headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 24/12/2024 - Ngày 24 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

BẬN RỘN VẪN TU ĐƯỢC

Lời của HT Hư Vân – KC, NT, HĐ dịch 

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu năng chuyển vật, tức đồng Như Lai”. Nghĩa là tất cả Thánh hiền khéo chuyển vạn vật, chẳng bị vật chuyển, thì tùy tâm tự tại, chốn chốn chân như. Còn phàm phu chúng ta, do vọng tưởng làm chướng, nên bị vật chuyển. Ta yếu ớt như cỏ, hễ gió đông thổi thì dạt về tây, gió tây thổi thì ngã về đông, chẳng thể làm chủ.

Có người cả ngày lăng xăng, tán tâm phóng dật, lòng chẳng ở nơi đạo, tuy có dụng công nhưng lại lúc có lúc không, chẳng được miên mật. Bình thường cứ quay mòng theo vui, buồn, giận ghét; chìm đắm tronp phiền não thị phi. Hễ sáu căn tiếp xúc với sáu trần là mất giác chiếu, chạy theo trần cảnh. Vừa lòng thì sinh ưa, nghịch ý thì sinh ghét. Trong tâm thường khởi vọng tưởng. Có hai loại vọng tưởng:

VỌNG THIỆN, gọi là vọng tưởng thanh (nhẹ) có thể dùng để hành đạo, tạo việc lành.

VỌNG ÁC, tức là vọng tưởng (thô) mang đủ tà niệm bất chánh, uế trược dẫy đầy, khó mà tả hết.

Thiền sư Bạch Vân Đoan có làm bài tụng rằng:

                        Nếu khéo chuyển vật là Như Lai

                        Xuân ấm khắp non hoa nở đầy

                        Tự có một đôi tay tương trợ

                        Nào biết dễ dàng xoay, múa may

            Kinh Kim Cang nói:

“Ưng như thị hàng phục kỳ tâm” (nên như thế mà hàng phục tâm này). Phật tử chúng ta, hãy thống thiết lo việc sinh tử, như cứu lửa cháy đầu. Nên buông bỏ tham tâm, tinh tấn cầu đạo, siêng năng dụng công, mài luyện mình lần lần để đạt đến cảnh giới không bị vật chuyển, là nắm được công phu. Dụng công không nhất định chỉ là tu trong lúc tịnh mà phải tu cả trong lúc động, nếu trong cảnh động mà tu được không loạn, mới là công phu chân thật.

            Xin kể quý vị nghe một tấm gương tu trong cảnh động:

“Đầu thời Minh, ở Hồ Nam có một anh thợ sống bằng nghề rèn sắt. Người ta gọi anh là Hoàng Đả Thiết. Hồi đó gặp lúc Chu Hồng Vũ hưng binh tác chiến nên đặt làm rất nhiều binh khí, ngày đêm không nghỉ. Hôm nọ, có một vị Tăng khất thực đi ngang nhà ông, Hoàng cúng dường thức ăn. Thọ thực xong, vị Tăng bảo:

- Tôi nay nhận bố thí không thể không báo đáp. Hiện có một câu muốn tặng ông đây: “Ông vì sao chẳng chịu tu vậy?

 Hoàng thưa: “Đã biết tu hành là việc tốt, nhưng tiếc là tôi cả ngày bận rộn, làm sao mà tu”.

Tăng nói: “Có một pháp môn niệm Phật rất thích hợp, cho dù bận mấy cũng tu được. Thế này nhé, ông hãy vừa rèn, vừa niệm danh hiệu Phật, hễ kéo bể một cái là niệm Phật một tiếng. Chịu khó thực hành trường kỳ như thế, chuyên tâm niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật”, bảo đảm đến lúc mệnh chung ông sẽ được vãng sinh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới”.

Hoàng Đả Thiết làm y theo lời Tăng dạy, vừa đập sắt, vừa niệm Phật, cả ngày đập sắt là cả ngày niệm Phật. Không những không cảm thấy mệt nhọc mà tâm tư còn rất khinh an tự tại. Lâu ngày công phu thuần thục, không niệm mà tự niệm, ông dần dần ngộ nhập. Lúc gần mệnh chung ông tự biết trước, bèn đi chào hết thảy bạn bè, nói là mình sắp vãng sinh Tây Phương. Đến ngày mệnh chung, ông giao việc cho người nhà, tự tắm rửa thay y phục rồi đến bên lò rèn, cũng đập, cũng rèn mấy cái mà đọc kệ:

                        Chát chát chang chang!

                        Sắt rèn thiệt ngon!

                        Tâm dần thanh bình

                        Ta về Tây Phương

Rồi ông dừng tay, viên tịch. Lúc này hương thơm đầy nhà, nhạc trời t giữa không, xa gần đều nghe, không ai là không xúc động.

Chúng ta hiện nay cũng cả ngày bận rộn không ngừng nghĩ, nếu có thể học theo gương Hoàng Đả Thiết, trong lúc làm việc cũng gắng sức dụng công, nỗ lực, thì lo gì chẳng liễu sinh thoát tử? Tôi ngày xưa tại núi Kê Túc, Vân Nam có độ cho cụ Hành xuất gia. Cụ Hành hồi chưa xuất gia, có tính nghiền hút thuốc, mê uống rượu, ưa đủ thứ. Nhưng sau khi gia đình ông ( tất cả tám người) đến chùa Chúc Thánh công quả và xuất gia rồi thì ông từ bỏ hết, bỏ rượu, bỏ thuốc... Dù không biết chữ nhưng ông vẫn ráng tụng Kinh Phổ Môn v.v...chưa đầy mấy năm đã thuộc làu. Ông lo trồng trọt, cả ngày siêng năng làm việc không ngừng. Tối đến thì tinh tấn lễ Phật tụng kinh, không ham ngủ nghỉ. Trong chúng đối thế nào ông cũng không lưu tâm, có thương ông cũng chẳng màng, có ghét ông cũng chẳng để ý. Ông nhận may vá đố cho chúng, cứ một mũi kim là niệm một câu Phật: “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, không mũi nào là không niệm, liên tục miên mật.

Sau đó ông đi triều lễ tứ đại danh sơn, trải qua tám năm. Lúc ông về lại Vân Nam thì tôi đang xây dựng trùng hưng chùa Vân Thế. Thế là việc lớn nhỏ trong chùa ông đều tình nguyện làm tất, khổ mấy, khó mấy cũng không từ, ai cũng đều thích ông. Lúc gần mất, ông đem y phục bán, thiết trai cúng dường chúng. Sau đó hướng đại chúng cáo từ.

Ông sắp xếp mọi việc xong thì khoảng tháng Tư, vào mùa thu hoạch dầu cải, ông đem mấy bó rơm khô ra hậu viên Hạ Viện Thắng Nhân (chùa Vân Thê tỉnh Quảng Nam) tự thiêu, nhẹ nhàng mà hóa.

Đến khi người phát giác kịp thì ông đã vãng sinh rồi.  Chỉ thấy ông ngồi đoan tọa trên lửa, trong tay cầm mõ khánh, dù đã thành tro xong y phục vẫn giữ nguyên nếp, quấn quanh thân ông không rơi xuống. Người chứng kiến đều hoan hỷ tán thán. Ông hàng ngày làm lụng không nhừng, tuyệt không quên dụng công tu hành, cho nên lúc ra đi mới được như vậy. Tu trong cảnh động so với tu trong cảnh tĩnh xem ra không khó, song rất đắc lực và hiệu quả.

[ Quay lại ]