THIỀN NGỮ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 23 Tháng chín 2008 08:16
- Viết bởi nguyen
Nhóm Phật tử Chân Không
Một cư sĩ đang bước vào thiền viện. Trời đã tối hẳn. Nhìn phòng tri khách đã đóng cửa, ông đi về phía nhà trù. Bỗng thấy một vị tăng đang quét dọn, ông bước đến chắp tay cung kính chào. Vị tăng đáp lễ hỏi:
- Đạo hữu từ đâu đến đây mà tối quá vậy ?
Cư sĩ chắp tay cung kính cất giọng:
- Kính bạch thầy, tánh vốn không lặng, chẳng đến chẳng đi, thì có gì đâu mà sớm với trễ ?
MỘT KHOẢNH KHẮC, MỘT ĐỜI NGƯỜI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 18 Tháng chín 2008 07:30
- Viết bởi nguyen
Hạnh Diệu
Thư thân mến!
Thấm thoát mà nay đã hơn hai mươi năm. Hai mươi năm hợp tan bèo nổi. Đường đời bạn đã không có chút hương vị mặn nồng mà đường đạo cũng lắm nỗi gian truân. Bước tới thì không đủ nghị lực, bước lui thì chán chường cảnh cũ người xưa. Tâm trạng tấn thối lưỡng nan liệu có ích gì cho đời tu của bạn.
TRUNG THU GỢI NHỚ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 14 Tháng chín 2008 01:54
- Viết bởi nguyen
Chơn Thiện Tuệ
Lại sắp đến Trung thu …
Trên đoạn đường tôi thường qua lại trong ngày, cứ mỗi chiều về tôi lại thấy các bé thiếu nhi được cha mẹ chở đi mua lồng đèn, chuẩn bị đón Trung thu. Trước đây, mỗi lần như thế, cảm giác buồn tủi lại dâng trào ...
Tôi là đứa trẻ không được may mắn. Được cha mẹ chở đi mua lồng đèn và bánh trung thu biếu bà con gần xa, luôn là niềm mơ ước trong tôi. Ước mơ đó lại càng vuột khỏi tầm tay khi cha tôi đổ bệnh. Không tiền đóng học phí, tôi phải nghỉ học. Chưa hết lớp sáu, tôi đành rời bạn bè và mái trường thân yêu. Mẹ đổ nợ vì phải vay tiền cho cha uống thuốc. Tôi phải đi bán thịt heo ngoài chợ để phụ mẹ trả nợ.
CUỘI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 14 Tháng chín 2008 01:51
- Viết bởi nguyen
Đậu Hũ
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê ...
Thời thơ ấu, mẹ kể hằng chục lần chuyện anh cuội ngồi gốc cây đa. Trăng lên, ngọn gió đu đưa in đậm dấu cuội là mẹ lại kể. Nghe đi nghe lại cũng chỉ chừng đó nhưng không biết chán. Cải tử hoàn sinh là gì hả mẹ? Con chó được cứu hả mẹ? Vì sao lũ cướp lại giết vợ mà không giết chồng hả mẹ? Vì sao lôi ruột ra rồi thì cứu không được hả mẹ? Một trăm lần “hả mẹ” để mẹ trả lời không chán.
PHẬT PHÁP NHIỆM MẦU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 08 Tháng chín 2008 08:52
- Viết bởi nguyen
Hạnh Chiếu
Khi nói đến Phật pháp nhiệm mầu, chúng ta hiểu như thế nào? Thông thường khi chúng ta gặp khổ thì lạy Phật khấn vái: “Đức Phật phù hộ cho con được hết khổ, được mọi sự như ý”. Nếu lời khấn vái ấy được như ý, ta cho là Phật pháp nhiệm mầu. Hiểu Phật pháp nhiệm mầu như thế là không đúng. Tại vì cầu xin thành tựu thì ta cho Phật pháp nhiệm mầu. Giả sử không thành tựu thì sao? Chúng ta cho rằng Phật pháp không nhiệm mầu. Cả hai trường hợp nhiệm mầu và không nhiệm mầu trên đều là hiểu sai lệch.
NGHỀ LÀ NGHIỆP
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 30 Tháng tám 2008 10:05
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
Không ai còn thấy gì khi đang cắm đầu trong guồng máy danh lợi. Nghiệp là nghề. Sư Hưng đã nói như thế với tôi. NGHỀ thì tôi hiểu nhưng NGHIỆP thì không. Không hiểu nghiệp là gì nên tôi nhớ rất rõ 3 từ đó mà không thấy được hết những gì Sư muốn nói.
Không ai hiểu hết những gì mình đang làm. Cái đáng tội nhất của con người là ở đó.
CUỘC ĐỜI TƯƠNG ĐỐI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 23 Tháng tám 2008 19:34
- Viết bởi nguyen
Hạnh Chiếu
Cuộc đời tương đối nghĩa là không tuyệt đối. Chúng ta không thể tìm một giá trị tuyệt đối trên cõi đời vô thường. Nói như vậy, không có nghĩa là không có cái tuyệt đối. Nhưng trước khi bước sang cái tuyệt đối, chúng ta bàn về cái tương đối. Bởi vì con người đa phần sống trong cái tương đối, khổ vui trong cái tương đối. Tại sao con người lại khổ vui trong cái tương đối? Vì họ muốn tuyệt đối mà cuộc đời thì tương đối.
NHÂN DUYÊN THUYẾT KINH HOA NGHIÊM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 17 Tháng tám 2008 10:56
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
(Trích Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký của Tổ Hiền Thủ)
I. TỔNG BIỆN : Nói tổng quát, nhân duyên khiến đại giáo xuất hiện thì vô lượng, nên phần đầu luận Trí Độ có nói về nhân duyên ra đời của giáo Bát Nhã như sau “Như núi Tu di, không phải không có nhân duyên hay nhân duyên ít mà có thể làm động nó. Phật cũng vậy, vì có đại nhân duyên nên mới có giáo thuyết. Đó là Bát-nhã Ba-la-mật, lưu hành ở đời làm lợi ích khắp quần sinh”.
TU PHẬT PHẢI HIỂU PHẬT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 04 Tháng tám 2008 10:58
- Viết bởi nguyen
Hạnh Chiếu
Chúng ta là đệ tử Phật, tu theo Phật, Phật là thầy, là bậc hướng đạo của chúng ta. Đệ tử thì luôn luôn quý kính Thầy, nguyện đi theo con đường Thầy đã đi, làm theo những hạnh nguyện Thầy đã làm. Muốn tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật. Nếu chúng ta chỉ kính nể lễ lạy Phật thôi thì chưa đủ, mà phải hiểu Ngài. Hiểu để tu. Ngoài lòng quy ngưỡng kính trọng ra, giữa thầy và đệ tử còn phải có độ giao cảm nữa, mới có thể truyền nối mạng mạch Phật pháp.
TỲ KHEO NI THỜI PHẬT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 27 Tháng bẩy 2008 08:29
- Viết bởi nguyen
Như Đức
Sau mùa an cư thứ năm tại Vaiśāli, đức Phật cho phép Di mẫu Gotami cùng 500 người nữ dòng họ Śākya và Koliya xuất gia.
Bát kỉnh pháp là giới điều đầu tiên của các Tỳ-kheo Ni. Y như lời đức Phật chỉ dạy, là người nữ cũng có khả năng thành tựu Tứ thánh quả, khoảng thời gian không lâu sau khi xuất gia, Di mẫu Gotami chứng A-la-hán, được Phật xác nhận là vị đệ nhất kinh nghiệm trong số các trưởng lão Ni.
KINH HOA NGHIÊM BỘ LOẠI, DỊCH THUẬT VÀ LƯU TRUYỀN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 21 Tháng bẩy 2008 09:32
- Viết bởi nguyen
(Trích Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký của Tổ Hiền Thủ)
Chân Hiền Tâm
I. BỘ LOẠI: Có sáu.
1. Hằng bản: Pháp này không thể kiết tập, không thể giới hạn số phẩm và kệ tụng nhiều hay ít. Cũng không phải là chỗ mà các hạng vị dưới có thể thọ trì. Phẩm Bất Tư Nghị nói: “Tất cả thế giới như pháp giới, hư không giới v.v… đều dùng đầu lông biến khắp đo lường. Nơi mỗi đầu lông, trong từng niệm, có số thân nhiều như bụi nhỏ không thể nói, cho đến tận mé kiếp vị lai thường chuyển pháp luân”. Thì có thể hiểu, đây thông hết các loại khác nhau trong thế giới như cây cối, hình tượng v.v… Nơi mỗi đầu lông, niệm niệm thường thuyết pháp không dứt.