Tâm kinh Bát Nhã giảng giải - tiếp theo
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 09 Tháng sáu 2010 13:10
- Viết bởi chanhdao
HT Tinh Vân - Đạt Ma Thuận Hùng dịch
Phản cảnh xét tâm, mắt xem lại chính mình, không hướng ngoại nhìn người khác. Xem lại chính mình là biết những lỗi lầm của mình có hay không, như thế gọi là phản tỉnh, đem lỗi lầm chính mình tẩy trừ hoàn toàn trong sạch. Cho nên Lục Tổ nói: “ Bậc đạo nhân chân tu, thường tự thấy lỗi mình”. Vì sao chúng ta thường không thể tự thấy lỗi mình? Đều do mắt chúng ta không xem lại chính mình, mà hay hướng ngoại nhìn lỗi người khác, thường nhìn lỗi người khác như vậy, thì làm sao thấy được tội lỗi của mình, chúng ta nhất định phải hồi quan phản chiếu, để thấy được lỗi của mình.
Tâm kinh Bát Nhã giảng giải.
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 02 Tháng sáu 2010 13:41
- Viết bởi chanhdao
HT Tinh Vân - Đạt Ma Thuận Hùng dịch
Thưa các vị Thiện hữu tri thức, các vị Pháp sư và Cư sĩ.
Hôm nay tại Bửu Liên Thiền tự có tổ chức pháp hội giảng kinh liên tục ba đêm. Với bản kinh rất đơn giản và phổ thông, mọi người đều có thể biết được, đó là “TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA”, gọi tắt là Tâm Kinh.
Chữ tâm này rất quan trọng, thành Phật cũng do tâm, tạo nghiệp và làm chúng sinh cũng do tâm, lên thiên đường cũng do tâm, đọa vào địa ngục cũng do tâm, cho nên kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm ghi: “Nếu người muốn biết rõ tất cả chư Phật ba đời, nên quán pháp giới tính, tất cả chỉ do tâm tạo.”
NỮ GIỚI TRONG KINH ĐẠI THỪA
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 18 Tháng năm 2010 14:08
- Viết bởi chanhdao
Linh Cẩn (thiền viện Linh Chiếu)
Thiên nữ trong kinh Duy Ma Cật, Long nữ trong kinh Pháp Hoa là nữ nhân thuộc cõi trời và rồng, không phải người nữ như chúng ta. Thiên nữ thuộc cõi trời, phước nhiều hơn ta một bậc. Long nữ thuộc loài Rồng, súc sanh thấp hơn ta một cấp. Nhưng hai vị này đều ở trong Nhất Phật thừa, thành tựu được quả vị cứu cánh viên mãn. Để thấy rằng tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật, quan trọng là phải nhớ gốc Phật của chính mình.
Nhân duyên biến – Phân biệt biến
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 05 Tháng năm 2010 13:45
- Viết bởi chanhdao
Thế giới, con người v.v... hiện nay, theo cái nhìn của Phật học, chúng được chi phối bởi hai thế lực là Nhân-Duyên-Biến và Phân-Biệt-Biến.
I. NHÂN DUYÊN BIẾN
Nhân duyên, là nền tảng để có thế giới, con người và vạn vật như hiện nay.
Kinh Lăng Già nói: “Bất tư nghì huân và bất tư nghì biến là nhân của hiện thức”.
Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín đối với nội tạng - tiếp theo
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 20 Tháng tư 2010 13:33
- Viết bởi chanhdao
Tiến Sĩ Bành Tân giảng tại Lon Đường Sơn năm 2009- Viên Đạt dịch
III. LỄ
Lễ, tương ứng với hỏa, ứng vào ngũ tạng là tạng tâm, ứng vào 4 mùa là mùa hạ, chữ lễ ứng với hỏa này, trong Thượng Thư nói rằng: “Hỏa viết viêm thượng”. Nghĩa là, tích cực hướng thượng, là sáng tỏ, đại biểu cho sự tiến bộ.
Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín đối với nội tạng
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 13 Tháng tư 2010 13:49
- Viết bởi chanhdao
Tiến Sĩ Bành Tân giảng tại Lon Đường Sơn năm 2009- Viên Đạt dịch
Kính chào quí vị lãnh đạo, quí thầy cô, quí vị khách quí, cùng quí vị phụ huynh, chào tất cả mọi người,
Đề tài hôm nay tôi muốn báo cáo với tất cả quí vị là:
Quan hệ giữa nội tạng và nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Chúng ta đều biết làm một người thầy thuốc, tâm nguyện lớn nhất của họ là làm sao để mọi người không bị bệnh, khỏe mạnh sống lâu. 10 ngày trước trước khi tôi đến đây, thầy Trần Đại Hội đã nói với tôi: “Bác Sĩ Bành, mời bác đến đây nói chuyện một buổi nhé”. Lúc đó tôi vừa nghe tin này thì việc chuẩn bị cũng chưa được tốt lắm, vì lúc đó tôi đang chăm sóc cho vợ còn trong tháng.
Phát tâm trường viễn
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 03 Tháng tư 2010 09:22
- Viết bởi chanhdao
Trích Thơm Ngát Hương Lan - Hòa thượng Hư Vân - NT – KC – HĐ dịch
Ghi chú : Dù tu bất cứ pháp môn nào thì tâm chuyên nhất và trường viễn luôn là thứ cần thiết đối với một hành giả. Những lời dạy của Hòa thượng Hư Vân, tuy đang tập trung cho pháp tham thoại đầu, nhưng tinh thần tu hành Hòa thuợng nêu lên trong bài viết lại rất cần thiết cho mọi pháp môn. Vì thế, chúng tôi xin trích dẫn lời dạy của Hòa thượng ra đây để chúng ta cùng tham học.
Phổ thuyết
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 26 Tháng ba 2010 13:42
- Viết bởi chanhdao
Trích Ngữ lục của thiền sư Phật Nhãn - Bản dịch của Ni sư Hạnh Huệ
Sư nói:
Có lúc hỏi đến sư tăng, đều nói: “không biết”, “không hội”. Chỉ lo nói: “Đói thì ăn cơm, mệt thì ngủ”. Tợ như lời nói này có chỗ cứu nào? Không biết tháng đủ thiếu, chẳng kể năm dư nhuận. Ai lý hội ông việc này? Tôi hỏi ông vì sao nói cái đạo lý “không biết”?
Ông nghe người ta nói rồi nói theo, có từng hội được đạo lý ấy chăng?
Âm nhạc với thiền sinh
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 17 Tháng ba 2010 04:21
- Viết bởi chanhdao
Chân Hiền Tâm
Âm nhạc là thứ rất phổ biến trong dân gian. Nó mang lại màu sắc tươi đẹp cho cuộc đời. Nó khiến người ta hưng phấn, cũng khiến người ta dịu đi sự căng thẳng, xoa nhẹ một vết thương lòng, và mang lại ít nhiều thi vị cho những buổi lễ v.v... Nhưng với thiền sinh mà nhất là thiền sinh thuộc Thiền tông thì sao? Nó giữ vị trí thế nào trong vấn đề tu học của một thiền sinh?
Thiền với kẻ sĩ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 04 Tháng ba 2010 13:22
- Viết bởi chanhdao
Đại sư Tinh Vân - Đạt Ma Tông Diễn dịch
Nói chuyện tại lễ đường Đại Học Thanh Niên tháng 10 – 1976
Chư vị giáo sư và các vị cùng học! Hôm nay thể theo lời mời của quý trường, cho tôi cơ hội được thập phần vinh hạnh nói chuyện Phật học cùng mọi người. Cửa vào Phật học, phần nhiều theo tám tông phái Đại thừa, nghĩa lý danh tướng rất là phức tạp. Đây chúng ta sẽ nói về Thiền tông, môn đầy đủ nhất nét đặc sắc Phật giáo Trung Quốc. Với mức độ để mọi người tiếp nhận dễ dàng, sẽ chủ yếu bàn vào các điển xưa về Thiền với kẻ sĩ.
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 01 Tháng ba 2010 13:31
- Viết bởi chanhdao
Thiện Hải - Nguyễn Đình Đông
Đầu xuân con xin kính Sư Ông sức khỏe, Chư Tôn thiền đức an lạc, cùng tất cả mọi người một mùa xuân an lành hạnh phúc. Nhân mùa xuân về con xin kính dâng Sư Ông cùng Chư thiền đức một vài câu thơ, nguyện đời đời, kiếp kiếp, làm quyến thuộc của Sư ông và Chư tôn thiền đức để tu tập cho đến được giải thoát giác ngộ, dù cho đời này con thiếu phước duyên không gặp Sư Ông lúc trẻ, bây giờ đã mang nặng gánh gia đình, vợ con, nhưng con luôn hướng về nơi con đường giải thoát giác ngộ.
Nam mô phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni