Thời Gian Quí Báu
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 09 Tháng mười một 2013 14:26
- Viết bởi Super User
Trích Sao trời mênh mông - Lâm Thanh Huyền - Hạnh Đoan lược dịch
Thiên có thiên lý. Nhân có nhân lý. Vật có vật lý
Cả đời Đại sư bận rộn suốt, do quí trọng và dùng thời gian nghiêm nhặt, Ngài đã sáng tạo ra phương cách sống và thực hiện chí nguyện hoằng pháp vượt hẳn người thường.
Đại sư tự hào nói:
-Tôi đề xướng kiếp người đến 300 tuổi, ý tôi muốn nói là chúng ta phải biết tận dụng thời gian, xài một giờ như ba giờ! Nếu biết dùng thời gian như thế thì cuộc đời một trăm năm của chúng ta chẳng phải thành là ba trăm năm hay sao? Thời gian, chính là thời cơ, mà thời cơ là cơ duyên, cơ duyên giúp cho cuộc sống có nhiều cơ may thành tựu.
Phẩm Thính pháp
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 04 Tháng mười một 2013 09:25
- Viết bởi Super User
Lâm Viễn Phàm - Thích Đạt Ma Thuận Hùng biên dịch
Hỏi : Người học Phật hạ thủ công phu như thế nào?
Đáp: Tạm mượn hình tượng mà quy Tam bảo Phật Pháp Tăng. Chân thật chí thành tu trì tự tánh Tam bảo đến viên mãn.
Hỏi: Vì sao qui y hình tượng Tam bảo, chân chí viên thành tự tánh Tam bảo?
Đáp: Qui, là quay về, là y tựa.
Tam bảo, dụ như thuyền Bát-nhã.
Sinh tử, dụ như biển khổ.
Mười chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 28 Tháng mười 2013 08:59
- Viết bởi Super User
Chúc Phú
Từ thực tiễn đời sống, để đạo đức Phật giáo dễ dàng lan tỏa, thì việc làm sáng tỏ những chuẩn mực đạo đức Phật giáo là yêu cầu bức thiết. Trong vô vàn những chuẩn mực đạo đức Phật giáo được thể hiện rải rác trong các bộ kinh, luật, luận, sớ giải… người viết tạm thời đề xuất mười chuẩn mực đạo đức cơ bản. Đó là: khiêm hạ, tàm quý, trung thực, kiên định, không phóng dật, nhẫn nhục, biết ơn, buông xả, dấn thân và tiết tháo.
Lời dạy của Đại sư Hám Sơn
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 20 Tháng mười 2013 10:49
- Viết bởi Super User
Ni sư Hạnh Huệ dịch
Dạy Thiền Nhân Tịch Giác lễ Phổ Đà
Thiền nhân Tịch Giác sắp về phương Đông lễ Phổ Đà, xin dạy một lời quan trọng để hành khước. Lão nhân dạy rằng: - Người xưa xuất gia đặc biệt vì việc lớn sanh tử nên đi các nơi hành khước, tham phỏng thiện tri thức, lên núi xuống sông, đến lúc triệt ngộ mới thôi. Nay người xuất gia mang suông cái tên hành khước, năm nay lên Ngũ Đài, Nga My, sang năm đến Phổ Đà, Phục Ngưu. Miệng nói là viếng danh sơn, tùy hỉ đạo trường, kỳ thực không biết danh sơn là vật gì ?
Địa ngục qua cái nhìn Duyên Khởi
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 12 Tháng mười 2013 13:52
- Viết bởi Super User
Chân Hiền Tâm
Thiền sư Bạch Ẩn ngày còn nhỏ rất sợ địa ngục.
Một lần, Nichigon Shonin, cao tăng thuộc phái Nhật Liên, đã đến giảng tại ngôi chùa thuộc địa phương Đại sư đang ở.
Khi nghe diễn tả thật chi tiết về những nỗi khổ trong tám tầng địa ngục, ông rúng động. Cả người run bắn. Đêm đó, nằm trong vòng tay mẹ, ông không sao ngủ được và khóc cả đêm.
TÂM BÌNH THƯỜNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 06 Tháng mười 2013 10:41
- Viết bởi Super User
Thích Tâm Hạnh
Trước khi bắt đầu buổi sinh hoạt hôm nay, quý Thầy xin kể một câu chuyện thế này: Thuở xưa, tại vương quốc nọ, có ông vua trị vì một đất nước rất giàu có và xinh đẹp, nhưng có lẽ đẹp nhất là ba bà hoàng hậu của vua. Ba người này có tài sắc ngang nhau nên rất được vua sủng ái. Cuộc sống cứ thế yên bình cho đến một hôm, bất thần ông vua nảy ra ý định muốn tìm ra một người đẹp nhất trong ba bà hoàng hậu.
Trung luận
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 30 Tháng chín 2013 08:30
- Viết bởi Super User
Chân Hiền Tâm
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu.
Cuốn Trung luận trong đó có phần văn xuôi giải thích - được ngài Cưu-ma-la-thập dịch từ Phạn sang Hán, đệ tử là Tăng Duệ phân phẩm, đặt đề tựa và viết bài tựa - là của Phạm chí Thanh Mục. Phạm chí là người tin hiểu thâm pháp nhưng văn từ không được trau chuốt chính xác, có chỗ còn trái, khi thiếu, khi trùng. Pháp sư Cưu-ma-la-thập đã cắt xén và bổ xung để lý được phù hợp với văn kinh. Song văn từ vẫn có chỗ thừa chỗ thiếu chưa được toàn vẹn.[1]
TRĂNG THU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 20 Tháng chín 2013 15:15
- Viết bởi Super User
Thích Tâm Hạnh
Hôm nay là ngày mười bốn tháng tám, gần tới ngày rằm Trung thu, mà Trung thu thì mọi người thường nói về trăng. Trong nhà Phật cũng thường dùng vầng trăng để nói lên đạo lý theo hai chiều, chiều thuận và chiều nghịch. Nói về vầng trăng theo chiều thuận nghĩa là sao? Là dùng vầng trăng để chỉ cho ánh trăng chân thật nơi mỗi người, còn chiều nghịch là quên đi vầng trăng nơi chính mình mà theo ánh trăng bên ngoài. Hôm nay nhân ngày Trung thu, chúng ta cùng nhau xem lại từ chư Phật đến các vị tổ sư và các bậc cổ đức đã dùng vầng trăng để nói lên đạo lý như thế nào, và chúng ta nên vui với vầng trăng nào thì tốt. Cho nên đề tài nói chuyện với quý Phật tử hôm nay là “Trăng thu”.
Nếu được vô ngã thì xử sự vô tâm
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 14 Tháng chín 2013 13:06
- Viết bởi Super User
Lâm Thanh Huyền – Hạnh Đoan biên dịch
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện. Có người còn cho là sư phụ có một thân thể mạnh mẽ với sức khoẻ tuyệt tốt, nhưng sự thật không phải vậy.
Thời trẻ đi hoằng pháp Ngài đã vướng bịnh phong thấp, về già thì bị tiểu đường hành ha., Ngài còn phải trải qua mấy lần phẫu thuật tim. Một năm Ngài đi khắp thế giới tới mấy bận. Có lần, tôi không nhịn được, chất vấn:
Từ sự sám hối của Đề Bà Đạt Đa - Nghĩ về khả tính thành Phật của mỗi người
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 08 Tháng chín 2013 11:12
- Viết bởi Super User
Chúc Phú
Do thiện niệm hồi tâm sám hối lúc lìa đời, Devadatta đã tự mở ra cho mình một lý tưởng vươn lên.
Trong lịch sử Phật giáo, một trong những nhân vật có mối quan hệ thâm thiết với Đức Phật không chỉ một đời là Đề Bà Đạt Đa (Devadatta). Tên tuổi và hành trạng của Devadatta được các truyền thống Phật giáo quan tâm rất mực chi tiết. Vì lẽ, ở ông là sự tập hợp đầy đủ những phẩm chất của một nhân vật phản diện, tiêu biểu cho mọi cái xấu ác gần như tột cùng. Xét trong tương quan nhân quả, với những nhân bất thiện đã gây, thì con đường trở về cõi lành của Devadatta dường như bít lối.
Thử bàn về hai cuộc kiết tập kinh điển khi Phật còn tại thế
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 31 Tháng tám 2013 13:19
- Viết bởi Super User
Chúc Phúc
Sau khi Đức Phật diệt độ, Tôn giả Maha Kassapa đã triệu tập 500 vị A-la-hán vân tập tại thành Rājagaha để kiết tập kinh điển. Nhiều nhà nghiên cứu Phật học cho rằng đây là cuộc kiết tập kinh điển đầu tiên trong lịch sử Phật giáo(1).
Tuy nhiên, qua khảo sát kinh Thập thượng(2), kinh Phúng tụng(3), và Luận A-tỳ-đạt-ma tập dị môn túc(4); chúng tôi cho rằng, đã có nhiều dấu hiệu liên quan đến việc kiết tập kinh điển khi Phật còn tại thế.
Kiết tập kinh điển là gì ?