại khóa sau.
Sự Liên Hệ Tăng Ni và Phật Tử
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 01 Tháng tám 2016 14:34
- Viết bởi Super User
Trong liên hệ Tăng ni, Phật tử, Tu viện quan hệ ở dưới hai dạng. Một ở dạng khách, một ở dạng thân hữu láng giềng.
Ðối với khách:
Như trong Thanh quy đã ghi: "Chư Tăng trong Tu viện vui vẻ đón tiếp tất cả khách đến với tinh thần tìm hiểu Phật pháp, hoặc vì viếng thăm Tu viện v.v…
Khách đến bên ngoài cổng giật dây chuông, tiếng chuông đã reo, khách không phải đợi lâu, Tri khách phụ liền có mặt, mỉm cười mở khóa, mở cổng mời khách vào. (Cổng Tu viện lúc nào cũng được khóa kín, khách vào là liền được khóa lại. Khi ra được mở ra. Ðây nhằm tạo sự nghiêm túc và ngăn sự ồn náo không cần thiết).
CẢM TỪ KẾT THÚC KHÓA I
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 28 Tháng bẩy 2016 11:40
- Viết bởi Super User
Thiền sinh Thích Phước Hảo
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Ngưỡng bạch Hòa thượng chứng minh.
Ngưỡng bạch chư Tôn Thượng tọa, Ðại đức Tăng ni
Kính thưa quý quan khách cùng toàn thể Phật tử.
Thưa liệt vị!
Lời nói đầu tiên của chúng con là cung kính dâng lên Hòa thượng chứng minh, chư tôn Thượng tọa, Ðại đức Tăng ni lời chúc mừng an khang và gởi đến toàn thể quý Phật tử lời vấn an cùng niềm tri ân sâu xa của chúng con.
BẾ GẢNG KHÓA I
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 21 Tháng bẩy 2016 11:36
- Viết bởi Super User
Thời kỳ mãn khóa rồi cũng đến. Khóa học 3 năm đã đến hồi chung cuộc. Chương trình học đã được hoàn tất sớm hơn thời gian đã định. Thiền sinh đã qua rồi một giai đoạn. Bao nhiêu vốn liếng đã thu nhận được, Thiền sinh dự bị dùng vào những giai đoạn tới.
Ðường tu hành là một con đường dài, gần như vô tận. Người hành đạo không biết đâu là cùng. Dầu vậy, cũng tạm thời giả lập khuôn trạm thời gian, tạm thời nghỉ ngơi, để rồi hãy khởi lại hành trình. Tháng hai năm cuối cùng này (2 ÂL- 1974) Thầy Viện chủ mở cổng cho chúng được bước ra vòng rào Tu viện, được "hạ san" về thăm lại Thầy Tổ Mẹ Cha.
KẾT QUẢ TU HỌC 3 NĂM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 12 Tháng bẩy 2016 15:11
- Viết bởi Super User
Lời Dịch giả
Sau thời gian học Kinh tại Tu viện Chơn Không, tôi được người bạn đồng song trao cho quyển "Phật Tâm Luận" này (viết bằng chữ Hán) bảo xem và khuyến dịch ra Việt ngữ. Chúng tôi tự xét mình không đủ khả năng phiên dịch những loại sách khó nên do dự rồi bỏ qua. Nhưng khi đọc kỹ thấy quyển Luận thật có giá trị. Trong ấy có nhiều tài liệu rất cần cho người tu Phật nói chung, cho người tu Thiền nói riêng, nhất là rất thích hợp với đường lối tu của Tu viện mà chúng tôi đang thực hành. Soạn giả đã dày công nghiên cứu, rút nhiều tinh hoa giáo lý Ðại thừa và góp nhặt những lời chư Tổ dạy sắp thành một đường lối duy nhất để người học dễ nhận, y theo đó mà thực hành, khỏi phí công đọc nhiều kinh sử.
Tu Thiền Mấy Năm Đã Chứng Đắc Gì Chưa
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 28 Tháng sáu 2016 12:37
- Viết bởi Super User
HT Thích Thanh Từ
Thỉnh thoảng có vài duyên sự cần thiết, chúng tôi phải xuống núi. Mỗi lần về Sài Gòn, gặp nhiều pháp hữu, trong câu chuyện thăm hỏi, đầu tiên quý vị đặt câu hỏi nửa đùa nửa thật ấy, chúng tôi mỉm cười, nói: “Vì vô sở đắc, mà chứng cái gì”. Không khí trở thành nặng nề với vẻ không hài lòng của các pháp hữu, như có ý trách, chúng tôi cố tình tránh né không đáp thẳng câu hỏi nhưng khiến lòng chúng tôi cảm thấy thương xót cho Phật giáo ngày mai.
THIỀN SƯ HƯƠNG HẢI - VỚI CÔNG CUỘC PHỤC HƯNG DÒNG THIỀN TRÚC LÂM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 23 Tháng sáu 2016 13:53
- Viết bởi Super User
Thích Tâm Thuần
I. DẪN NHẬP
Dân tộc Việt Nam luôn tôn vinh tinh thần biết ơn và đền ơn “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cội nguồn dân tộc của mỗi người con Việt. Tinh thần này lại càng được khắc cốt ghi tâm sâu sắc đối với mỗi người con Phật chúng ta. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, dù bao thăng trầm biến cố Phật giáo vẫn luôn là cái nôi nương tựa của mỗi người.
TU VÀ HỌC
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 22 Tháng sáu 2016 14:11
- Viết bởi Super User
Tu viện Chơn Không, tu theo Thiền tông được chính thức ra đời ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch, năm Tân Hợi, 1971. Với số Thiền sinh dự học nội trú là 10 vị, cùng một số Tăng ni và cư sĩ nam dự thính tất cả là 30 vị (khóa 1). Trong khuôn viên của Tu viện, các Thiền sinh sống hồn nhiên trong cuộc sống thường ngày với thời gian là 3 năm.
PHƯƠNG TIỆN TIẾN TU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 18 Tháng sáu 2016 13:21
- Viết bởi Super User
Thiền tông chủ trương “kiến tánh” làm yếu môn nhập đạo, không dùng những phương tiện quanh co. Song vì căn cơ người thời nay chậm lụt khó trực nhận được bản tánh, nên tạm dùng phương tiện hướng dẫn họ gọt giũa lần lần để giây phút nào đó tự họ trực ngộ. Phương tiện ấy là thời khóa tu tập hàng ngày của chư Tăng ở Tu viện.