LỢI ÍCH NGẦM – NÓI VỀ 7 NẠN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 04 Tháng tám 2009 07:10
- Viết bởi nguyen
Đại sư Tinh Vân dịch từ Nhật sang Hán
Ni sư Hạnh Huệ dịch từ Hán sang Việt
Nhược hữu trì thị Quán Thế Âm Bồ-tát danh giả, thiết nhập đại hỏa hỏa bất năng thiêu, do thị Bồ-tát oai thần lực cố. Nhược vi đại thủy sở phiêu, xưng kỳ danh hiệu, tức đắc thiển xứ.
Đoạn này là nói về 7 nạn trong phần lợi ích ngầm. 7 nạn là nạn lửa, nạn nước, nạn đao, nạn gió, nạn quỷ, nạn tù, nạn giặc. Đây nói về nạn lửa và nạn nước.
THẾ TÔN ỨNG ĐÁP
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 04 Tháng tám 2009 07:09
- Viết bởi nguyen
(Phẩm Phổ Mơn tt)
Đại sư Tinh Vân dịch từ Nhật sang Hán
Ni sư Hạnh Huệ dịch từ Hán sang Việt
Phật cáo Vô Tận Ý Bồ-tát: “Thiện nam tử! Nhược hữu vô lượng bách thiên vạn ức chúng sanh, thọ chư khổ não, văn thị Quán Thế Âm Bồ-tát, nhất tâm xưng danh Quán Thế Âm Bồ-tát, tức thời quán kỳ âm thanh, giai đắc giải thoát!”
VÔ TẬN Ý PHÁT VẤN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 04 Tháng tám 2009 07:08
- Viết bởi nguyen
Đại sư Tinh Vân dịch từ Nhật sang Hán
Ni sư Hạnh Huệ dịch từ Hán sang Việt
Bộ PHẨM PHỔ MÔN này, từ đầu đến đuôi đều nói về tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm, toàn văn chia làm hai đoạn lớn là trường hàng và kệ tụng. Trường hàng là thể dài tản văn. Kệ tụng thì giống như thơ ca theo thể văn vần. Vì kệ tụng là thuật lại trường hàng nên yếu chỉ trong phẩm Phổ Môn hoàn toàn bao hàm trong trường hàng.
PHẨM PHỔ MÔN BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 04 Tháng tám 2009 07:05
- Viết bởi nguyen
Đại sư Tinh Vân dịch từ Nhật sang Hán
Ni sư Hạnh Huệ dịch từ Hán sang Việt
Danh từ QUÁN ÂM này có nhiều phiên dịch không đồng, ngài La-thập dịch là “Quán Thế Âm”, gọi là cựu dịch. Tuy đồng gọi là cựu dịch, nhưng Trúc Pháp Hộ dịch là “Quan Thế Âm”, đến thời ngài Huyền Trang lại dịch là Quán Tự Tại, gọi là tân dịch.
Sự phiên dịch bất đồng này biết cái nào chính xác! Ngài Huyền Trang phiên dịch hình như câu nệ vào nguyên ngữ, ngài La-thập dường như dịch theo ý.
KHÁI LƯỢC VỀ GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 04 Tháng tám 2009 06:58
- Viết bởi nguyen
Tâm Chơn
Khi Phật còn tại thế …
Một lần Tôn giả Xá-lợi-phất thưa với Phật : “Bạch đức Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ, làm sao để chánh pháp của Như Lai được tồn tại lâu dài?”
Thế Tôn dạy : “Đức Phật nào có nói giới nói pháp thì chúng đệ tử nhờ đó để tu hành, làm cho chánh pháp được trụ lâu dài sau khi Như Lai diệt độ”.
Khi ấy Xá-lợi-phất thưa : “Bạch Thế Tôn! Tại sao con không thấy Ngài chế giới mà chỉ nói pháp?
NGƯỜI TỎA SÁNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 04 Tháng tám 2009 06:56
- Viết bởi nguyen
Hạnh Chiếu
Như chúng ta biết, đời sống của con người có hai phần, đó là đời sống vật chất và đời sống tinh thần hay còn gọi đời sống tâm linh. Trong một thời đại văn minh tiến bộ như hiện nay, đời sống vật chất được nâng cao, nhưng đời sống tâm linh thì sao? Thường khi con người hướng về vật chất nhiều thì sẽ ít chú trọng đến tâm linh và ngược lại.
BẢO TỒN SỰ SỐNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 04 Tháng tám 2009 06:55
- Viết bởi nguyen
Phần này được trích từ cuốn Bạch Ẩn Huệ Hạc - Cuộc đời, thư pháp, ngữ lục và họa phẩm. Bản dịch của Thuần Bạch và Ngọc Bảo.
Bạch U chân nhân nói :
Bảo tồn sự sống cũng như bảo tồn một quốc gia vậy. Một nhà lãnh đạo có trí tuệ hiểu biết luôn luôn nghĩ đến dân. Còn một kẻ xuẩn động tầm thường lãnh đạo thì chỉ biết đặc quyền đặc lợi cho một thiểu số ưu đãi mà thôi.
LỜI KINH TRÊN BIỂN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 04 Tháng tám 2009 06:50
- Viết bởi nguyen
Ni sư Như Đức
Khi đức Phật từ đạo tràng ở biển trở về, Ngài nhìn sóng biển chập chùng mà thấy những dao động tâm linh của chúng sanh. Biển cả như biển Tạng thức, danh từ đặc biệt gọi là biển A-lại-da, trên đó các thức chuyển biến giống như sóng bị khuấy động bởi những cơn gió cảnh bên ngoài. Ngài nói một bài pháp đặc biệt về biển và sóng thức tại thành Lăng Già trên đỉnh núi Malaya, theo lời cầu thỉnh của vua Rāvana. Sự diễn tiến của pháp hội Lăng Già tùy theo những câu hỏi của Bồ Tát Đại Huệ.
PHẢN QUAN TỰ KỶ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 28 Tháng Hai 2009 08:58
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
Nói đến Thiền, ai cũng nghĩ ngay đến việc kéo chân ngồi kiết già hoặc bán già, theo hơi thở hay nhắm mắt tịnh tâm. Và cho đó là thiền.
Thiền đó gọi là TỌA THIỀN. Là cách thức đầu tiên giúp mọi người bớt hướng ra ngoài mà xoay lại mình. Nó giúp mình bớt lăn xăn loạn động cái thân để điều phục dần cái tâm chứ nó không phải là tất cả trong việc tu thiền. Vì vậy khi nói đến thiền, mình không nên chỉ nghĩ đến việc ngồi thiền là thế nào? Thấy được gì qua việc ngồi thiền ấy? Mà còn rất nhiều việc khác cần bàn bạc khi nói đến thiền.
NGÀN SÔNG CÓ NƯỚC NGÀN TRĂNG HIỆN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 23 Tháng Hai 2009 08:02
- Viết bởi nguyen
Hải Ấn (Viên Chiếu)
Khi không còn ai để nương tựa, để chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc đời, chị như người không còn chút sức sống. Những người chị tưởng chừng không gì có thể chia xa, nay chợt mất hút trong cuộc đời này. Những khúc quanh của định mệnh, đã đem những người chị thân yêu nhất ra đi mãi mãi. Những hình bóng đó về cõi nào? Đôi mắt chị tìm kiếm, cứ thẫn thờ nhìn quanh, nhưng biết nhìn đâu cho gặp những hình bóng cũ.
GIẢNG GIẢI PHẨM PHỔ MÔN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 16 Tháng Hai 2009 08:06
- Viết bởi nguyen
Đại sư Tinh Vân : Dịch từ Nhật sang Hán
Hạnh Huệ : Dịch từ Hán sang Việt
LỜI MỞ ĐẦU
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết. Tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm cũng chẳng hạn cuộc ở chùa chiền am thất, không hạn cuộc ở Phật giáo đồ quy y Tam bảo. Bất kể là đô thị, làng quê, núi sâu, bờ biển, hễ chỗ nào có người ở, trong nhà họ, nói không ngoa lắm, đều có thờ một tượng từ bi của Bồ-tát Quán Thế Âm.