headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 25/04/2024 - Ngày 17 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

ĐÊM SAY

Thế Du   

Một ngày đã trôi qua …

Mình nhận biết điều này khi choàng tỉnh giấc, nhìn đồng hồ 21 giờ 30 phút tối. Hơi mưa lành lạnh len qua cửa sổ chèn kín căn phòng trọ vắng. Norah Jones đang dịu dàng với bài Come away with me. Bỗng chợt mỉm cười khi có 1 ý nghĩ vu vơ thoáng qua trong đầu : Liệu có ai muốn đi bên mình một ngày trời đầy mây trên cánh đồng, để những chiếc lá cỏ vàng cọ vào chân, nghe gió ru tóc rối mùi oải hương nhẹ nhàng?

Xem tiếp...

NẾM KHỔ

  Đại sư Thánh Nghiêm - HạnH Đoan dịch

Một Thiền sư vĩ đại, nếu chẳng nỗ lực tinh tấn và trải qua cảnh nghèo thiếu vật chất thì không thể thành tựu. Tôi ban sơ xuất gia ở tự viện Ban Sơn, nơi có nhiều Phật tử hộ trì, cho nên đời sống tại đó rất đầy đủ. Dù vậy, các chú tiểu bắt buộc phải trải qua ba năm mài luyện, phải học tập và làm thông thạo các việc giống phụ nữ như: nấu nướng, may dệt, quét dọn, trồng tỉa v.v…

Xem tiếp...

KHÔNG NGẠI CHỖ Ở KHÓ KHĂN

Đại Sư Tinh Vân Chí Hải dịch

Mọi người thường hay nghĩ rằng xuất gia là để được an nhàn, để thọ nhận sự thoải mái, vì thế nên tìm cho mình một nơi ở thật tốt, thật bình yên. Sự suy nghĩ trên thật là sai lầm!

Việc đầu tiên của người xuất gia là học tập dâng tặng, học tập chịu đựng gian khổ, tập sống những nơi có sinh hoạt khó khăn. Nếu không ra sức trồng trọt thì làm sao có được mùa thu hoạch? Có những việc phải khác với thế tục thường tình. Không ý thức được điều này thì có thể cửa thiền là chỗ ở không an. Vì tất cả cảnh giới Phật chế ra nhằm giúp cho ta có ý chí tu học vượt khó, thành tựu được đạo nghiệp rồi thì chỗ nào cũng là nơi an trụ.

Xem tiếp...

Những Lời Kim Cương

Vô Thường

Có một ông già khoãng sáu bảy chục tuổi, hay đi dạo vào buổi sáng. Một lần tình cờ ông đi ngang qua một túp lều, ông đã nghe người mẹ đánh thức đứa con : DẬY ĐI, CON ĐÃ NGỦ ĐỦ LÂU RỒI. ĐÊM ĐÃ HẾT. MẶT TRỜI ĐÃ LÊN.

Những lời ấy thật bình thường, nhưng bỗng ông đứng chựng lại. Trái tim ông như bị bắn trúng bởi mũi tên. Có lẽ đó là một buổi sáng yên bình, gió thổi nhè nhẹ mát dịu và bầu trời thì trong lành, vài cụm mây trắng trôi, vài tiếng chim se sẻ gọi nhau. Nhưng từ đấy, ông già không trở về nhà nữa.Nghe tin, người nhà túa đi tìm ông.

Xem tiếp...

HUÂN TẬP

Chân Hiền Tâm 

Mùi lông não cứ bay thoang thoảng khắp người …

Tủ áo quần bị gián vào nên phải bỏ vào đó mấy viên lông nào. Thế là đống áo quần bị nó huân tập, mặc cái nào vào cũng đầy mùi lông não. Huân tập, từ này được dùng rất nhiều trong Phật pháp, nhưng vì là từ chuyên môn nên ngoài đời mình ít được nghe. Tuy ngữ từ là riêng của Phật học, nhưng ý nghĩa và tác dụng của nó thì không xa lạ với cuộc sống thường nhật của mình. Phật pháp đâu lìa dòng đời mà xa lạ.

Xem tiếp...

KHÔNG CÓ LÒNG TỪ HỮU TÌNH

Hòa thượng Tinh Vân - Đạt ma Chí Hải dịch

Chúng sinh thường có lòng từ với người mà ta yêu thương, gọi là hữu tình với mình. Vì họ cho rằng đối với người họ yêu thương đã có mối nhân duyên với nhau, tức là có đối tượng, có hiện hữu, có cái thuộc về ta, có đối đãi. Ví như trong tình yêu lứa đôi chẳng hạn, người ấy là lẽ sống của đời ta, người ấy phải là sở hữu của riêng ta. Con cái của họ cũng vậy, tình yêu họ dành cho con cái cũng là của họ, nhất thiết người con đó phải là sở hữu của họ. Tình thương yêu đó chỉ dành cho những người nào được xem là của riêng họ, tình yêu đó có tính toán, có trói buộc, có phân biệt … Đó là “hữu tình”. Lòng yêu thương này thường hay che mờ trí tuệ của chúng ta, khiến chúng ta không thể thoát ly sanh tử.

Xem tiếp...

CÔNG ĐỨC CÚNG DƯỜNG

Chân Hiền Tâm    

I. Cúng dường thế nào là đúng pháp?

Trong một lần tiếp xúc với bạn hữu, có người đã đặt vấn đề: “Phật dạy ‘Y pháp bất y nhân’, nhưng trong việc cúng dường, làm sao có thể cúng dường cho một vị mà mình đã thấy vị ấy phạm nhiều lỗi, mà lỗi nặng nhất là vướng vào ái dục?”.

Một vấn đề không thể không mổ xẻ.

Xem tiếp...

CỦA CẢI VẬT CHẤT LÀM HỦY HOẠI LÒNG TRONG SÁNG.

Chơn Hiền  

Nghe điều ấy hình như nghịch lý, nhưng sự thật gia cảnh người bạn thân của  tôi đang rơi vào tình trạng nầy. Chị ấy giờ đang sống trong não phiền bất tận.Chị kể lúc mẹ con chị còn sống ở quê nhà, tuy thiếu thốn vật chất nhưng không khí gia đạo yên vui,. Gạo cơm phải chạy ăn từng bửa mà nhà đầy ắp niềm vui; Còn bây giờ no ấm mà không khí gia đình nặng nề khó thở, tòan là chia rẽ và thù ghét. Khi xem một chuyện phim tả cảnh tìm được kho tàng thì người đạo diển cũng dàn dựng lên họat cảnh đấu đá giết hại nhau, chưa bao giờ có cảnh ở chỗ kho tàng mà hòa thuận vui vẻ,. Hèn gì các bậc chân tu sợ ở cõi trời, vui hưởng nhàn hạ quên tu mà rớt vào địa ngục.

Xem tiếp...

KHÔNG TÍNH CÔNG TRONG LÀM VIỆC

Hòa thượng Tinh Vân- Đạt ma Chí Hải dịch  

Có một số người làm công tác xã hội, thường mong mọi người biết đến để được tôn vinh, được nổi tiếng. Riêng người xuất gia khi làm việc, chỉ cần biết: “Nên làm việc gì? Và việc gì không nên làm? Việc làm ấy có liên quan tới Phật pháp hay không?” Khi làm Phật sự thì không mong cầu được tán dương công đức, không cần tính công, không cần khen ngợi hay cảm tạ. Đó là việc làm vô ngã, mà vô ngã chính là Niết-bàn.

Xem tiếp...

TRUNG THU XA XỨ

Chơn Hiền 

Con đi ngang gian hàng bánh kẹo, con có cảm tình nhất là hình dạng của những chiếc kẹo có cáng, đó là món kẹo cây làm bằng đường và tinh chất của đủ lọai trái cây; Vị chua chua ngọt ngọt của nó còn hấp dẫn con tới bây giờ.

Chúng được khoát lên mình bằng những tấm áo giấy bóng đủ màu sặc sỡ nên hồi ấy có thèm cho lắm, con cũng để dành ngắm chán mới dám ăn.Thời thơ ấu mấy chị em của con làm gì có bánh trung thu để ăn, xóm con ai cũng nghèo lắm ,có gạo ăn với muối là vui rồi không ai dám nghỉ đến bánh trái, mà món bánh trung thu tới giờ vẫn thuộc vào loại bánh cao cấp.

Xem tiếp...

Thư trả lời LÝ HÁN LÃO của thiền sư Đại Huệ - Định Huệ dịch  

Phụ thư hỏi

Gần đây tôi có duyên được gõ cửa thất Ngài để mong được kích phát chỗ tối tăm trì trệ, bỗng có chỗ tỉnh ngộ để vào.

Tôi tự cảm thấy căn mình ám độn, một đời học hiểu đều rơi vào tình kiến, buông cái này bắt cái kia, như mặc áo cũ rách đi trong đám cỏ gai bị dính mắc. Ngày nay, nhân một tiếng cười mà được cởi gỡ. Thật may mắn xiết bao! Nếu chẳng phải bậc đại tông tượng rủ lòng từ bi khai thị thì làm gì tôi được như thế.

Xem tiếp...