headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 05/12/2024 - Ngày 5 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

 Khó khăn mà chi !

meconChân Hiền Tâm

Chi Hai không làm dâu. Vì mẹ Chi Hai bắt rễ.

Không phải bà sợ con gái khổ. Mà vì điều kiện gia đình chồng Chi Hai lúc ấy, cái lúc phải đi kinh tế mới ở tận xứ Long Thành khỉ ho cò gáy. Xa thành phố. Công việc không ổn định. Mà nhà mẹ ruột lại rộng. Đơn chiếc. Cần có một người đàn ông cho ấm cửa ấm nhà. Cũng không thấy sợ hãi khi có những việc cần đến đàn ông.

Xem tiếp...

Ân Nghĩa

sentrang3Liên Loan

Nhìn nhữngchiếc thuyền đang lênh đênh trên mặt biển giống như chúng ta đang sống trên thế gian này vậy. Từng đợt sóng nhấp nhô là từng giai đoạn chuyển biến của cuộc đời. Trong mỗi giai đoạn cuộc đờimình đi qua,chắc hẳn ai đó trong chúng ta đã từng có khoảnh khắc bình yên và nhìn lại mình để suy ngẩm, để biết trân trọng và cảm ơn cuộc đời, cảm ơn những gì mọi người đã đem đến cho mình dù nghịch duyên hay thuận duyên.

Xem tiếp...

Phước báu không phải là định tuệ 

HakuinChân Hiền Tâm

Đại sư Bạch Ẩn nói:
Thường có một số người hay gom góp thật nhiều để có nếp sống xa hoa, cho sự trù phú của ngôi chùa sẽ làm tăng vẻ hào nhoáng cho việc giảng pháp.

Chư vị tưởng có tài hùng biện, ăn nói lưu loát là có trí tuệ, coi việc ăn ngon mặc đẹp là đồng với Phật đạo, xem vẻ đẹp hấp dẫn và sự kiêu ngạo như những đức tính, và cho rằng lòng tin của tín đồ đối với họ là dấu hiệu cho thấy họ đã giác ngộ được pháp Phật. Nhưng đáng buồn nhất là họ đem cái thân xác con người có được này ra làm nô lệ cho sự mưu cầu danh lợi chôn vùi Phật tánh vô thượng dưới những lớp bụi ảo tưởng chồng chất …

Xem tiếp...

Đời sống tình cảm của người cư sĩ

hangthuanThích Chúc Phú

Có ba sự hưởng thụ không bao giờ thỏa mãn. Thế nào là ba? Hưởng thụ ngủ nghỉ, hưởng thụ rượu men rượu nấu, và hưởng thụ sự dâm dục 1.

Khái quát thấm đẫm trí tuệ của Bậc Giác Ngộ trong câu kinh vừa dẫn ở trên, đã thừa nhận sự hiện hữu của các dục trong đời sống thường nhật của người cư sĩ. Đồng thời qua đó cũng hàm ẩn những thái độ ứng xử cần thiết của người cư sĩ khi sống chung với các dục. Thực sự, đời sống tình cảm là một khái niệm rất rộng. Nó bao hàm những chuẩn mực cơ bản trong quan hệ nam nữ nói chung cho đến những thái độ sống, cách thức ứng xử… liên quan đến đời sống hạnh phúc của lứa đôi.

Xem tiếp...

Lời của Đại sư Hám Sơn

sendemNS Hạnh Huệ dịch

Dạy thiền nhân Tự Am Hữu trụ núi

Phật dạy: “Tất cả chúng sanh lưu lãng trong sanh tử, đều do vọng tưởng điên đảo làm căn bản”. Nếu tưởng điên đảo diệt và khẳng nhận tự tâm, tức là thời tiết liễu thoát sanh tử, ra khỏi biển khổ. Nếu vọng tưởng chẳng dừng thì sanh tử khó ra. Nên nói: “Cuồng tâm chẳng dứt, nếu dứt tức Bồ-đề”. Chúng ta nếu quả thật có thể chóng dứt tâm cuồng loạn thì liền ra khỏi tam giới, dẹp quân ma, ngồi giữa trời xưng là đạo nhân vô sự. Lão Diêm-la mặt sắt dù có ác tâm, ra tay tàn độc cũng không mò bắt được, tha hồ ngang dọc, tự do tự tại, làm một người đại giải thoát. Thời tiết như thế thì dù gọi là Phật, là Tổ cũng chẳng chịu, huống nữa là kết bầy với bọn ruồi lằn ngu ngốc trong cầu tiêu, tranh giành đồ hôi tanh, thối tha hay sao ?

 

Xem tiếp...

Đạo và thức tương tục

Chân hiền Tâm

Đạo

Đơn giản thôi bạn ạ !

Cư sĩ Hoàng Đình Kiên, tự Lỗ Trực, theo thiền sư Hối Đường xin chỉ cho chỗ thẳng tắt.[1] Hối Đường bảo: «Như Khổng Tử nói, này các trò, cho ta là giấu giếm ư? Ta không có gì để giấu giếm».

Lỗ Trực suy nghĩ.

Hối Đường nói: «Không đúng ! Không đúng !».

Lỗ Trực càng thêm mờ mịt.

Một lần theo Hối Đường dạo núi, hoa quế đang rụng đầy, Hối Đường hỏi: «Ông có nghe thấy mùi hoa quế chăng?».

Lỗ Trực gật đầu.

 

Xem tiếp...

Một khoảnh khắc và cả đời người

phat7Liên Loan

Để trở thành một người tốt, làm được một người tương đối trong xã hội, lợi mình lợi người thật không phải dễ dàng gì khi sanh ra trong một gia đình thiếu sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ, môi trường chung quanh mình toàn là đầy dãy tham vọng sân si. Tiền tài, danh lợi, được, mất, hơn, thua, ái ái, tình tình là những sợi dây oan nghiệt đã cắm rễ quá sâu trong nhiều đời nhiều kiếp, trói chặt mình không có lối ra.

Xem tiếp...

Lời Đại sư Hám Sơn dạy chúng

toathien2Ns Hạnh Huệ trích dịch

Dạy Thiền Nhân Khánh Vân
Người xuất gia cầu sáng việc lớn:
1- Cần chân thật vì sanh tử, tâm phải tha thiết.
2- Cần nhất chí quyết định ra khỏi sanh tử.
3- Cần liều một đời đến chết không đổi tiết tháo.
4- Cần thật biết thế gian là khổ, hết sức nhàm chán xa lìa.
5- Cần gần gũi bậc tri thức cao tuyệt, đủ tri kiến chân chánh, luôn luôn thưa hỏi, vâng lời dạy dỗ, theo lời mà làm. Siêng năng chẳng lười, không bị ngũ dục phiền não ngăn chướng, chẳng bị thói quen xấu ác sai khiến, chẳng bị bạn ác lay chuyển, chẳng bị duyên ác cướp đoạt, chẳng cho căn cơ ngu độn mà sanh lui sụt. Phát tâm như thế, dốc lòng như thế, lâu dần sẽ thuần thục, tự nhiên ăn khớp với chỗ nguyện cầu xưa như hộp với nắp.

 

Xem tiếp...

Phật pháp khó nghe

botat2Liên Loan

Lúc tôi chưa biết gì là tu, vô tình tôi đã nghe được đĩa giảng pháp “phóng lao”. Nghe thấy cũng hay hay, nhưng rồi thì lỗ tai bên này lọt qua lỗ tai bên kia, nghe xong là quên hết trơn. Hai năm sau, khi nghe lại một lần nữa đó cũng là lúc tôi cảm thọ rất rõ ràng về cái khổ thực sự của cuộc đời thì mới thấy nó thấm vào tâm trí dễ dàng. Thật sự là “Phật pháp khó nghe”.Khi đã đủ duyên và cái cảm thọ của khổ đến đỉnh điểm mình mới thấm được những lời quý báu của Giáo pháp!

Xem tiếp...

Tập đế trong việc ăn uống

anuongChân hiền Tâm

Một câu chuyện thời quá khứ

Sutasoma và Brahmadatta,[1] là vương tử của nước Câu-lâu và Ba-la-nại. Lệ là trước khi thành quốc vương đều được gởi đến một vị danh sư để học pháp. Suta, chẳng bao lâu đạt đến tài năng giảng dạy, nhưng lại không muốn thăm hỏi các bạn khác nhiều mà chỉ chú ý đến Brahma, và trở thành thầy riêng của Brahma. Suta tiên đoán đại nạn sẽ xảy đến với Brahma trong tương lai, nên trước khi chia tay, Suta dặn dò:

Xem tiếp...

Ýnghĩa kinh Diệu Pháp Liên Hoa

lienhoaĐại sư Bạch Ẩn - Thuần Bạch và Ngọc Bảo soạn dịch

Kinh Liên Hoa không ở ngoài tâm. Tâm không ở ngoài kinh Liên Hoa. Tất cả mười cõi giới, từ địa ngục cho đến Phật địa đều không ở ngoài tâm. Cũng không ở ngoài kinh Liên Hoa. Đó là nguyên lý tối thượng và tuyệt đối mà tất cả chư Phật trong ba đời giảng nói.

Có tám vạn bốn ngàn pháp môn để đi đến Phật quả nhưng tất cả chỉ là phương tiện.

Khi cứu cánh Phật đạo đã đạt đến, sẽ thấy tất cả pháp là đồng nhất thể không có sai biệt.

Xem tiếp...