headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 23/12/2024 - Ngày 23 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

PHƯƠNG TIỆN TIẾN TU

tientuThiền tông chủ trương “kiến tánh” làm yếu môn nhập đạo, không dùng những phương tiện quanh co. Song vì căn cơ người thời nay chậm lụt khó trực nhận được bản tánh, nên tạm dùng phương tiện hướng dẫn họ gọt giũa lần lần để giây phút nào đó tự họ trực ngộ. Phương tiện ấy là thời khóa tu tập hàng ngày của chư Tăng ở Tu viện.

 Thời khóa hàng ngày

Buổi sáng:

- 04 giờ - 06 giờ: Tọa thiền tại đơn (ba hồi chuông báo trước)

- 07 giờ : Tiểu thực (ba tiếng bảng)

- 07 giờ 30 - 8 giờ 45: Công tác

- 09 giờ - 10 giờ: Tọa thiền công cộng tại nhà Thiền (một hồi chuông ba tiếng)

- 11 giờ 45: Sớt cơm vào bát (ba tiếng bảng)

- 12 giờ : Thọ trai (3 hồi chuông)

Buổi chiều:

- 1 giờ - 2 giờ: Chỉ tịnh (1 hồi chuông)

- 4 giờ - 5 giờ: Tọa thiền công cộng (một hồi chuông 3 tiếng)

- 7 giờ - 7 giờ 30: Tụng kinh Bát-nhã tại nhà Thiền (3 tiếng chuông)

- 8 giờ - 10 giờ: Tọa thiền tại đơn (3 hồi chuông)

Nghi thức

2.1. Nghi thức Thỉnh Nguyện

2.2. Nghi thức Quá Đường

2.3. Nghi thức Tọa Thiền

2.4. Khóa Lễ Bát Nhã

Hạn kỳ nghe Kinh Luận sử

tientu2

Chủ yếu của Thiền tông là “Giáo Ngoại Biệt Truyền, Bất Lập Văn Tự,

Trực Chỉ Nhân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật”. Nếu chúng ta tu Thiền mà nghe Kinh học Luật thì có trái lại với chủ yếu của Thiền tông không ?

Song vì Phật giáo Việt Nam thừa kế gia bảo Thiền tông mà không khéo giữ gìn sẽ dễ bị mất gốc do đó cho nên Tu viện Chơn Không mới chủ xướng:

“Thiền Giáo đồng hành”. Nghĩa là vừa tu theo Thiền tông vừa đọc Kinh Luận.

Bởi vì tu sĩ Việt Nam cũng có lắm người tu Thiền, nhưng không có lắm người tu theo Thiền tông chánh thống. Vì thế họ dễ lạc lầm và sinh ra bệnh hoạn điên cuồng. Cho nên có nhiều người nghe nói tu Thiền là tỏ ra kinh sợ. Bởi vậy, Tu viện Chơn Không đề khởi tu Thiền, nếu không đem Kinh Luận của Phật, Tổ phối hợp chặt chẽ thì không sao tránh khỏi sự nghi ngờ e sợ của đa số tu sĩ. Đó là lý do căn bản Tăng chúng phải học Kinh Luận.

Năm thứ nhất học

- KINH :

1. Bát-nhã Tâm Kinh

2. Kinh Kim Cang

3. Kinh Duy Ma Cật

4. Kinh Viên Giác

- LUẬN :

 1. Nguồn Thiền

2. Thiếu Thất Lục Môn

3. Luận Tối Thượng Thừa

4. Kinh Pháp Bảo Đàn

5. Truyền Gia Bảo Thiền tông Trực Chỉ

- SỬ :

 1. Ba mươi ba vị Tổ Ấn Độ, Trung Hoa

2. Trung Hoa chư Thiền Đức hành trạng I

Năm thứ hai học

- KINH

 1. Kinh Lăng Già

2. Kinh Lăng Nghiêm

3. Kinh Pháp Hoa

- LUẬN

1. Đốn ngộ nhập đạo yếu môn

2. Luận Đại Thừa Khởi Tín

3. Luận Trung Quán

- SỬ

 1. Trung Hoa chư Thiền đức hành trạng II

2. Việt Nam chư Thiền đức hành trạng

Năm thứ ba học

- KINH

1. Kinh Niết Bàn (đại cương)

2. Kinh Hoa Nghiêm (đại cương)

- LUẬN Bích Nham Lục

- SỬ Các Ngữ lục và Minh, Tụng, Ngâm v.v…

[ Quay lại ]