headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 19/04/2024 - Ngày 11 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Chánh pháp trong tôi

 Hạnh Chiếu 

Từ phương trượng, Thầy tôi bước ra. Màu hậu vàng uy nghi như màu chánh pháp. Ngồi xuống chiếc ghế mây, Thầy nhìn một lượt khắp chúng đệ tử:

- Tất cả hãy ngồi vào ghế.

Mọi người đều thấy lạ. Cái khung cảnh đoanh vây dưới chân Thầy đã thành nếp. Hôm nay sao Thầy thay đổi? Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi ngồi xuống chiếc ghế sau cùng cuối dãy bàn, thì lại nghe Thầy bảo:

 - Tất cả hãy chấp tay lại niệm Phật cầu gia bị.

Xem tiếp...

Mưa Pháp

 Hạnh Chiếu

Mấy hôm nay mưa hoài. Đại chúng nghỉ công tác. Tôi thả bộ xuống suối khi trời tạm ngừng hạt. Một vài tia nắng nhạt len lỏi qua đám mây đen, rồi rẻ ngôi trên đọt lúa mọng sương một ngấn bạc. Tôi thấy chị. Sáng cũng vậy mà chiều cũng vậy. Mỗi lần kinh hành xuống bờ suối, tôi luôn thấy chị âm thầm có mặt trong nắng trong gió. Đôi chân trần lún sâu trong ruộng sình ủng nước. Bàn tay sạm gân guốc nâng niu từng bụi ngọc bích nõn nà chờ ngày đơm bông. Chiếc nón lá tả tơi phủ hờ nửa bờ vai gầy chịu mưa chịu nắng.  Trời cao, đất rộng, ruộng lúa xanh tươi… và chị, là dấu chấm phá điểm xuyết cho cái hồn của một hiện thực sống động.

Xem tiếp...

BẾN BỜ ẤY

Hạnh Nguyên 

Ngày tháng nước chảy

Giàu sang mây trôi

Gió lửa tan rồi

Trẻ già thành bụi

(Tuệ Trung Thượng Sĩ )

Bụi thời gian phủ kín, con người thay đổi, cảnh vật cũng đổi thay, vậy có gì để lại ?

Nhìn lại, xét lại, phải chăng đều chẳng thể thấy được cái đang là. Có chăng cũng chỉ là phấn bụi. Ấy vậy mà có những cái đã qua đi, đã không còn, đã tái tạo ... lại lẫn quất đâu đây trong mỗi con người. Bến bờ ấy, tôi, bạn, thánh, hiền ai lại chẳng lần qua.

Xem tiếp...

Thiền và Hoa Nghiêm

 (Trích trong Zen Buddhism : History/ India and China của James W. Heisri & Paul Knitter).
Việt dịch:  Cư sĩ Từ Mẫn Nguyện

Nhiều đặc điểm và sắc thái của Thiền chịu ảnh hưởng của những bộ kinh Hoa Nghiêm và tông Hoa Nghiêm Trung Hoa.  Ngày nay, chúng ta biết đến bộ Đại kinh Hoa Nghiêm, chủ yếu nhờ vào ba bản dịch Hoa ngữ 60, 80 và 40 quyển. Bộ kinh này, thật ra được biên soạn từ nhiều bản kinh độc lập. Bản cổ nhất trong số ấy là kinh Thập Địa từ thế kỷ thứ I công nguyên.

Xem tiếp...

Hiểu và Ngộ

 Chân Hiền Tâm 

Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích đến Mân Nam tham vấn. Giữa đường gặp tuyết rơi, phải tạm tá túc trong viện Đại Tạng đàm luận với thiền sư Quế Sâm mất mấy ngày. Tuyết dứt, Văn Ích từ giã tiếp tục hành cước. Quế Sâm tiễn Pháp Nhãn đến sơn môn, liền chỉ tảng đá bên đường hỏi :

Xem tiếp...

Xuân xưa ở núi

Chân Hiền Tâm 

Xuân về trên khắp mọi miền. Buồn nào cũng theo năm cũ. Dành một năm mới cho bình yên và may mắn. Người phố thị đón tết tháng giêng, nhưng tết của đồng bào thượng, như người Kơro ở cao nguyên Trung phần không ăn tết như người Kinh.

Xem tiếp...

Bát Mộng

  Chân Hiền Tâm

Bát mộng, chỉ cho 8 chữ mộng, như 8 chữ bất trong Bát bất của luận Trung Quán. Nhân xuân, cảm khái bài thơ MỘNG của Sư ông mà huơ thành Bát mộng.

Tám câu không câu nào thoát được mộng.

Khởi đầu cho một cuộc sinh tồn, gá thân mộng.

Chấm dứt một cuộc lãng du, tỉnh cơn mộng.

Xem tiếp...

Năm mươi cái xuân xanh

 Chân Hiền Tâm 

Mậu tý, cho đầy 50 cái xuân. Đã có 50 mùa xuân đi qua trong đời. Cái tuổi đủ già, chiêm nghiệm cho biết thân phận con người. Cái tuổi vẫn trẻ, bởi nếu xuôi tay nhắm mắt, bài vị sẽ ghi “hưởng dương 50”. Hưởng dương chưa nhường hưởng thọ, nghĩa là chưa già. Cái mình tưởng già chỗ này hóa ra vẫn trẻ chỗ khác.

Xem tiếp...

Thơ xuân của Huệ Như


     Thường Chiếu
 

      Kính dâng Hòa Thượng Trúc Lâm Đà Lạt

 Người đã đem lại nguồn sống cho con

 


Nhớ ngày nào
Trên pháp hội Linh Sơn
Đức Thế Tôn : Chỉ Phật ấn tâm
Đưa cành hoa lên giữa đại chúng
Cả trời người ngồi im lặng
Đại Ca Diếp mĩm cười
 

Xem tiếp...

CÓ NHỮNG MÙA…

 Hạnh Chiếu - Xuân 2008

Có những mùa đi qua trong cuộc đời mà không đợi bản giao hưởng vĩ đại của thiên nhiên tấu lên những cung bậc xuân hạ thu đông. Giai điệu này mới thật thi thiết, thật sâu lắng.

Xem tiếp...

THIỀN VÀ TUỔI TRẺ

 Ni Sư Như Đức  

I. GIỚI THIỆU THIỀN CHO NGƯỜI TRẺ

Chữ “trẻ” ở đây không hàm ngụ tuổi tác và thời gian. Chỉ nói về tinh thần tích cực và nhiệt tình đối với cuộc đời. Như trong tác phẩm “Những Người Trẻ Lạ Lùng” của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có đoạn “... những người 60 - 70 trẻ lạ lùng và trên 70 là trẻ vĩnh viễn...”. Vì không hạn cuộc thời gian nên những người được gọi “trẻ” là những người sống hết mình và làm việc hết mình. Thiền sư Thiền Lão (dòng thiền Vô Ngôn Thông, đời thứ 6) thời Lý cũng là một người trẻ như thế. Khi vua Lý Thái Tông đến chùa hỏi Sư:

Xem tiếp...