headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 24/12/2024 - Ngày 24 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín đối với nội tạng

Tiến Sĩ Bành Tân giảng tại Lon Đường Sơn năm 2009- Viên Đạt dịch

Kính chào quí vị lãnh đạo, quí thầy cô, quí vị khách quí, cùng quí vị phụ huynh, chào tất cả mọi người,

Đề tài hôm nay tôi muốn báo cáo với tất cả quí vị là:

Quan hệ giữa nội tạng và nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Chúng ta đều biết làm một người thầy thuốc, tâm nguyện lớn nhất của họ là làm sao để mọi người không bị bệnh, khỏe mạnh sống lâu. 10 ngày trước trước khi tôi đến đây, thầy Trần Đại Hội đã nói với tôi: “Bác Sĩ Bành, mời bác đến đây nói chuyện một buổi nhé”. Lúc đó tôi vừa nghe tin này thì việc chuẩn bị cũng chưa được tốt lắm, vì lúc đó tôi đang chăm sóc cho vợ còn trong tháng.

Qua mấy ngày lắng xuống, dần dần trong lòng tôi sáng sủa trở lại. Trên thực tế một người, chỉ cần sau khi tâm chánh rồi thì khí liền chánh, sau khi khí chánh rồi thì hình liền chánh. Vì theo lý luận đông y Trung Quốc cổ đại, con người được cấu thành bởi 3 bộ phận. Đó là 3 thể hợp nhất. 3 thể đó là gì? Chính là hình, khí và thần.

Hình, là chỉ ngoại hình của chúng ta.

Khí, là chỉ kinh lạc, khí huyết của cơ thể chúng ta.

Thần, là chỉ tinh thần của chúng ta.

Ứng với khoa học hiện đại, họ nhận thức mạng sống của con người cũng được cấu thành bởi 3 bộ phận: Vật chất, năng lượng và thông tin. Vật chất thì ứng với ngoại hình cơ thể chúng ta. Năng lượng thì ứng với một khái niệm gọi là khí trong lý luận đông y. Thông tin thì ứng với thần của chúng ta.

Về phương diện này, Đông Tây y nhận thức chúng giống nhau. Dưới đây tôi sẽ báo cáo cùng quí vị một số bệnh án trên lâm sàng tôi gặp phải, với những thể hội trên thực tế.

Tôi bắt đầu hành nghề y từ năm 2002, vào lúc đó tôi vừa học xong những tri thức cơ bản và lý luận của đông y, thường dùng phương pháp châm cứu và thảo dược để giải quyết vấn đề bệnh tật cho mọi người. Chúng ta đều biết con người bị bệnh là do 3 nguyên nhân: Nguyên nhân bên ngoài, Nguyên nhân không do bên ngoài, không do bên trong.

1. Nguyên nhân bên ngoài : Là phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Đây là nguyên nhân bên ngoài.

2. Nguyên nhân bên trong : Là do thất tình : Vui, giận, sầu, lo, buồn, khiếp, sợ, Đây là thất tình.

3. Nguyên nhân không do bên ngòai không do bên trong : Ăn uống, và sinh hoạt thường ngày.

Biện pháp tôi dùng lúc đó là y học cổ truyền, đã giải quyết rất nhiều bệnh tật cho bệnh nhân, nhưng tôi phát hiện có một vấn đề, là sau khi giải quyết xong bệnh tật thì thường còn sót lại một chút mà không thể trị dứt, rất khó. Sau đó, tôi cứ suy nghĩ mãi về vấn đề này. Lúc đó tôi chưa tiếp xúc với văn hóa truyền thống, Vì kết cấu tri thức của bản thân tôi chưa được hoàn bị như vậy, Lúc đó tôi chưa tiếp xúc được với nền giáo dục “đệ tử quy” này. Sau đó trong một cơ duyên thích hợp, tôi bắt đầu tiếp xúc văn hóa truyền thống, quyển sách đầu tiên tôi đọc là “Liễu Phàm Tứ Huấn”. Đó là quyển sách đầu tiên về phương diện văn hóa truyền thống. Học biết rồi là liền phản tỉnh ngay.

Trước tiên, bắt đầu phản tỉnh từ ngay bản thân mình, vì bạn chữa bệnh cho người khác, trong khi bản thân bạn vẫn còn có bệnh, thì bạn không sao chữa trị tốt cho người khác được. Chỉ sau khi chúng ta điều chỉnh hài hòa thân tâm của mình rồi, thì bạn mới biết làm thế nào điều chỉnh hài hòa thân tâm của người khác. Tôi lúc đầu thường quen cầu bên ngoài. Như bệnh của người này trị không khỏi, thì cứ luôn nghĩ phải dùng bài thuốc gì, dùng công thức châm cứu gì, dùng cách gì, để điều chỉnh khí huyết tốt hơn, điều chỉnh tạng phủ tốt hơn … Sau đó mới phát hiện phí công vô ích.

Cuối cùng tôi nói với mọi người, không phải bạn uống nhiều thuốc bổ, thậm chí tìm thầy thuốc giỏi là có thể trị khỏi được bệnh. Nói cách khác, nếu bạn không điều chỉnh tốt tâm thái của mình thì uống thuốc tốt cũng vô ích.

Vào lúc đó, tôi bắt đầu phản tỉnh mình, tôi mới phát hiện có một hiện tượng rất kỳ lạ, là sau khi bạn hiểu rõ mình rồi, thì bạn rất dễ dàng hiểu rõ người khác, điều này trên thực tế như lời của cổ nhân gọi là “Thôi kỷ cập nhân”. Nghĩa là, nếu trong nội tâm bản thân chúng ta có chướng ngại, thì chướng ngại này sẽ làm trở ngại sự thông giao của chúng ta với người khác, thầy thuốc sẽ bị trở ngại trong việc thông giao với người bệnh, cái đau khổ của bệnh nhân bạn không sao thể hội được, bạn cũng không biết làm sao giải quyết.

Trong thời gian này, tôi đã đọc rất nhiều kinh điển đông y, và rất nhiều trước tác của các y gia cổ đại, trong những trước tác của y gia cổ đại này họ đều nhắc đến một điểm, họ nói là một người thầy thuốc, điều căn bản trước tiên quan trọng nhất không phải là những kỹ thuật chữa bệnh, những kỹ thuật chữa bệnh đều là thứ yếu, các ngài nói: “Đức vi y chi bổn”. Nghĩa là, với một người thầy thuốc, điều quan trọng nhất là đức hạnh, chuyện đức hạnh thì sáng nay và cả hôm qua các vị thầy giáo đã chia xẻ rất rõ ràng với quí vị rồi. Đức hạnh có rất nhiều cách thể hiện, cách nói của cổ nhân Trung Quốc là: “Tiến dữ bệnh mưu, thối dữ tâm mưu” là có nghĩa gì vậy? Tức là tiến một bước suy nghĩ về bệnh nhân làm sao giúp họ giải quyết vấn đề, lùi một bước phải quán sát bản thân mình, sau đó lắng tâm nghĩ cách điều trị bệnh, sau đó cầu ở chính mình, nội tâm mình.

Đời Thanh có vị y gia tên là Dụ Gia Ngôn, Dụ Gia Ngôn là vị danh y đương thời, hoàng đế đã từng cho mời ông vào cung, mời gọi rất nhiều lần ông cũng không đi, y thuật của ông rất giỏi, có rất nhiều người theo học với ông. Trong trước tác “Ngụ Ý Thảo” của ông, ông đã nói trong lời tựa trước tác của mình thế này: “Rất nhiều người nói những y thuật này của tôi là biết được từ trong giấy, tức là học từ trong sách vở mà ra. Rất nhiều người cho rằng tôi học rộng nhớ giỏi, hiệu quả điều trị cũng rất tốt, nhưng trên thực tế không phải vậy”. Ông nói: “Một người thầy thuốc đích thực là phải thế nào? Là khi bạn gặp bệnh nhân, bạn có thể lắng được tâm, và thâm nhập thể hội được nỗi đau của người bệnh, khi bạn thực sự đạt đến trạng thái này, bạn có thể tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề”.

Khi tôi mới bắt đầu phản tỉnh lại chính mình, vì mới bắt đầu nên không thể điều trị tốt cho nhiều bệnh nhân. Chưa kể sau đó tôi lại gặp khó khăn, vì sao? Vì tôi chưa thâm nhập được vào nội tâm đối phương. Chưa mở được cái khóa này thì bạn dùng bao nhiêu thuốc cũng đều vô ích. Đó là chuyện vào năm 2004, sau khi tôi đốn ngộ được điểm này, tôi liền bắt đầu áp dụng vào thực tiễn lâm sàng. Sau đây tôi sẽ lần lượt báo cáo với quí vị về một số kết quả thực tiễn của tôi. Giờ ta nói về Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

I. NHÂN

Chúng ta đều biết nhân, nghĩa, lễ, trí, tín tổng cộng là 5 phương diện, 5 phương diện này cổ nhân gọi đó là ngũ thường, là ngũ thường trong “tam cương, ngũ thường”. ‘Thường’ có nghĩa là gì? ‘Thường’ là trạng thái tự nhiên, tức là bình thường. Hôm qua khi thầy Thái giảng cho chúng ta cũng đã nhắc đến, thầy nói: “Tri thường viết minh, bất tri thường vọng tác hung,”, là một người khi họ đạt được trạng thái bình thường thì trí họ sáng. Ngược lại, không biết bình thường, không biết quy luật tự nhiên là như thế nào, tha hồ làm bậy, kết quả của nó là tai ương. Một biểu hiện của tai ương đó là bệnh tật, thậm chí sẽ sinh ra một số bệnh hiểm nghèo.

Thực tế, có rất nhiều bệnh hiểm nghèo là do chính nôïi tâm chúng ta tạo ra, trong ngũ thường điều đầu tiên là Nhân. Nhân ứng vào ngũ hành thì thuộc mộc, Ứng vào trong 4 mùa là mùa xuân. Chúng ta đều biết mùa xuân là lúc cỏ hoa tươi tốt, cũng là lúc vạn vật tràn đầy sức sống. Nó ứng vào trong trạng thái tâm lý của chúng ta là yêu thương người. Vì ý của chữ nhân này có nghĩa là yêu thương người, tức là từ bi, lương thiện, có thể thông cảm với người khác. Trời cao có đức hiếu sinh, chữ sinh này cũng có nghĩa là thương yêu, cũng có nghĩa là nhân từ. Thế thì dưỡng sinh, dưỡng sinh, suốt ngày cứ dưỡng sinh là dưỡng cái gì vậy? Là sinh, quí vị phải chú ý là sinh, không phải dưỡng tử. Sinh chính là chỉ sức sống, sức sống là chỉ sức mạnh của sự sống, ứng vào trong tạng phủ là tạng nào vậy? Chính là tạng can. Xin quí vị chú ý, can ở đây không phải là lá gan của tây y, không phải Liver, không phải cơ quan này, mà là chỉ bao gồm cả trạng thái và công năng của tạng phủ trong cơ thể, chúng ta đều biết tạng phủ, kinh lạc và thất khiếu đều liên thông với nhau. Nếu như tạng can chúng ta có vấn đề thì nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Can khai khiếu ở mắt, nên mắt sẽ có vấn đề.

Khi tôi mới bắt đầu học văn hóa truyền thống, thì đầu tiên tôi phản tỉnh mình; “Nhân giả ái nhân”. Tự hỏi, bản thân mình có nhân từ hay không? Tôi phát hiện bản thân mình chưa nhân từ, vì sao? Vì tôi là con một, từ nhỏ cha mẹ tôi gởi gắm hy vọng ở nơi tôi rất lớn, sau đó bản thân tôi lại rất muốn chơi trội, trên thực tế chơi trội chính là bất khuất. Điều này sẽ dẫn đến bệnh tật. Vì nếu khí của mộc phát sinh thái quá, thì bệnh tật sẽ nảy sinh thôi.

Bản thân tôi muốn trội đến mức độ nào? Đó là trong học tập thì phải đứng đầu, đứng thứ 2 là tôi rất khổ não. Đến mức độ này là tâm phan duyên đã rất nặng. Chưa kể, trong gia đình, về phương diện hiếu thuận thì làm rất tệ, vì lúc đó chuyện học hành là số một. Những chuyện khác đều không quan trọng. Sau đó tôi mới dần dần ý thức được trên thực tế kiểu suy nghĩ này rất có hại đến người khác, kể cả chính bản thân mình, tính cách này của tôi sẽ dẫn đến can ứ khí trệ. Can ứ khí trệ thì mọi người đều biết là trong kinh can, kinh lạc của kinh can đi từ dưới chân chạy thẳng lên hai bên cạnh sườn trong cơ thể sau đó đến đầu, ở bên trong con mắt, ở mắt là biểu hiện bên ngoài, cũng như cổ nhân đã nói: “Can khai khiếu ở mắt”, cho nên khi tôi còn rất nhỏ, thì đôi mắt này đã không tốt, trên thực tế tôi thấy chính là mắt mình bị cận thị, tôi thấy điều này có quan hệ với tính cách của tôi rất nhiều, đợi đến khi tôi thấy được điểm này, thì tôi tiến thêm một bước, đưa vào thực tế từ mình suy ra người, rất nhiều người bệnh cũng có vấn đề như vậy, bệnh của họ cũng biểu hiện trên kinh lạc, biểu hiện trên kinh lạc nào vậy? Chính là kinh can.

Tôi xin kể cho quí vị nghe một bệnh án mà tôi gặp trên lâm sàng :

Bệnh nhân này họ Cao, là một bé gái, đến tìm tôi khám bệnh vào mùa hè năm nay. Bệnh của bé là u tuyến giáp trạng. Bé nói chỗ này của con rất khó chịu. Chính là ở chỗ tuyến giáp trạng. Tôi xem mạch của cháu thì thấy hai bên mạch đi rất huyền, tôi liền nói với bé rằng, bệnh của cháu như vậy có một đức tính cần phải sửa đổi, là quá bất khuất. Người quá bất khuất thì kinh can không thông, người nam thì tán ra bên ngoài, còn người nữ thì thu vào bên trong, Người nữ thì thường thu về chỗ vùng yết hầu, ở nơi này chính là nơi kinh can đi qua, kinh can sau khi đi qua yết hầu, ở nơi này một khi bị ứ trệ, thì trên dưới không thông sẽ sinh ra bệnh, Bé nói: “Đúng quá!”

Lúc đó, khi bé tìm đến tôi khám bệnh thì có cha mẹ ở bên cạnh, ba của bé đứng cạnh tôi nói: “bé từ nhỏ tính cách rất bất khuất”, bé hiện nay lái xe, bé tự mình lái xe, thấy xe của người khác vượt qua mình thì bé liền cố vượt qua họ và ép họ sang một bên, chính là tính cách này. Tôi liền nói với bé rằng:
“Tính cách này của cháu nếu như không sửa đổi, thì uống thuốc gì, điều trị thế nào cũng không khỏi, vì cái khí này còn tồn tại”.

Quí vị chú ý, cái khí này trên thực tế chính là một dạng xu thế năng lượng, tại sao nói như vậy? Vì chúng ta đều biết, cơ thể của chúng ta là do tế bào tạo nên, tế bào là do phân tử tạo nên, phân tử là do nguyên tử sắp xếp tổ hợp mà thành, sở dĩ trước đây chỗ này chúng ta không có sưng, không có u, tại sao sau đó lại có u vậy? Vì do phương thức sắp xếp của tế bào, cách sắp xếp của phân tử nguyên tử khác nhau rồi, cơ thể chúng ta trên thực tế là một thể tổ hợp của một khối nguyên tử, chúng ta sắp xếp thành hình dạng con người; sắp xếp thành hình dạng người khỏe mạnh và người có bệnh, đều do khối nguyên tử này, chẳng qua là do cách sắp xếp khác nhau mà thôi, nguyên tử nó nghe lời của ai? Là nghe theo năng lượng, tức là trường, hiện nay ngành vật lý gọi trường là trường năng, dạng khí này của bạn sẽ dẫn đến chỗ khối này có một loại trường năng, cho dù sau khi bạn giải phẩu cắt bỏ hết vùng này, nhưng trường năng ở đây vẫn còn, sau này bạn ăn uống thì những phân tử này vẫn tụ tập trở lại ở đây, sau khi tụ xong thì lớn thành u bướu, cắt bỏ vô ích. Cho nên tôi bảo cháu, trước tiên phải bắt đầu từ tính cách, hơn nữa cháu bé này còn có một đặc điểm đó là, ưa đốp chát với cha mẹ, chúng ta đều biết đây là đặc tính của mộc. Trong đặc tính của mộc rất dễ tổn thương vùng can, vì giận thì khí đi lên, một người nổi giận, đốp chát với người khác, thì cái khí này vọt lên liền, cho nên tôi bảo cháu, nếu cháu muốn khỏi bệnh thì phải thay đổi tính cách cho tốt. Nhưng phải sửa đổi từ đâu? Là phải bắt đầu sửa đổi từ việc hiếu thuận với cha mẹ. Tại sao nói như vậy? Vì “trăm điều thiện thì hiếu đứng đầu”, con người một khi hiếu thuận với cha mẹ rồi, thì hỏa khí liền hạ xuống hết, sau khi hỏa khí hạ xuống rồi, thì kinh lạc lưu thông rất dễ dàng. Kinh lạc lưu thông rồi, thì bệnh tự động khỏi thôi.

Tôi hỏi: “Có phải cháu ở nhà không phụ giúp việc nhà phải không?”

Mẹ của cháu đứng bên cạnh gật đầu ngay, bà nói cháu nó đúng như vậy. Được nuông chiều từ nhỏ nên chẳng phụ giúp việc nhà gì cả. Tôi liền nói với cháu, nếu cháu muốn khỏi bệnh, thì bắt đầu từ hôm nay, về nhà tất cả những việc nhà, cháu không nên để mẹ cháu làm nữa, vì mẹ cháu lúc đó khi tìm đến tôi khám bệnh thì tuổi đã ngoài 50 rồi. Tôi nói cháu là một người trẻ tuổi, mẹ già ở nhà mỗi ngày quét nhà, mỗi ngày làm việc nhà, rửa chén, mọi việc cháu đều không làm, cháu ở bên cạnh mà siêng ăn nhác làm để mẹ làm, hơn nữa còm đốp chát với cha mẹ, cái khí này không đúng, khí không đúng thì sẽ sinh bệnh có đúng không?

Sau khi quay đầu, bé gái này bắt đầu sửa đổi, vào ngày thứ hai trước khi tôi đến, cha mẹ cháu dắt cháu đến khám lại lần nữa, cô đưa tôi xem kết quả xét nghiệm của bệnh viện, thì khối u đã nhỏ rất nhiều rồi, lúc đó tôi cũng dùng đông dược hỗ trợ điều trị cho cháu, thực tế nếu đơn thuần dùng thuốc đông dược thì hiệu quả rất chậm.

Quí vị đều biết, khối u tuyến giáp trạng không phải nhanh như vậy, lúc đó khi cháu đến thăm tôi, cháu nói bệnh viện cũng rất kinh ngạc, không biết tại sao tiêu nhanh như vậy? Trên thực tế trong đây có một đạo lý rất sâu, là nếu tâm thái chúng ta điều chỉnh tốt, thì bệnh khỏi rất nhanh, có người nói rằng, điều ông nói là đứng từ góc độ đông y mà nói, vậy từ góc độ khoa học hiện nay mà nói thì có căn cứ hay không? Tôi xin báo cáo với quí vị, là rất có căn cứ. Vì nhà sinh lý học của đại học Tư Thản Phúc, giáo sư Ngải Nhĩ Mã, một nhà sinh lý học đại học Tư Thản Phúc Hoa Kỳ, đã từng làm một thí nghiệm rất nổi tiếng, thí nghiệm này chính là thí nghiệm hơi nước, ông thu thập hơi của những người giận dữ, buồn rầu, phiền não thở ra, ông đem hơi này cho chạy qua một cái ống nhỏ và dẫn vào trong một cái bình chứa đầy nước thuốc, màu của nước chứa trong bình này liền xảy ra thay đổi, ông phát hiện, khi người giận dữ thì hơi của họ thở ra, cuối cùng khiến cho nước biến thành màu tía, khi buồn rầu thì nước biến thành màu trắng xám, và ông lại rút nước có màu tía chích vào trong cơ thể chuột bạch, thì trong khoảng mấy phút sau chuột bạch co giật mà chết, thí nghiệm này cho chúng ta thấy rất rõ ràng, khi chúng ta giận dữ trên thực tế là đang tiết ra độc tố, hơn nữa vị giáo sư này nghiên cứu thêm môït bước và ông nói, khi con người giận dữ thì mức tiêu hao năng lượng bằng với mức tiêu hao năng lương của một người chạy 3000 m, giận trong 3 phút thì tiêu hao năng lượng tương đương với người chạy 3000 m, cũng chính là nói một người giận dữ sôi sục, thì lúc này năng lượng sống của bạn rất tiêu hao. Điều này đã minh chứng cho đạo lý của đông y, đông y nói: “Giận thì khí đi lên”, vả lại khi khí này đi lên, thì hỏa khí này sẽ làm tiêu tán hết tinh hoa của cơ thể, chúng ta không nói xa vời. Vì đạo, đạo của trời đất tự nhiên, là có phản ánh trực tiếp trên cơ thể chúng ta.

Tại sao nói vậy? Hồi tưởng một chút khi chúng ta giận dữ, thì tay chân lạnh, sắc mặt tái xanh, tại sao như vậy? Vì con người khi giận thì khí huyết bị ứ trở, khí huyết ứ trở thì biểu hiện nhanh nhất là tay chân lạnh, cho nên khi giao tiếp với người khác, đông y chúng ta có rất nhiều cách chẩn đoán, vọng, văn, vấn, thiết, trong đó thiết không phải chỉ là xem mạch.

Khi nói chuyện với người khác vừa tiếp xúc là có thể biết khái quát, cho nên khi bắt tay người khác, nếu như tay của đối phương là rất lạnh, và bạn nhìn sắc mặt của họ lại có màu xanh, thì sẽ phán đoán được người này can có vấn đề, điều này trong y án cổ đại và trong y án hiện đại đều có giới thiệu. Điều này trên cơ thể chúng ta có thể tự thể hội được. Sắc mặt tái xanh, tại sao lại tái xanh vậy? Là vì con người nổi giận tiết ra. Tôi vừa mới nói là tiết ra độc khí màu tía rất nhiều. Thứ 2,ø khiến cho thành phần trong máu xảy ra thay đổi. Thứ 3, khiến cho tuần hoàn trong mao mạch không tốt. Cho nên, quí vị đang ngồi đây, ai cũng đều có thể nghiệm này. Con người sau khi giận, là căng thẳng và mệt mỏi. Sau khi mệt xong thì có thể tay chân dễ bị tê. Tại sao? Vì mệt mỏi tức là đã tiêu hao tinh lực, tay chân tê chính là tuần hoàn không tốt.

Tại sao tôi lại đem điều này nói rõ ràng như vậy? Vì tôi đã từng giận, hơn nữa tôi cũng biết, khi vấn đề của mình thường hay xảy ra thì cũng tương thông với những vấn đề của người khác. Ngược lại với vấn đề của người khác, bạn cũng có thể tìm được đáp án trên chính bản thân mình. Cho nên về phương diện này thì lý giải của đông tây y là giống nhau, cũng đã được chứng minh bằng khoa học hiện đại. Đó là điều thứ nhất. Nói về nhân.

Nhân từ thì sẽ tốt cho can. Người nhân từ thì can huyết thông suốt, khí mạch sẽ tốt, đương nhiên là trường thọ. Cho nên nói cái cần dưỡng trong dưỡng sinh là dưỡng cho can khí tươi mới không dừng. Chúng ta đều biết Lão Tử có một câu nói là: “Nhân chi sanh dã nhu nhược, kỳ tử dã kiên cường”, sau khi chúng ta giận còn có một biểu hiện nữa là tứ chi cứng đờ, chúng ta quan sát trẻ con, quan sát hiện tượng tự nhiên thì sẽ phát hiện, khi con người càng khỏe mạnh, càng trẻ tuổi, thì gân cốt đều rất mềm mại, tuổi càng cao thì gân cốt sẽ trở nên cứng, tức là căng, căng thẳng, cho nên trong đông y có một câu danh ngôn là: “Cân trường nhất thốn, thọ diên thập niên”, là ý gì vậy? Tức là gân cốt có thể vươn dài, giãn ra rất mềm mại, đặc biệt duỗi dài, có tính co giãn, đó gọi là trường nhất thốn, thì thọ mạng của người này sẽ có thể sống thêm 10 năm. Ngược lại, nếu như gân ngắn 1 thốn thì sẽ giảm thọ 10 năm, chúng ta phản tỉnh một chút, nếu một người thường hay giận dữ, thì kinh lạc của họ sẽ bị ứ trở, sẽ thu ngắn lại, thời gian dài thì sẽ tổn giảm thọ mạng của họ, cách tổn giảm thế nào? Là sẽ dẫn đến các loại bệnh hiểm nghèo. Cho nên có rất nhiều cách thức gây ra bệnh hiểm nghèo.

Trong đông y điều đáng sợ nhất là ngũ hành sinh khắc. Cái gì khắc mộc? Là kim khắc mộc. Dưới đây cũng có một bệnh án, là một người giới tính nữ, cô bị chứng xơ gan, trên thực tế là do khí của kim quá thịnh gây nên, đây là điều nhân từ thứ nhất, ứng với ngũ tạng, là thuộc can. Tâm thái tương ứng là nhân từ bác ái. Ngược lại nếu một người thường hay giận dữ cũng sẽ dẫn đến bệnh như vậy.

II. NGHĨA.

Chúng ta đều biết: ‘Nghĩa’ là muốn chỉ cho nghĩa vụ, trách nhiệm và đạo nghĩa của một con người. Nó ứng với ngũ hành là thuộc kim. Ứng với ngũ tạng là thuộc phế. Ví dụ một người phế khí không đầy đủ, chúng ta suy ra họ về mặt nghĩa sẽ có vấn đề. Bản thân tôi là một ví dụ rất hay.

Tôi trước đây khi còn học trung học vì không chú ý nâng cao phương diện hiếu đạo, cho nên bệnh viêm mũi của tôi lúc nào cũng rất nghiêm trọng, đến nỗi cứ mỗi tối thường hay hỉ mũi, dùng giấy nhiều không biết bao nhiêu mà kể, chúng ta đều biết phế khai khiếu ở mũi. Mũi có vấn đề, chứng tỏ phế chúng ta có vấn đề, tương ứng với phế có vấn đề là phương diện nghĩa ta làm không tốt. Tại sao nói như vậy? Vì trong nghĩa vụ thì nghĩa vụ đầu tiên chính là hiếu dưỡng cha mẹ, hiếu dưỡng cha mẹ làm không tốt thì phương diện này không viên mãn, sau đó tôi phản tỉnh mình, thấy bệnh này của tôi từ khi lên đại học năm thứ 3, thứ tư thì hết, tại sao lúc đó khỏi bệnh? Mà không hề điều trị. Lúc đó tôi vẫn chưa biết kê đơn thuốc, tại sao khỏi bệnh vậy? Vì tôi càng học y càng cảm thấy nỗi khó chịu, đau khổ của bệnh nhân. Khi làm việc trong bệnh viện, tôi phát hiện rất nhiều người bệnh khi chết rất đau khổ, khắp người cắm đủ thứ ống, giãy giụa, bất lực, đau khổ lìa xa nhân thế, khi tôi nhìn thấy cảnh tượng này thì trong lòng rất buồn. Tôi liên tưởng trực tiếp đến cha mẹ của mình.

Ban đầu tôi học y là vì cảm thấy thích đông y, nhưng sau đó không thích vậy nữa. Khi tôi học đại học đến năm thứ 3 thứ 4 tôi mới ý thức được. Tôi dứt khoát không thể để cha mẹ mình rời xa cõi đời như vậy. Hơn nữa tôi không muốn cha mẹ mình vào bệnh viện, đặc biệt là làm những chuyện phẩu thuật, tôi không muốn họ như vậy. Vì đông y có cách để cho người già không bệnh mà chết, để cơ thể của họ lìa xa nhân thế một cách rất tự nhiên. Nếu như một người khí huyết không điều hòa, thì có thể thông qua các phương diện thuốc là điều chỉnh tốt, để họ khỏi phải vào bệnh viện, có thể khiến họ có được giây phút an nghỉ rất tốt. Lúc đó tôi liền nghĩ, tôi mong sau khi học y xong, tôi sẽ không để cha mẹ tôi vào bệnh viện. Tự bản thân tôi hầu hạ họ tại nhà.

Kết quả từ năm 2002, sau khi tôi học xong y khoa cơ bản, mãi đến năm 2009, thì cha mẹ tôi cũng không đi vào bệnh viện nữa, vả lại không hề uống một viên thuốc nào, khi cha mẹ tôi không khỏe tôi đều tự giải quyết hết, hoặc là dùng đông dược điều hòa cơ thể, đẩy tất cả các thứ như; phong, hàn, thử, thấp ra ngoài, hoặc là dùng châm cứu, hoặc là dùng xoa bóp, cho nên trước đây tôi về nhà thường hay xoa bóp ấn huyệt cho cha mẹ, tôi cảm thấy đó là sự hưởng thụ to lớn của đời người.

Về sau này, sức khỏe của cha mẹ tôi dần dần mỗi năm mỗi tốt hơn, trước đây do đời sống không tốt nên cha tôi đã bị bệnh tiêu hóa, mỗi khi đến mùa hè là bệnh phát, nhưng đến bây giờ bệnh đã khỏi hẳn, đây là niềm an ủi rất lớn cho việc học y của tôi. Từ sau khi năm thứ 3 thứ 4 học đại học, tôi ý thức được điểm này, thì bệnh viêm mũi của tôi tự nhiên khỏi hẳn, vậy chứng tỏ điều gì? Là chứng tỏ tâm hiếu của con người đã sản sinh thì nghĩa liền xuất hiện, sau khi nghĩa xuất hiện thì phế khí đầy đủ, phế khí đủ thì lỗ mũi nó tự động khỏi, đây là nghĩa. Mặt trái của nghĩa là gì vậy? Chính là quá khích, hành vi quá khích, tôi xin chia xẻ với quí vị một chút, nghĩa tương ứng với tinh, tinh trong văn hóa truyền thống Trung Quốc cổ đại, tinh đại biểu cho việc thu liễm, thuộc phương tây, là mùa thu. Chúng ta đều biết mùa thu là mùa lá rụng, là lúc gió thu xào xạc, thời điểm này cả đất trời chỉ có một sắc khí xơ xác, cho nên nói người có khí của kim quá mạnh thì sát khí cũng rất nặng, cổ nhân gọi là sát khí, dịch qua từ hiện đại là người này đặc biệt thích chọc vào chỗ đau của người khác. Dùng cách nói hiện đại là: “không giúp mà còn bỏ cát vào mắt”. Người có tính cách kiểu này, rất dễ bị bệnh thuộc phương diện hành kim, bị bệnh ở kinh phế. Mọi người đều biết kim thì khắc mộc, giả dụ như người này điều khiển ham muốn, thích bới móc người khác, nếu tập khí này quá nặng, thì thường tổn thương đến can, hơn nữa còn tổn thương rất nặng nề.

Vào tháng 6 năm nay tôi có điều trị cho một bệnh nhân, là một bệnh nhân ở tỉnh Hà Bắc, khi anh đến tìm tôi khám bệnh, anh nói: “Bác sĩ Bành, tôi bị xơ gan thời kỳ đầu”. Chứng xơ gan mọi người đều biết, khi xơ gan phát triển nặng là gây cổ trướng, cổ trướng nặng thêm nữa thì có thể tử vong. Con đường thứ 2 của xơ gan là ung thư gan, thời gian sống còn cũng không quá 10 năm. Anh ta nói:

- “Tôi cảm thấy đời sống của bản thân mình không còn hy vọng nữa, cũng không biết mình sai lầm ở chỗ nào?”.

Tôi nói: - “Bệnh này dùng đông y là có thể trị khỏi. Nhưng điều quan trọng nhất là bản thân anh trước tiên phải đứng dậy”.

Cho nên, thầy thuốc nhiều khi phải giúp bệnh nhân khôi phục lòng tin. Tôi nói: “Bệnh này của anh có thể tự mình trị khỏi, đồng thời tôi sẽ kê đơn thuốc giúp anh, và từ từ anh sẽ khỏi thôi”.

Anh nói: - “Thật vậy không?”.

Tôi nói: - “Việc này là hoàn toàn có thể. Vì dưới cái nhìn của đông y thì chỉ cần tinh khí. Sau khi tinh khí vượt quá mức giảm xuống, thì mạch của can sẽ thông suốt, chứng xơ gan của anh sẽ khỏi. Anh là lãnh đạo của công ty, mà trên gương mặt của anh không hề có nụ cười, không hề có một nụ cười”

Vì chúng tôi vọng văn, vấn, thiết đã lâu rồi nên có kinh nghiệm. Bệnh nhân đến như thế nào thì đại thể đã biết rồi, thông qua ngũ hành vọng chẩn thì biết thôi, không hề có một nụ cười, hơn nữa trong nội tâm lại quá bó buộc, là bị bó buộc.

Anh ta nói: “Đúng như vậy, công nhân của tôi đều nói với tôi là họ rất sợ tôi. Bản thân tôi cảm thấy rằng: mỗi ngày tôi đều dường như bị buộc chặt”.

Tôi nói: - “Vậy chẳng phải anh tự chuốc họa vào thân đó sao? Đây gọi là vận động tạo ra bệnh, tự mình tạo ra bệnh, tâm thái này của anh kéo dài thì sẽ tạo ra bệnh, anh thấy anh đã tạo thành công bệnh rồi đó, tạo ra được xơ gan rồi. Nếu như anh tiếp tục chế tạo tiếp nữa, thì bệnh này sẽ phát triển thành bệnh hiểm nghèo, và sẽ cướp đi mạng sống của anh, vậy là trong ngoài đều mất, không tốt cho bản thân còn khiến người khác thêm khó chịu”.
Anh nói: “thế có biện pháp gì không?”

Thực tế rất đơn giản, tức là người khí của kim quá nặng thì phải luyện tập điều gì? Tức là luyện tập khoan dung và mỉm cười. Tôi liền nói với anh ta:
- “Bắt đầu từ hôm nay anh bắt đầu luyện một nội dung là được rồi, là mỗi ngày phải mỉm cười. Vì con người chỉ cần cười lên, thì khí căng thẳng của toàn thân liền buông lỏng, các tạng khí được giãn ra, khi tạng khí được giãn ra thì bệnh liền khỏi ngay”

Sau khi tôi nói đạo lý này cho anh ta và kê cho anh bài thuốc Tứ Nghịch Tán, để cho can khí được giãn thêm, anh đi về.

Khoảng 2 tuần sau, vì bệnh nhân này là thuộc bệnh nhân tương đối nặng, nên tôi điện thoại cho anh ấy, tôi hỏi anh: “Hiẹân nay thế nào rồi, anh đã uống thuốc chưa?”

Anh nói: “Bác sĩ Bành, nói thật với bác tôi chưa uống thuốc, hiện nay tôi nghe lời bác, mỗi ngày tôi tập mỉm cười để cư xử với người xung quanh, tôi phát hiện những cảm giác có trước đây giờ đã không còn nữa, tức là cảm giác đau ở vùng gan giờ đã hết rồi, hơn nữa đi xét nghiệm chức năng gan ở bệnh viện, thì các chỉ số đều phát triển theo chiều hướng tốt”.

Sau đó anh gởi cho tôi một đoạn thư ngắn, anh nói: “Bác sĩ Bành hôm trước bác chỉ tôi mỉm cười đó, nó cứ lãng vãng trước mắt tôi, mỗi khi gương mặt tôi căng thẳng, uất ức trong lòng thì liền nghĩ đến điều này, mỗi ngày luyện tập. Và lúc đó tôi còn nêu cho anh một bệnh án, người này cũng bị, đó là giám đốc Lý công ty Phi Nê Khắc Tư, trên thực tế, khi người giận dữ, chính là tự treo mình lên xà nhà để đánh, người này mỗi ngày họ tự đánh mình, khi tôi nói với anh ta về bệnh án này, thì không khí căng thẳng của anh lúc đó bỗng hòa dịu xuống liền, tại sao vậy? Một khi ta thấy lại chính mình, thì lúc đó trí tuệ liền mở ra, và rất nhiều vấn đề lần lượt được giải quyết”.

Anh nói tiếp: “Lúc đó, sau khi tôi nêu ra bệnh án này cho anh, thì mỗi tối anh đều nghĩ, nghĩ đi nghĩ lại và tự mỉm cười, anh cảm thấy mỗi ngày anh đều tự đánh đập chính mình, việc gì phải thế! Hơn nữa thường là tự đánh đập chính mình, hoàn toàn không phải người khác đánh đập mình. Sau khi anh ta nghĩ vấn đề này thông rồi, thì khí huyết liền thông, sau đó cơ thể liền khỏe mạnh, đây là bệnh án thứ 2, đây là người khí của kim quá thịnh, khí của kim phát triển thêm nữa, thì đó là bầu không khí buồn thảm, cho nên trong thất tình của đông y nói rằng: “Buồn thì tổn thương phế, nếu một người quá buồn rầu thì sẽ tổn thương phế khí”. Năm ngoái tôi có điều trị cho một bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo, người này khi đến tìm tôi khám bệnh, là bị ung thư phổi thời kỳ cuối, tại sao cô bị như vậy? Theo cách nói của tôi, đó cũng là tạo ra bệnh thành công. Người này nửa năm trước khi tìm đến tôi khám bệnh, thì con gái của cô 25 tuổi bị tai nạn xe mà chết. Kể từ đó ngày nào cô cũng khóc, cô sống gần bờ biển, bên biển có núi, mỗi ngày cô đều leo lên núi, leo lên đỉnh núi, đứng bên vách đá muốn nhảy xuống tự tử, mỗi ngày đều như thế, đến nỗi chồng cô ngày nào cũng phải đi theo giữ cô, trong hoàn cảnh tâm thái như vậy, cuối cùng đã tạo ra bệnh, đây chính là ung thư phổi, khi bệnh nhân này đến tìm tôi khám bệnh, bác sĩ nói với cô, cô chỉ còn sống khoảng 3 tháng nữa, người nhà cô nói rằng cô còn một số chuyện chưa làm xong, hy vọng tôi có thể dùng y thuật giúp cô ta kéo dài thời gian sống, lúc đó tôi cũng nói với cô như vậy, có kéo dài thời gian được hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào cô, tôi đem đạo lý này nói rõ, tức là buồn thì tổn thương phế, vậy làm sao có thể điều trị buồn rầu đây?

Con người thường hay bị sa vào trong tiểu ngã, tức là tiểu của đại tiểu, ngã của tự ngã. Sa vào trong tiểu ngã thì ta dễ bị buồn rầu, rất dễ buồn rầu mà không sao thoát ra được. Con người một khi đi vào đại ngã, thì họ sẽ không buồn rầu mà chuyển thành từ bi. Từ bi có nghĩa là gì? Tức là quan tâm tất cả mọi người một cách vô điều kiện. Tôi bèn gợi ý cho cô, tôi nói”

- “Con của cô đã không còn nữa, cô thử nghĩ xem vai trò cô trong gia đình, không chỉ là một vai trò mà còn rất nhiều vai trò khác, thứ nhất cô là con của cha mẹ cô, cha mẹ của cô đều còn khỏe tuy cô đã 50 tuổi. Thứ 2 cô còn là người vợ của chồng mình, thứ 3 trong xã hội cô còn là nhân viên của công ty. Ngoài ra cô còn là người mẹ, hiện tại cô chỉ rơi vào trong cái vòng nhỏ là làm mẹ này, cô hoàn toàn không thoát ra được cái vòng này, khi cô thử nghĩ mình còn những nghĩa vụ khác, thì cô sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi chỗ này thôi. Cô nói đúng vậy! Chồng của cô cũng rất ủng hộ cô, gia đình cô đã nhận nuôi một bé mồ côi, là một bé sơ sinh bị bỏ rơi, một bé gái nhỏ, giúp cô mở rộng tấm lòng, người bệnh từ khi nhận nuôi bé gái nhỏ này, tâm trạng mỗi ngày cũng chuyển tốt hơn, nhưng cuối cùng cũng chỉ kéo dài sự sống thêm được 5 tháng, vốn dĩ dự đoán khoảng 3 tháng thì qua đời, nhưng kéo dài đến 8 tháng sau, mãi đến lần trước tôi đi Sơn Đông, là gặp được cô lần cuối, và cuối cùng cô cũng qua đời. Đây cũng là một gợi ý rất hay, tức là thông qua việc nhận nuôi bé gái, đã mở rộng tình thương của mình, đồng thời ý thức được bản thân mình còn có những trách nhiệm khác, cũng không đến nỗi sa vào vòng tiểu ngã. Lòng mình vừa mở ra thì khí cũng theo đó mà thay đổi, một khi khí thay đổi, thì bệnh tật ngoại hình cơ thể cũng sẽ được thư thả. Cuối cùng bệnh nhân này do 2 lần dùng hóa trị, khiến niêm mạc bị tổn thương rất nghiêm trọng, ăn cơm như lời của cô ta nói là giống như nhai sáp, là ăn bất kỳ món gì cũng giống như ăn xác cây vậy. Đường tiêu hóa tổn thương rất nghiêm trọng, sau đó khi tôi gặp lại cô lần cuối cùng, thì người chỉ còn da bọc xương. Dưới cái nhìn của đông y, tức là tỳ vị khí rất yếu, điều này trên thực tế là tổn thương đến tỳ vị, cuối cùng cô chỉ sống kéo dài thêm được 5 tháng. Nhưng chúng ta cũng tổng kết được một điểm từ trong bệnh án này, là sự buồn rầu của chúng ta, thực tế tất cả những tâm trạng này, chung quy tóm lại cuối cùng vẫn là tiểu ngã, tức là vượt không qua được chữ “ngã”, một khi bạn vượt qua được, thì bạn sẽ phát hiện thân thể này cũng nhanh chóng theo đó mà thay đổi, đây là phương diện thứ 2.

( Còn tiếp )

 

[ Quay lại ]