headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 05/12/2024 - Ngày 5 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

RỬA NGHIỆP

 Thích Phổ Giác  

I. NĂM LỜi KHUYÊN CHÂN THÀNH

Sự trải nghiệm trong quá trình tu học của bao nhiêu bậc hiền thánh đã đi trước, để lại cho ta những lời khuyên có ích, chúng tôi xin chân thành trình bày ra đây những chia sẻ thiết thực nhất.

1. Tin Phật

Là con người như tất cả mọi người chúng ta, ngài cũng được sinh ra, lớn lên vẫn có vợ, có con giống như mọi người. Ý thức được sự khổ đau của sanh, già, bệnh, chết, Ngài đi tu, cuối cùng giác ngộ dưới cội bồ đề. Ngài là con người, Ngài có khả năng giác ngộ thành Phật, chúng ta cũng đồng là con người, thì chúng ta cũng có khả năng giác ngộ như Ngài.
 

Xem tiếp...

LỜI DẠY CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN

 (Trích Mộng Du Tập)                        Sư cô Hạnh Huệ dịch

Đức Thế Tôn vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời. Một đại sự, chính là TRI KIẾN PHẬT của chúng sanh. Vì chúng sanh vốn đủ tri kiến Phật mà nay do mê, trở thành tri kiến vọng tưởng sanh tử.

Nhiều kiếp đến nay mê đi mà chẳng biết. Ví như gã cùng tử ôm hạt châu, làm ăn mày uổng chịu cực khổ. Vì Phật hưng đồng thể đại bi, đặc biệt ra đời để khai thị cho chúng sanh, biết mình có tri kiến Phật sẵn có, khiến được ngộ nhập. Ví như chỉ cho đồng tử hạt châu nằm trong chéo áo, khiến y biết được lấy dùng.

Xem tiếp...

Thiền viện trên biển

Thông Thiền 

Vừa nghe tên gọi thiền viện  trên biển, thú thật tôi rất  ngỡ ngàng. Một thoáng  nghi ngờ. Nhưng khi ra đến tận nơi mới thấy như thật.

 Thiền viện nằm trong vịnh Bái Tử Long, cảnh trí không giống những thiền viện khác. Trước mặt là biển, xa xa là những ngọn núi dàn ngang như tấm lá chắn, ngăn hết những luồng gió mạnh, khiến mặt biển êm như mặt hồ. Đó là thiền viện Giác Tâm. Tên gọi nôm na là chùa Cái Bầu. Tên chữ là Phúc Linh tự. Tọa lạc ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Xem tiếp...

Y KINH LIỄU NGHĨA, KHÔNG Y KINH BẤT LIỄU NGHĨA

 Chân Hiền Tâm

Kinh BẤT LIỄU NGHĨA, Tự Điển Phật Học giải thích là “Kinh không trọn nghĩa”. Kinh không trọn nghĩa là loại kinh mới nói nửa chừng, chưa nói đến chỗ rốt ráo. Suy ra, kinh LIỄU NGHĨA là kinh đã nói trọn nghĩa, là nói đến tận cùng. Song nói nửa chừng là nói cái gì và nói rốt ráo là nói ra sao ?

Xem tiếp...

Y NGHĨA, KHÔNG Y NGỮ. Y TRÍ KHÔNG Y THỨC

 Chân Hiền Tâm

I. Y NGHĨA, KHÔNG Y NGỮ
Chữ nghĩa ngôn từ là thứ giúp con người chuyển tải ý nghĩ của mình cho người khác. Trong đạo, chúng là thứ Phật Tổ và các vị Thiện tri thức dùng chuyển tải giáo pháp cho chúng sanh. Các thứ ấy gọi là NGỮ. Ý nghĩa mà chư Phật Tổ muốn nói qua những câu đó, gọi là NGHĨA.

Xem tiếp...

Y THEO PHÁP, KHÔNG Y THEO NGƯỜI

 Chân Hiền Tâm

 PHÁP là chỉ chung cho những gì ta học hỏi được từ kinh luận, cũng chỉ luôn cho những phương tiện tu hành mà ta đang thực hành, và cuối cùng là chỉ cho Pháp tánh. Pháp tánh là chỉ cho TÁNH KHÔNG của vạn pháp, là PHẬT TÁNH của chúng hữu tình.

Phần thâm sâu nhất của PHÁP là PHÁP TÁNH.

Xem tiếp...

BẢN LAI DIỆN MỤC

 Daito Kokuchi -  Hạnh Huệ dịch

Tất cả những người học thiền phải hiến cả thân mình ngay lúc khởi đầu để tọa thiền. Ngồi trong tư thế kiết già hoặc bán già, với đôi mắt khép hờ, nhìn được bộ mặt xưa nay trước khi cha mẹ sanh ra. Có nghĩa là thấy được trạng thái trước khi cha mẹ sinh, trước khi đất trời phân cách, trước khi bạn nhận thân người. Cái gọi là bản lai diện mục sẽ xuất hiện. Bộ mặt này không màu sắc và hình thể, như hư không trong suốt không tướng mạo.

Xem tiếp...

QUAN NIỆM VỀ THIỀN VÀ TỊNH CỦA THIỀN SƯ BẠCH ẨN

 (Trích đoạn từ “Thiên chân chánh” – Bạch Ẩn Huệ Hạc) 

Ngọc Bảo dịch

Hãy nhìn xem các vị Tổ sư thiền xưa kia có phong cách phi thường như thế nào. Ngày nay những hành giả tu thiền có bao nhiêu người giống được như vậy? Hầu hết chưa thể qua được hàng rào công án do những bậc thầy kiệt xuất này lập ra, nên họ không thể thẩm thấu được cái tinh túy chân lý hàm chứa trong những công án này, và ngọn lửa bức xúc vẫn cháy bừng trong tâm họ.

Xem tiếp...

CHUYẾN XE CUỐI NĂM

 Đạt Ma Sùng Thiện

Lâu lắm rồi, tôi mới có dịp trở lại Vũng Tàu. Thành phố vẫn trầm hùng sừng sững trước biển cả mênh mông.
Đêm Vũng Tàu, thành phố đầy sao. Ngồi lại trên triền núi, gió mát hanh hanh mang theo vị mặn của biển, lòng tôi cũng muốn hòa vào sức sống muôn trùng diệu vợi mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.

Xem tiếp...

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

 Chân Hiền Tâm

Gần như Phật tử nào cũng biết qua bài Bát nhã tâm kinh. Bát nhã tâm kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời, mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật v.v… trên thế gian. Bài kinh là ngọn đuốc dẫn đường cho một hành giả tu Phật.

Xem tiếp...

PHẬT TÁNH

 (Trích Thiền - D.T Suzuki)  

Thích nữ Thuần Bạch dịch

Đức Phật buông bỏ hết dục lạc thế gian, vào rừng và học đạo với những bậc thầy lỗi lạc nhất vào thời đó. Nhưng sự học này là tri thức, tiếp thu bằng lý trí và không mang lại cho ngài lòng thâm tín về sự hiện hữu của thực tại. Do đó ngài không hài mãn về những cuộc thảo luận triết lý đó.

Xem tiếp...