headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 04/12/2024 - Ngày 4 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Tam Tạng được kinh qua cái nhìn Thiền tông

Chân Hiền Tâm 

Tây Du Ký, một bộ chuyện gần như ai cũng thích. Người đời thích. Các bậc Tôn túc xưa cũng thích. Nhắc đến Tôn Ngộ Không đổ hết bình đờm giải vào họng, Sư phụ cười ha hả. Cái cười của Sư phụ khiến tôi tò mò. Cứ hỏi vì sao Tây Du chiếu trên truyền hình, khúc cuối sao mà tệ hại, xem ra phỉ báng đạo Phật quá nhiều, mà với Sư phụ lại có giá trị đạo lý như thế ?

Xem tiếp...

Thiền

Chánh Tấn Tuệ

Thiền, tiếng Phạn là Dhyàna, nói đủ là thiền na, nghĩa là định tuệ. Định là trạng thái an ổn, vững chãi, không diêu động tán loạn của tâm. Tuệ là sự hiểu biết sâu xa đúng đắn phát ra từ tâm. Thiền tức là tâm, một cái tâm có đầy đủ Định Tuệ.

Xem tiếp...

Sai khiến được 3 câu

Chân Hiền Tâm 

Nói đến thiền, thái độ im lặng thường được biểu dương là chỗ rốt ráo. Cử chỉ không có ngôn từ thường được ca tụng là hạnh của kẻ hiểu thiền. Chưa hẳn! Hãy xem Triệu Châu vấn đáp.
Đang tham thiền, Triệu Châu bảo : Sáng thì chưa sáng, nói tối thì sắp sáng, ông ở bên nào?

Xem tiếp...

Cây cột điện

Chân Hiền Tâm  

 Cây cột điện nằm sát nhà tôi. Nó có nhiệm vụ chuyển điện cho hai nhà. Nhà tôi và nhà cô hàng xóm đối diện. Nó có mặt ở đó từ trước ngày giải phóng. Không có nó thì không có điện để dùng, nhưng nó nằm đó, phần tôn lợp bị khoét thủng một mảng, mỗi lần mưa, khoảng sân xe lủm bủm những nước là nước, lại còn cản không khí và ánh sáng phòng ngủ thằng con trai. Quá nhiều thứ bất tiện. Nhưng không ai làm gì. Cũng không ai có ý làm gì.

Xem tiếp...

Thầy

Chân Hiền Tâm 

 Một chút cảm niệm nhân ngày 20.11.2007
Cha mẹ cho thân, thầy cho trí. Trí là thứ giúp mình chuyển hóa được những duyên nghiệp oan khiên trong đời, giúp mình vững vàng trong cõi vô thường tạm bợ. Cảm niệm ân đức cha mẹ mà không có vài dòng về Tổ Thầy thì thật thiếu sót. Nhưng nói chính xác về thầy thật là khó, khi duyên nghiệp của mình là người tại gia, không có điều kiện khuya sớm bên thầy như hàng tăng chúng.

Xem tiếp...

Nhạc Lễ Cổ Truyền

 NHẠC LỄ CỔ TRUYỀN MỘT BỘ MÔN NGHỆ THUẬT
  MỘT PHƯƠNG TIỆN HÀNH ĐẠO
 MỘT DẤU ẤN VĂN HOÁ CỦA TAM GIÁO PHẬT-LÃO-NHO


Tiến sĩ Thích Huệ Khai

Một xã hội phát triển mạnh mẽ và bền bỉ lâu dài là một trong hai điều kiện không thể thiếu, đó là vật chất và tinh thần.

Xem tiếp...

Ý Tổ sư trên đầu ngọn cỏ

CHÂN HIỀN TÂM
 
 

Thường thì những ngôn từ không hay, hay những kiểu cư xử được gọi là “thiếu văn hóa” chỉ xảy ra với những kẻ mà thiên hạ gọi là lưu manh, bất lương hay trong những khu vực nghèo khó. Nhưng hình như không phải. Đó chỉ là một trong các duyên khiến những thứ đó có điều kiện xuất hiện nhiều hơn mà thôi. Nhân duyên chính, vẫn từ ba thứ tham - sân - si trong chính mình.

Xem tiếp...

Thường Chiếu Là Gì

Như Đức 

 Khi đặt tên Thiền viện Thường Chiếu, Sư phụ có ý muốn Thiền viện sẽ là ngọn đèn Thiền luôn chiếu sáng, lúc nào cũng rạng ngời soi tỏ. Vì là thiền viện đầu tiên, nơi Sư phụ gởi gấm hoài bão, nên Thường Chiếu được các huynh đệ dành cho cái nhìn kính nể

Xem tiếp...

Sở tri phân biệt

Chân Hiền Tâm

 Những ngày đầu học đạo, tôi đọc được cuốn Cốt tủy đạo Phật của Thiền sư Suzuki. Lối văn dịch và cách trình bày rất rõ ràng, nhưng ngay trang đầu, tôi không hiểu ông đã viết gì. Đọc cứ như đọc thần chú. Mấy năm sau, tình cờ đọc lại tập sách ấy, tôi mới hiểu là do mình, không phải do ông. Mới biết, vạn pháp qua tâm thức của mình đều trở thành hạn cuộc.

Xem tiếp...

Đôi Mắt Tổ Sư

Hạnh Chiếu
 Thiền viện tôi có treo một bức chân dung tổ Bồ-đề-đạt-ma. Đó là một bức họa bằng nước lã và mực tàu với bút khí thật hùng mạnh. Cặp lông mày, đôi mắt và chiếc càm bạnh râu của Ngài biểu lộ một phong cách thật ngang tàng, khí phách, tương phản với cành sen dịu dàng trước hồ nửa búp nửa nở, cũng thật tự nhiên, thật tươi tắn.

Xem tiếp...