headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 24/12/2024 - Ngày 24 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Phổ thuyết

Trích Ngữ lục của thiền sư Phật Nhãn  - Bản dịch của Ni sư Hạnh Huệ

 Sư nói:

Có lúc hỏi đến sư tăng, đều nói: “không biết”, “không hội”. Chỉ lo nói: “Đói thì ăn cơm, mệt thì ngủ”. Tợ như lời nói này có chỗ cứu nào? Không biết tháng đủ thiếu, chẳng kể năm dư nhuận. Ai lý hội ông việc này? Tôi hỏi ông vì sao nói cái đạo lý “không biết”?

Ông nghe người ta nói rồi nói theo, có từng hội được đạo lý ấy chăng?

Người xưa nói: “Người không biết thì cái gì cũng biết, nơi nào cũng đến, gọi là không biết”. Muốn các ông ngày nay đến được ruộng đất “không biết” ấy. Đây là cảnh giới của chư thánh. Đâu phải so với chỗ mù mờ không biết của ngày nay mà gọi là “không biết”. Nếu đều nói rằng tôi không biết, không quan tâm, chợt có người hỏi đến làm sao thông suốt được? Một đường Tào Khê sợ không người tiếp nối. Không được như thế! Phải siêng năng quyết trạch mới được. Trân trọng!  

Sư nói :

Xưa có thiền đức hỏi lão túc rằng: “Thế nào là cốt yếu của sự xuất ly?”

Lão túc trả lời: “Khói sinh dưới chân xà lê”.

Thiền đức lập tức được ý chỉ.

Các ông lại biết việc xuất ly chăng? Nếu khởi tâm hội hiểu thì đã ngăn cách.

Về sau lại có tôn túc nói: “Chẳng dám cô phụ khói sinh dưới chân hòa thượng”.

Lại, Bắc Viện Thông từ giả Động Sơn. Động Sôn bảo:

-         Ông đi đâu?

-         Thưa, vào núi.

-         Núi cao chót vót khéo xem!

Bắc Viên Thông ngần ngừ. Động Sơn gọi: “Xà lê Thông!”.

Bắc Viên Thông ứng tiếng: “Dạ”.

Động Sơn nói: “Sao chẳng vào núi đi!”.

Bắc Viên Thông lập tức được ý chỉ.

Chỗ vì người của cổ nhân rất thẳng tắt. Mỗi lần gặp người đến đều chỉ dạy họ. Cổ đức nói: “Vào núi đi!”, ý này thế nào? Người nay không sáng tỏ, phải có chỗ hội. Nhưng có chút ít hội là đã ngăn cách. Chỉ cho thể cứu, không cho hội hiểu. Nếu thể cứu được thì không còn nghi. Mà cũng không dễ bảo nhậm. Nếu vào được thì không lui sụt. Do đó, CHỖ HỘI rõ được chẳng bằng CHỖ KHÔNG HỘI mà thấy được. Cũng có phần có thể bảo nhậm. Cũng không có lúc chẳng chiếu cố, chẳng hiểu rõ.

Vì thế người xưa nói: “Tâm bình thường là đạo”, “Lại có nhắm đến hay không?”, “Định hướng đến tức trái”. Xem, các ngài chẳng cho ông nhắm đến thì làm sao bảo nhậm? Không dễ ! Không dễ! Đây há không phải là việc xuất ly. Ông nếu tim chỗ xuất lý thế thì bị thua đau.    

Huyền Sa nói: “Tận đại địa là kiếp trụ của địa ngục”. Nếu hướng dưới đường chỉ áo này không rõ thì bị thua đau, chẳng thể lơ là.

 Sư nói:

Đại sư Tam Tổ nói: “Chẳng cần cầu chân chỉ nên dứt kiến”.

Lại nói: “Vừa có đúng sai, lăng xăng mất tâm”.

Các ngôn ngữ này chính là chỗ để các ông ngày nay dụng công. Ông nghe ngài nói: “Chẳng cần cầu chân” bèn nói: “Trọn không cần cầu”. Đây chính là kiến chẳng dứt. Thị phi lăng xăng trọn chẳng đến được cái ‘tâm không cầu’, chỉ thành kiến giải. Học đạo đời này thảy đều thế cả. Xem một chuyển ngữ, nhắm dưới lời thông chỗ thấy liền đem tất cả câu cú nói: “Không gì chẳng phải việc này”. Như thế ghi vào lòng, dùng như của mình. Đâu chẳng biết, khởi kiến giải là đã mất tâm rồi. Chấp không chịu bỏ đại khái là người rất ngu.

Muốn được ‘tâm không mong cầu’ chăng? Chỉ đừng sinh các thứ kiến chấp. Chẳng phải là ‘mơ màng chẳng hiểu gì’, gọi là vô cầu. Bình thường trong mười hai giờ, việc trước mắt không rõ, chỉ vì kiến tâm thủ xả. Ông sao biết được tâm không phân biệt?

Do đó Tiên thánh nói: “Hữu vi vô vi có khác sao?”

Đáp: “Không khác”.

Trời đất, sông biển, gió mấy, cây cỏ, chim thú, người vật, sinh tử biến hóa trước mắt đều gọi là tướng hữu vi. Đạo vô vi thì tịch lặng chẳng động, không hình không tên gọi là vô vi, làm sao không khác?

Đại sư Vĩnh Gia nói:

Thật tánh vô minh tức thật tánh

Thân không huyễn hóa tức pháp thân

Hai thứ này khác biệt, làm sao rõ được đạo lý TỨC. Phải chứng được tâm vô cầu thì hòa dung được vô sự. Nan Thắng Địa, là địa thứ năm trong Thập địa, chỗ đó chân trí và tục trí khó bằng nhau. Lúc nhập địa cả hai đều bình đẳng, nên gọi là Nan Thắng Địa.

Này Huynh đệ học đạo! trong mười hai giờ nên rõ lấy để cho nó bằng. Có biết là do tâm phân biệt của ông vẻ ra không? Như họa sĩ vẽ ra các tâm đẹp xấu, vẽ ra năm ấm, vẽ ra trời người. Ngay lúc vẽ không nhờ sức người khác. Người vẽ và vật được vẽ đều không phân biệt. Vì không rõ nên khởi các kiến chấp, thấy mình thấy người, tự sinh đẹp xấu. Do đó nói:

Họa sĩ vẽ địa ngục

Vẻ xấu xí trăm ngàn

Buông bút nhìn trở lại

Lạnh ngắt cả xương lông

Nếu biết là vẽ ra thì sợ hãi chỗ nào? Người xưa rõ được rồi, tất cả chỗ hiện thành.

Đại sư Huyền Sa đang chặt cây, gặp nhảy ra, thị giả nói: “Cọp!”.

Hòa thượng Huyền Sa nạt: “Là ông cọp”.

Lại có tăng đếm lễ bái. Huyền sa nói: “Nhân tôi được lễ ông”.

Phương Tiện này rất phù hợp ý Phật

 Đại sư Pháp Nhãn chỉ con chó trước mặt nói: “Vẽ khắc ra”.

Các ông lúc xem, đừng đến thân chó mà xăm soi, phải nhắm trên thân mình mà xem lấy mới được. Mới hiểu người ta nói : Vừa có đúng sai, lăng xăng mất tâm. Nên biết lấy. 

Sư nói:

Như nay ngay nói đó tin nói là đúng, đã gọi là người không khỏe khoắn rồi, huống lại ngay đó không thể tin được thì kham làm gì? Đã ngay đó tin nói là đúng, sao gọi là người không khỏe khoắn? Từ trước đã nhiều lúc đến đi những đâu, cần biết đã mất một cái cọc rồi, liền thấy cái từ trước không rõ, lại thành cái thấy phần ngoài. Ta xem cổ nhân ngày trước, có người từ mê được ngộ, bày tỏ điều gì đều là pháp môn từ mê được ngộ. Có người ngộ rồi biết mê, bày tỏ điều gì đều là pháp môn từ ngộ biết mê.  Có người không ngộ không mê , bày tỏ điều gì cũng là pháp môn không mê không ngộ. Ngoài ra người đến ngoài mê được ngộ cũng rất nhiều, nên không nói hết. Huống là không biết ngộ cũng chẳng rõ mê. Đây chính là phàm phu.

Ngày xưa các ngài Nam Tuyền, Quy Tông mới được gọi là cái thấy không mê không ngộ. Học giả ngày nay cũng huyênh hoan nói không mê không ngộ mà đâu từng đến được. Không được dễ dàng buông lời vì ông còn nghi. Nay ta hỏi ông một việc: “Lúc ông mới vào thai mẹ, đem được vật gì đến? Lúc ông đến hoàn toàn không một vật, chỉ có tâm thức, lại không có hình mạo, Kịp đến lúc chết, bỏ gánh ngũ uẩn này, cũng không một vật, chỉ có tâm thức. Nay đi hành khước, nhập chúng, cái này là chủ tế vậy. Nay hỏi ông, nhận khí phần tinh huyết của cha mẹ, chấp thọ gọi là thân ta. Thoạt đầu ra khỏi thai, dần dần trưởng thành. Thân này đều thuộc ta. Hãy nói thuộc ông hay không thuộc ông?

Nếu nói thuộc ông, lúc vào thai hoàn toàn không đem một vật. Cái tinh huyết của cha mẹ này thuộc ông vào lúc nào? Lại chỉ hợp dài khoảng trăm năm, rồi như cũ lại quăng mất xác chết, đâu từng thuộc ông!

Nếu nói không thuộc ông thì thấy bây giờ một bước cũng chẳng thiếu được. Lúc chửi biết giận, lúc đau có thể nhịn, sao lại không thuộc ông? Ông được chọn lựa thì định tĩnh mà xem, hãy nói là có hay không? Nếu lo giữ phân chia không ra, vì gốc nghi chưa chặt.

Nếu nói có, thì lúc mới sanh lớn dần đến năm ba tuổi cho đến hai mươi tuổi quyết định không thể dời đổi, nhưng đến bốn năm mươi tuổi, thân này niệm niệm suy tàn, niệm niệm vô thường, nếu quyết định gọi là có thì không được.

Nếu nói không, thì các thứ vận động đều biết làm được, nên cũng chẳng thể nói không.

Xưa có một người vì lạc đường phải vào một nhà hoang để ngủ đêm. Khuya có một con quỉ vác một xác chết đến. Tiếp theo một con quỉ nữa đến nói :

- Xác chết của ta.

Quỉ kia không chịu: “Ta đem từ chỗ kia đến”.

Quỉ sau mạnh hơn đoạt lấy. Quỉ trước nói:

Ở đây có một người khách, sẽ làm chứng.

Hai quỉ mới tới gần nói :

Xácnày ai đem tới?

Người khách suy nghĩ: “Hai con quỉ đều ác, ắt có một đứa làm hại ta. Ta nghe người sắp chết mà không nói dối thì sẽ sinh lên trời”. Ông bèn chỉ con quỉ trước nói: “Là quỉ này mang đến”. Quỉ sau tức giận bèn chặt đứt tứ chi của khách.

Quỉ trước sinh lỗi: “Ông vì tôi làm chứng khiến thân thể giờ không tòan vẹn”.

Rồi mang xác chết bù lại từng món. Đầu tim ruột lại bị quỉ sau lấy mất, quỉ trướclại dùng xác chết bù lại. Hai quỉ dành nhau ăn hết và bù lại thịt ông, rồi bỏ đi. Người khách trước thấy thân thể cha mẹ sinh của mình đã bị quỉ ăn, lại quan sát thân bị đổi lại là vật gì? Là ta hay không phải ta? Là có hay là không? Tâm bèn phát hoảng chạy đến một tinh xá, thấy một tì kheo, thuật hết việc trước. Tỳ kheo nghĩ: «Ngươi này dễ hóa độ đây, đã biết thân này chẳng phải có». Bèn lược nói pháp yếu cho. Ông ta liền đắc đạo quả.

Các ông ! Chỉ nói tham thiền, nêu công án liền nói là Phật pháp, đây là thiền tủy, sao không như thế nghi đến mà tham lấy. Hội được chăng ? Thân ông không phải có không phải không. Có là tâm có thân thì chưa từng có. Không là tâm không mà thân chưa từng không. Ông hội được chăng?

Lại nói ‘Cái tâm không có cũng không không’, rốt cuộc không phải là kiến giải đoạn thường của ông vốn có nay không, vốn không nay có ?

Đứng lâu.                

[ Quay lại ]