THIỀN VÀ TUỔI TRẺ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 30 Tháng một 2008 10:36
- Viết bởi nguyen
Ni Sư Như Đức
I. GIỚI THIỆU THIỀN CHO NGƯỜI TRẺ
Chữ “trẻ” ở đây không hàm ngụ tuổi tác và thời gian. Chỉ nói về tinh thần tích cực và nhiệt tình đối với cuộc đời. Như trong tác phẩm “Những Người Trẻ Lạ Lùng” của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có đoạn “... những người 60 - 70 trẻ lạ lùng và trên 70 là trẻ vĩnh viễn...”. Vì không hạn cuộc thời gian nên những người được gọi “trẻ” là những người sống hết mình và làm việc hết mình. Thiền sư Thiền Lão (dòng thiền Vô Ngôn Thông, đời thứ 6) thời Lý cũng là một người trẻ như thế. Khi vua Lý Thái Tông đến chùa hỏi Sư:
NHỚ VỀ MỘT NGÀY GIỔ TỔ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 24 Tháng một 2008 03:00
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
Phải mất mấy năm, tôi mới dự giỗ được ngày 19. Cái khoảnh trước giỗ nửa ngày.
Mười chín, hai mươi, với tôi có gì khác nhau? Cũng vẫn đông đúc rộn ràng. Tăng Ni Phật tử tất bật lễ lạy. Lo toan cho mấy ngàn người ăn uống. Cái khác là buổi về đêm. Từ giấc xế chiều cho tới nửa khuya. Có thể thả hồn du quanh Thường Chiếu. Ngẩng đầu vươn tới những chiếc đèn lồng. Len lõi qua từng hàng cây bụi rậm ...
Phật giáo với vấn đề tri thức thời đại
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 19 Tháng một 2008 19:19
- Viết bởi nguyen
Chánh Tấn Tuệ
I. VẤN ĐỀ CỦA THỜI HIỆN ĐẠI
Thời đại của ta với các phương tiện truyền tin tiên tiến, có khả năng gần như tức thời có thể thông tin đến mọi nơi, mọi miền ; với các phương tiện vận tải có khả năng vận chuyện các khối lượng ngày càng lớn hơn, nhanh hơn, tiện lợi hơn đã làm cho quả đất dường như bé nhỏ lại, đẩy các dân tộc đến gần với nhau. Thêm vào đó, việc thương mại hóa toàn cầu đã dẫn đến xu thế hội nhập: Các dân tộc trên thế giới không chỉ đến gần nhau mà còn xâm nhập vào nhau.
Cuối đông đọc luận Trung Quán
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 13 Tháng một 2008 08:33
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
Đất Sài Gòn thì làm gì có xuân, hạ, thu, đông mà nói cuối đông đọc Trung Luận. Chỉ hai mùa nắng mưa qua lại. Nắng có khi chết người. Mưa lắm ngày Ngưu Lang Chức Nữ không thể gặp nhau. Vậy mà vẫn … cuối đông đọc Trung Luận. Trung Luận mà còn đọc được, thì cuối đông đọc Trung luận không có gì ngạc nhiên. Nhi nhiên như dòng chuyển biến xuân, hạ, thu, đông. Như mưa rồi lại nắng, nắng rồi lại mưa … Chừa một khoảng thời gian tiếp giáp, một chút không gian tịch mịt cho những hàng Trung Luận.
Phước đức và chứng ngộ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 11 Tháng một 2008 10:05
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
Thầy tu rồi mà sao cực quá! Tôi thưởng thức lời nói đó như một làn gió thoảng. Vô tư không dấu vết. Chung quanh chỉ núi với núi, không cực sao được. Vậy mà mấy chục năm sau, ý tưởng đó lại đến với tôi. Tu rồi mình còn cực hơn. Tu là gieo thiện nhân, đáng lẽ mình phải sướng. Tu là chuyển nghiệp cũ, đáng lẽ mọi việc phải hanh thông. Nhưng công việc hình như thêm nhiều.Vẫn có nhiều chuyện để giải quyết. Bởi ngoài việc đời, giờ còn việc đạo. Ý nghĩ đó không chỉ dừng lại ở bản thân, mà bắt đầu soi chiếu thêm ra ngoài.
Thiền và Duy thức
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 07 Tháng một 2008 22:16
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
Nhìn con bé nhấc bổng con mèo mới thấy dễ thương. Tình cảm trên tay, thương yêu trong mắt. Nhẹ nhàng, nâng niu ... Song không phải khi nào nó cũng dễ thương như vậy. Cái mặt bạnh ra khi không vừa lòng mới thật đáng ghét. Một mụ phù thủy không kém không hơn. Tình cảm của mình theo đó như nước thủy triều, khi lên, khi xuống, khi ghét, khi thương. Ù ơ như vậy, nên Tổ Long Thọ mới nói rằng :
THẦY NHƯ DÒNG SÔNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 04 Tháng một 2008 20:17
- Viết bởi nguyen
Như Đức
“Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình” (Hoàng Hiệp)
Thầy là người dẫn đường ta đi trong cõi trần ai mù mịt. Phải sống thật sự an lạc theo lời chỉ giáo của thầy mới nhận ra được hạnh phúc đó. Hạnh phúc được gặp Phật pháp và được bậc minh sư hướng dẫn, trong một bài sám nguyện, ta chẳng từng đọc “Sanh phùng trung quốc, trưởng ngộ minh sư” (nghĩa là sanh ở chốn văn minh và gặp được thầy lành) đó sao.
Phải có nhiều kinh nghiệm, thấy nhiều ghềnh thác hố hầm của cuộc đời, mới tự cảm nhận và thốt lên: “Ồ may mắn thay, ta được sống theo thầy!”.
Phụ nữ qua cái nhìn Duyên khởi
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 28 Tháng mười hai 2007 19:12
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
Schopenhauer, sinh năm 1788 tại Dantzig. Thân phụ là một thương gia có tài. Mẹ là một tiểu thuyết gia phổ biến đương thời, nhưng rất nóng tính. Bà hình thành đời sống tự do luyến ái sau khi chồng chết. Schopenhauer chống đối việc này hệt như Hamlet chống đối mẹ mình tái giá. Những cuộc gây gổ liên tiếp diễn ra với mẹ, cộng thêm những thất bại trong tình trường, đã khiến ông có cái nhìn không mấy tốt đẹp về phụ nữ :
Ngọa Vân Am
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 25 Tháng mười hai 2007 09:10
- Viết bởi nguyen
Ni Sư Như Đức
Nơi Sơ tổ Trúc Lâm viên tịch, rốt cuộc là một nơi hết sức hoang vắng và bình yên giữa núi rừng. Trong dãy Đông Triều chập chùng ngọn nọ nối ngọn kia, sương mờ lẩn khuất che mờ hết mọi dấu sinh hoạt thì khó mà nhận ra Ngọa Vân am ở đâu, nếu không một lần đi theo dấu người xưa. Bắt đầu từ đồng bằng vào chân núi, đi ngang chùa Quỳnh Lâm, chùa lớn nhất của tông môn Yên Tử.
Duy Ma ở đâu ?
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 20 Tháng mười hai 2007 09:53
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
Thiền sư Nguyên Liễn lúc mới học đạo, y chỉ dưới tòa của thiền sư Chân Giác tham thiền. Ban ngày phụ trách công tác Điển tọa. Chiều tối lo công khóa tu tập tụng kinh.
Một hôm thiền sư Chân Giác hỏi :
Ông xem kinh gì?
Nguyên Liễn thưa : Kinh Duy Ma.
Đậu hủ tâm sự
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 15 Tháng mười hai 2007 18:51
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
Ngày Đậu hủ mới tới chùa. Thầy đưa Đậu hủ lên Chân Nguyên. Núi đá cheo leo, hoa vàng nở rực bốn phía. Gió mát, Đậu hủ ngồi võng đong đưa “Rằng xưa, có gã từ quan, lên non tìm động hoa vàng … nhớ nhau!”. Thầy bước ra, tướng như … Đạt Ma. Giống nhất là hai con mắt. Chỉ còn thiếu mỗi bộ râu. Đậu hủ sực tỉnh. Lên tới chỗ ni mà còn nhớ nhau, về nhà sao nhớ nổi Phật ? Quên!