headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 20/11/2024 - Ngày 20 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Phẩm Thính pháp

hinhLâm Viễn Phàm - Thích Đạt Ma Thuận Hùng biên dịch

Hỏi : Người học Phật hạ thủ công phu như thế nào?
Đáp: Tạm mượn hình tượng mà quy Tam bảo Phật Pháp Tăng. Chân thật chí thành tu trì tự tánh Tam bảo đến viên mãn.
Hỏi: Vì sao qui y hình tượng Tam bảo, chân chí viên thành tự tánh Tam bảo?
Đáp: Qui, là quay về, là y tựa.
Tam bảo, dụ như thuyền Bát-nhã.
Sinh tử, dụ như biển khổ.

Chúng sinh ở Lục đạo, như người bị rơi xuống biển khổ trầm luân. Gặp Tam bảo như có được thuyền đến cứu.
Đây là quay về nương tựa nơi trí tuệ Bát nhã. Ta sẽ không bị chết đuối trong biển ấy, thoát được sinh tử. Để có được trí tuệ Bát nhã thì phải dừng vọng tưởng, định tâm.
Trong Tam bảo
Phật, là đấng giác ngộ.
Pháp, là chỗ giúp thành tựu thực chứng của người tu hành. , gọi là chánh pháp.
Tăng, là người thanh tịnh. Như pháp của Như lai truyền mà gìn giữ, gọi là tịnh.
Phật đã nhập diệt hơn hai ngàn năm trăm năm , nên hình tượng Phật được tôn tại lại để chung ta lễ bái như khi Phật còn tại thế.
Pháp, là lời giáo huấn của Phật, đã được ghi chép thành kinh sách mà Tổ Tổ lưu truyền cho đến ngày nay. Trân trọng kinh sa1chnhu7 trân trọng lời Phật dạy mãi còn vang.
Cung kính tăng như cung kính Phật. Đây gọi là qui y hình tượng Tam bảo.
Người học Phật phát nguyện lễ Phật, Pháp, Tăng.
Tôn Phật làm Thầy, là Phật bảo.
Nương kinh giáo làm pháp, nghĩa là y nơi lời Phật dạy trong kinh giáo rồi tự mình làm theo là Pháp bảo.
Lễ lạy bậc thiện tri thức, y giáo phụng hành, thành tâm cúng dường, gánh vác đại pháp Như Lai, từ bi tất cả, là Tăng bảo.
Như thế tinh tấn tu hành thực cứng đầy đủ bản nguyên của vũ trụ vạn hữu như đức Thế Tôn đại giác sáng suốt. Đây là viên thành Tự Tánh Tam Bảo
Tự mình thành tựu chứng đắc, không trái tông chỉ của Phật. Đây là viên thành Tự Tánh Pháp Bảo.
Như thế là truyền giữ Phật bảo cho bốn loài chúng sinh và sáu đường. Đây là viên thành Tự Tánh Tăng Bảo.
Tăng là thanh tịnh, chư Phật ra đời độ khắp chúng sinh. Độ mà vô sở trụ nên luôn được thanh tịnh. Tịnh tức là chánh pháp. Người hành chánh pháp được gọi là Phật. Phật tức là đại giác. Đại giác tức là chánh. Chỗ chánh giác hợp duyên thanh tịnh nên gọi là Tăng. Nhân ngã hiện tiền, linh tri tánh giác một niệm vô trụ. Chánh giác thanh tịnh ba đức viên dung, trùm khắp mười phương vô cùng vô tận. Đây gọi là tự tánh Tam Bảo.
Phàm phu nương giáo lý tu hành, trí chân thật chứng bản nguyên của vạn hữu và vũ trụ, tức gọi là Phật, nên nương theo chánh pháp, ở tất cả cảnh mà tâm không động. Phiền não dứt sạch gọi là Tăng, là biết ba đức thanh tịnh của chánh giác đều do hiện tiền nhất niệm viên thành. Nhân ngã mỗi mỗi vốn đều hiện tiền. Biết rõ nhất niệm lưỡng hợp hư không. Tuy trải qua vô lượng số huyễn thân sinh tử thành bại, biết rõ một niệm chẳng sinh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, không tăng không giảm, nhân bất giác mà trụ cảnh huyễn, khởi tâm tham sân si nên gọi là chúng sinh. Nay nương hình tượng Tam bảo, tinh tấn tu hành nghiêm trì giới luật tự tánh Tam bảo, tức gọi là Phật. Vì thế Phật gọi là người đại giác ngộ.
Hỏi : Thế nào là chỗ tinh yếu của Phật pháp?
Đáp : Trí tuệ rộng lớn qua đến bờ kia.
Hỏi : Thế nào là Trí tuệ rộng lớn qua đến bờ kia?
Đáp : Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa là tiếng Phạn. Trung Hoa dịch là Trí tuệ rộng lớn qua đến bờ kia. Ta và người vốn tự đầy đủ kinh tri giác tánh không hình không tướng trùm khắp mười phương, bao trùm vạn hữu, yta3i qua vô lượng kiếp, không tăng không giảm, không sinh không diệt. Mười phương chư Phật cho đến tất cả loài chúng sinh không hai không khác. Như người mạnh khỏe dụ cho tướng, như đèn sáng ở trong nhà, giao thoa không dấu vết. Mỗi mỗi nhất như không có sắc tướng với hạng. Dùng lời nói phân biệt chẳng thể được. Đây là ý nghĩa thấu suốt vạn hữu. Như huyễn tùy duyên ứng dụng. lặng lẽ như như, không luận phải quấy thiện ác, Chẳng khởi một niệm chấp trước, là nghĩa trí tuệ. Trong hai mươi bốn giờ, hành giả nương theo trí tuệ mà tu. Cũng không có niệm Năng tu sở chứng. Cơ duyên thành thục diệu huệ tương ưng, hoát nhiên đại ngộ, thực chứng các pháp xưa nay, ngay thân chúng sinh mà thành Phật đạo, nói lìa luân hồi, các khổ tự do. Đây là nghĩa đến bờ kia vậy.
 

 

[ Quay lại ]