Buông Xả và Buông Lung
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 20 Tháng một 2016 01:55
- Viết bởi Super User
Chánh Hùng Lực
Người tu Phật chúng ta, ai ai cũng biết đến hai từ buông xả và buông lung. Thống khổ thay, buông lung thì thuận dòng sinh tử mà buông xả thì ngược dòng đối với chúng sinh đang chìm trong biển khổ. Biết rằng buông xả là an vui, là tự tại giải thoát, còn buông lung là sầu khổ, là đắm chìm, là trôi dạt khó có ngày cùng, bị ngũ dục nhận chìm trong lục đạo luân hồi, nhưng ít ai chịu buông xả mà chỉ thích buông lung.
Có Một Ngày Như Thế
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 07 Tháng một 2016 02:00
- Viết bởi Super User
Chơn Tuệ Thanh
Bước chân chậm hay cuộc sống hiện đại quá nhanh mà cảm giác luống cuống, không bắt kịp với xung quanh làm mình thấy mệt mỏi? Quá tham hoặc sức mình yếu kém nên dần dần thấy thế cuộc chẳng còn vương? Do bất như ý chăng? Âu cũng do mỗi duyên phận, mỗi góc nhìn. Loay hoay mãi để rồi cuối cùng chỉ có tự thân mỗi người mới biết vị đời chính mình là ngọt hay đắng, nước mắt hay nụ cười nhiều. Không ai bên ngoài có thể biết rõ dù là thân nhân quyến thuộc. Vậy nên buông hay giữ cũng bởi chính mình.
Đừng chê ai hết
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 29 Tháng mười hai 2015 13:40
- Viết bởi Super User
Chúc Thiệu
1. Ngó thấy lỗi người thật dễ, nhìn lỗi mình mới khó. Câu này nghe quen quen nhưng ta cứ... quên quên hoài, nên ta cứ hoài nói lỗi, chê bai hết người này tới người nọ, hết tổ chức này tới đất nước kia.
Chê là một tập khí dễ vận hành hơn khen, thừa nhận những giá trị của người khó hơn là tìm ra lỗi (dù nhỏ nhất, khó thấy nhất). Tất nhiên, nếu chúng ta hành xử theo tập khí này thì chắc chắn ta cũng sẽ bị đối lại như thế, trong trường hợp tương tự hoặc một trường hợp khác.
BÁT CHÁNH ĐẠO
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 14 Tháng mười một 2015 10:19
- Viết bởi Super User
Joseph Goldstenin - Nguyễn Duy Nhiên dịch
Chúng ta vừa mới bắt đầu bước chân vào một hành trình. Cuộc hành trình đi vào thế giới của tâm ta. Một cuộc hành trình với mục đích để khám phá, tìm hiểu con người thật của mình. Nhưng bao giờ cũng vậy, vạn sự khởi đầu nan…
Mấy ngày tu tập đầu tiên sẽ đầy dẫy những bồn chồn, buồn ngủ, chán nản, lười biếng hay nghi ngờ, và đôi khi còn hối hận là mình đã lỡ dại tham dự khóa tu nữa. Bước đầu tiên nào cũng khó cả. Spinoza, vào lúc gần hoàn tất một tác phẩm triết học của ông, có viết: “Mọi công trình cao quí đều hiếm hoi và khó nhọc”. Con đường tầm đạo mà chúng ta đang bước chân vào cũng rất là hiếm có và trân kỳ. Bởi thế chúng ta phải biết từ tốn nhưng quyển Mount Analogue là một tỷ dụ thật đẹp cho cuộc hành trình mà chúng ta đang đi.
Khảo về Tám thức và tâm lý học hiện đại - Thức thứ tám
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 29 Tháng mười 2015 13:51
- Viết bởi Super User
Chánh Tấn Tuệ
Trong phần thức thứ bảy ở số báo NSGN 231, đã nói sơ về thức thứ tám. Kỳ này nói chính về thức thứ tám.
Thức thứ tám có nhiều công năng, nhiều nghĩa sai khác, nên Duy thức học gọi nó bằng nhiều tên khác nhau. Có khi gọi là tâm, vì thức này là chỗ chứa nhóm chúng tử do các pháp huân tập vào. Thức này cũng là nơi mà các chủng tử phát khởi hiện hành. Có khi gọi là thức A-lại-da, vì thức này là nơi tập hợp các pháp tạp nhiễm, giữ gìn không để mất đi, vì là chỗ để thức thứ bảy chấp làm nội ngã. Gọi là A-đà-na, vì thức này có công năng giữ gìn chủng tử và thân thể chúng sinh không để tan hoại. Có khi gọi là bản thức, vì bảy thức trước phải y cứ vào đây mà khởi hiện hành. Nó là sở y của bảy thức trước v.v…
Khảo về Tám thức và tâm lý học hiện đại - Thức thứ bảy
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 11 Tháng mười 2015 01:41
- Viết bởi Super User
Chánh Tấn Tuệ
Ở bài viết trước chúng ta đã đề cập về Tiền ngũ thức và Ý thức. Phạm vi bài viết này khảo về Thức thứ bảy là chính. Qua đó lược sơ về Thức thứ tám.
Thức thứ bảy và Thức thứ tám, hai thức này hoạt động một cách âm thầm sâu kín trong tâm hồn con người. Đây là chỗ khó hiểu khó biết của tâm. Hai thức này là cội nguồn của sự nhận thức về ngã (ta), cội nguồn của sự nhận thức về pháp (muôn sự, muôn vật). Tìm hiểu hai thức này giúp chúng ta thấy được ngã và pháp đã hình thành và xuất hiện trở lại trong tâm thức của chúng ta theo phương cách nào.
Khảo về Tám thức và tâm lý học hiện đại - Sáu thức ngoài
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 23 Tháng chín 2015 13:59
- Viết bởi Super User
Chánh Tấn Tuệ
Duy thức học là môn học vừa rộng, vừa sâu, vừa tinh tế. Đứng trên mặt tâm lý mà nói, Duy thức học giúp soi thấu mọi ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn[1] của mọi chúng sinh. Một môn học như thế, không thể nói là không phức tạp, là dễ học, dễ hiểu. Có thể lược nêu một vài khó khăn mà người đời nay gặp phải khi muốn đi vào Duy thức học một cách bài bản.
Khảo về Duy thức học và tâm lý học hiện đại
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 06 Tháng chín 2015 13:24
- Viết bởi Super User
Chánh Tấn Tuệ
Tổng quan về Tâm lý học
Tâm lý học là khoa học khảo cứu về tâm hồn con người. Tâm hồn, trước hết là những sự kiện tâm lý như đam mê, cảm xúc, ký ức v.v… những sự kiện này không phải là những sự kiện cô lập mà là những sự kiện diễn tiến trong một cơ thể, trong sự tương quan với thân xác của một con người, và con người ấy đang sinh hoạt trong một tập thể, một xã hội.
HÀNH THIỀN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 20 Tháng tám 2015 13:31
- Viết bởi Super User
Chân Hiền Tâm
Tôi đến với thiền năm tôi 36 tuổi...
Ra đời trong nhung lụa, chiêm nghiệm cuộc đời qua những được, mất, hơn, thua… mà sự mất mát đầu tiên là cha chết quá sớm để thấy nhân tình thế thái đổi thay thế nào. Mẹ mất khi còn bụng mang dạ chửa, chưa đủ thời gian để chữ hiếu được tròn, trong lòng chưa nguôi những hối tiếc. Khổ não hơn hết là thấy mất phương hướng với cuộc đời này khi kịp nhận ra trong cái mình được sẵn có cái người mất, trong cái may đã chứa cái mầm của họa hoạn. Sống thế nào với mớ nhân quả như vậy? Ba chìm bảy nổi cũng chỉ ngụp lặn trong buồn vui lẫn lộn. Không có cái gì thực sự gọi là vui sướng lâu dài ở cuộc đời này.
BÊN THẦY
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 05 Tháng tám 2015 13:27
- Viết bởi Super User
TS Nguyễn Mạnh Hùng
Tôi rất thích bức tâm thư pháp mà thầy Chính Trung tặng cho tôi. Bức đó thầy Chính Trung viết tên tôi – chữ Hùng. Các nét chữ được dùng hình ảnh mà nhìn vào là ta nhận ra ngay – 2 nét dọc của chữ H là 2 thanh côn. Các nét còn lại là kiếm, đao,… toàn hung khí nguy hiểm. Tuy nhiên phía bên dưới thầy ghi “Nhẫn giả vô địch; Dĩ hòa vi phương”. Tôi luôn lấy bức tâm thư pháp này để soi cho mình. Rằng người hùng không phải là bằng chức vụ, tiền bạc, bằng cấp, quyền lực,… Người hùng thực sự là sự mềm mỏng, nhẫn nhịn, nhu hòa. Rằng cần dùng đức hạnh, dùng tình yêu thương để lãnh đạo cơ quan, để hướng dẫn gia đình mình, để dạy các học trò. Và tôi luôn nhắc mình như vậy. Mỗi sớm mai.
CẢNH TỈNH
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 26 Tháng bẩy 2015 09:50
- Viết bởi Super User
Bửu Bảo
Trong cuộc sống đời thường, con người luôn chạy theo tiền tài, danh vọng mà quên hẳn cái đích thực của chính mình. Vì thế tạo ra không biết bao nhiêu là tội lỗi, từ giết người, cướp của cho đến tự hủy thân mạng… Những thứ ấy bắt nguồn từ đâu? Phải chăng từ tham sân si, phiền muộn tật đố…? Ham muốn mà không được đáp ứng thì sanh ra sát hại lẫn nhau, bất kể là cha con chồng vợ. Những tệ nạn này đánh thức trong ta cái nhìn sâu sắc về kiếp sống đầy dẫy hiểm họa của con người. Những cảnh tượng đó đem đến cho tôi không ít xúc động, tôi vẫn bàng hoàng tự hỏi con người từ đâu đến, đến với mục đích gì, sao lại có thể như thế ?