Khi Như Lai nhập Niết-bàn
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 29 Tháng tư 2014 12:50
- Viết bởi Super User
Chân Hiền Tâm
Sau khi nói với Đại chúng: “Giờ đây ta nhập niết bàn, cả mình ta đau nhức”, Như Lai nhập Sơ thiền rồi xuất Sơ thiền, nhập Nhị thiền v.v… Cứ thế mà thuận nghịch nhập các thiền định đến 27 lần. Trong đó, phổ cáo với đại chúng 3 lần về Bát-nhã thậm thâm, Ma-ha Bát-nhã và Phật nhãn. Y đó, Như Lai có thể nhìn thấu thực chất của ba cõi lìa nhị biên, phi tất cả. Rồi Ngài kết luận: “Pháp tướng như vậy, ai biết rõ thời gọi là người xuất thế. Ai không biết, thời gọi là đầu mối của sinh tử. Đại chúng cần phải dứt vô minh, diệt đầu mối sinh tử”.
CHUYỂN HÓA NỘI TÂM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 14 Tháng tư 2014 22:44
- Viết bởi Super User
Thuận Hùng
Nói đến đạo Phật là nói đến tinh thần từ bi giác ngộ và giải thoát. Thiết nghĩ, trong Phật giáo ai cũng đều có ý thức rằng người tu hành phải có tâm từ bi và trí tuệ, để mình xoá tan những màn đêm vô minh đen tối của cuộc đời từ vô lượng kiếp đến nay, và đem lại lòng yêu thương vô hạn cho nhân loại. Vô minh đen tối ấy là những vọng tưởng của thập sử: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… Nếu hành giả nào còn cưu mang những dây mơ rễ má ấy trong lòng thì nó sẽ sai sử chúng ta mãi mê điên đảo, trầm luân trong sanh tử luân hồi. Cho nên ngài Khuê Phong có nói: “Vọng tưởng không là gì nhưng nếu chúng ta theo nó thì thật là nguy hiểm vô cùng.” Vì vậy trong kinh Tăng Nhất A-hàm, Phật dạy: “Thà dùng kiếm bén cắt đứt lưỡi mình, chứ không bao giờ nóng giận nói lời thô lỗ để phải bị đoạ vào ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.”
Con đường đã chọn
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 09 Tháng tư 2014 13:33
- Viết bởi Super User
Chân Hiền Tâm
Nhỏ nhắn, cả về tuổi đời lẫn thể xác.
Xinh gái, nhỏ nhẹ, hiền lành nhưng ẩn trong đó là sự cam chịu và mệt mỏi.
Một đời sống gia đình không được hạnh phúc.
Kẻ đáng nhẽ là nơi chia sẻ buồn, vui, sướng, khổ và là chỗ nương tựa của người phụ nữ, lại trở thành đầu mối của những đau đớn, lo âu và cam chịu. Những cơn nóng giận và đòn roi…
Vì sao người lương thiện cả đời vẫn gặp nỗi buồn và trắc trở
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 31 Tháng ba 2014 15:02
- Viết bởi Super User
Sưu Tầm
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:
- Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy ?
Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Một bài thơ - CỦA ĐẤT ĐỒNG NAI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 26 Tháng ba 2014 14:50
- Viết bởi Super User
Ni Sư Như Đức
Đất và người Đồng Nai có nhiều điều để viết, tư liệu chập chùng trong những ngôi chùa xưa, trong những trang sách thời nay. Tình cờ một bài thơ thể điệu ngũ ngôn nho nhã, nhắc đến Đồng Nai và Thiền sư Tổ Tông Viên Quang, hé lộ một phương trời lịch sử. Bài thơ chữ Hán được viết bởi viên tổng trấn thành Gia Định trẻ tuổi tài cao - Trịnh Hoài Đức, nói về mối giao tình của mình và thiền sư thời niên thiếu. Đây là bản dịch được chép lại:
THỰC CHỨNG HƠN NỊNH HÓT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 16 Tháng ba 2014 12:58
- Viết bởi Super User
Truyện dịch (từ trang mạng Truyện Phật Giáo Trung Quốc) -TV AN LẠC
Có một vị Tỳ-kheo thường theo Phật khi Phật đi hoằng hoá khắp nơi. Một hôm, vị ấy thưa với Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn! Ngài là vị Thầy vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.
Phật nghe xong, nét mặt bình lặng không hiện một nét vui nào, hỏi lại Tỳ-kheo ấy:
- Ông đã gặp qua tất cả các vị Thầy vĩ đại trên thế gian này chưa?
THIỀN QUÁN Nền tảng thành đạo của Bồ-tát Siddhārtha
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 09 Tháng ba 2014 12:34
- Viết bởi Super User
QUẢNG TÁNH
Đêm Bồ-tát Siddhārtha vượt thành xuất gia, cả hoàng thành Kapilavasthu chìm trong im ắng và hoang lạnh. Không khí chia ly buồn thương man mác như bao trùm khắp các ngả đường của kinh thành mỗi nơi ngài đi qua. Bồ-tát Siddhārtha cảm nhận mọi thứ rất rõ ràng dù ngài không hề ngoái lại. Siddhārtha quyết tâm ra đi với tất cả nhiệt huyết của tuổi xuân, quyết tìm ra chân lý để giải quyết vấn đề khổ đau sinh tử cho mình và cho cả muôn loài.
Nữ lưu NHÀ PHẬT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng ba 2014 13:22
- Viết bởi Super User
Viên Chiếu
Trong ngày hội thảo nhóm đầu tiên tại Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới Sakyadhita lần thứ 11 tổ chức ở chùa Phổ Quang, thành phố Hồ Chí Minh, vào cuối năm 2009, không ít thành viên tham dự hội nghị đã mỉm cười khi nghe đọc đề tài thảo luận: “Nếu một nữ Phật tử trở thành tổng thống, đất nước và xã hội sẽ như thế nào?” Chắc ban tổ chức nghĩ thành viên mình sẽ lúng túng một khi cơ hội vào tay nên cho tập dượt trước phòng xa! Thôi thì tha hồ các ứng cử viên tổng thống tương lai vẽ vời tưởng tượng. Người hùng hồn biện luận các đức tính cần có của một vị nữ tổng thống. Kẻ nêu những trở ngại phái nữ thường gặp khi hoạt động chính trị. Hình như không ai nhớ để vẽ ra hình ảnh một đất nước dưới sự lãnh đạo của một nữ Phật tử sẽ như thế nào.
GÓP NẮNG VƯỜN THIỀN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 22 Tháng Hai 2014 10:44
- Viết bởi Super User
Thông Thiền
Ký ức trôi từ đỉnh núi
Ngang qua chốn cũ vườn thiền
Nắng mới reo vui trên lá
Long lanh đọng giọt thần tiên ...
Những thoáng hoài niệm về mảnh đất thân thương Thường Chiếu như những giọt nắng tinh khôi vương vãi đó đây trong vườn thiền. Người viết gom góp lại, tạm gọi là phả chút hơi ấm cho những tâm hồn buốt giá khi ngày Đông sắp đến.
SAO KHUÊ LẤP LÁNH
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 16 Tháng Hai 2014 15:28
- Viết bởi Super User
Thích Thông Thiền
Con xin mượn những vần thơ của thượng thư Đoàn Văn Khâm truy tán thiền sư Chân Không đời Lý, chỉnh sửa đôi chút và dịch lại theo chỗ thấy của mình cho phù hợp với văn cảnh để tưởng niệm Thầy:
行高士庶敬家風
錫駐如雲慕集龍
仁宇忽驚崩惠棟
道林長嘆偃貞松
墳縈碧草添新塔
水蘸青山認藉容
寂寂禪關谁更扣
經過愁聽暮天鐘
CÓ MỘT ÁNH SAO
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 12 Tháng Hai 2014 14:47
- Viết bởi Super User
Thuần Hậu
Trong cơn say ngủ, tiếng chuông chợt đổ hồi dài đánh thức. Choàng dậy bước ra sân sau, bầu trời tối đen và trăng đang chênh chếch treo mình sau ngọn cây, trăng thượng huyền. Ánh sáng mỏng manh khi mờ khi tỏ bởi đám mây bay qua. Mắt vẫn còn ngái ngủ, và đầu óc mờ mịt như bầu trời đen kia. Ánh trăng quá yếu ớt không đủ để đánh tan sự tàn phá của bao nhiêu thứ ma chướng đang tràn ngập: ma chấp ngã, ma ngũ ấm… cứ ràng rịt, chằng chịt khiến điên đảo suốt tự bao giờ.