headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 24/12/2024 - Ngày 24 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Độc dược của các bậc tiên đức

Trích lời dạy của thiền sư Bạch Ẩn - (Trong Bạch Ẩn Huệ Hạc – bản dịch của Thuần Bạch)

Thưở xưa có chị em Thất hiền nữ dạo qua thi lâm Rajagriha ở Ấn độ.

Một cô chỉ tử thi bảo các cô kia :

- Thây ở đây mà người ở đâu?

Các cô khác hỏi :

- Cái gì? Chị nói cái gì? 

Nghe đến đây cả bảy chị em đều chứng ngộ.

Vua trời Đế Thích rải mưa hoa và nói:

- Các thánh nữ cần vật gì xin cho biết, tôi sẽ cúng dường.

Ngày nay các thiền sinh tắc trách không hiểu nổi câu chuyện này.

Nếu chúng ta cho rằng ngôn ngữ không có giá trị thì sự chứng ngộ của bảy hiền nữ khi xưa không phải là thật. Nếu không thật, sao vua trời lại thưa lên như vậy?

Một thiên nữ trả lời:

- Chúng tôi không ai thiếu tứ vật dụng. Chúng tôi có đầy đủ bảy báu. Nhưng có ba vật chúng tôi cần :

1.      Cây không rễ .

2.      Đất không sáng không tối.

3.      Khe núi không tiếng vang.

Đế Thích bảo :

- Ba vật trên tôi không có, xin thánh nữ đòi món khác, tôi vui mừng được cúng dường.

Hiền nữ trả lời :

- Nếu ông không có ba thứ đó, sao ông muốn độ người khác?

Cuối cùng Đế Thích và bảy hiền nữ đến gặp Phật.

Ông có nghe bảy hiền nữ nói không? Nếu ông không có ba thứ đó, sao ông lại muốn độ người khác?”. Hãy so sánh chuyện này với học nhân thời nay, khúm núm, run rẩy, lo sợ khi có ai đến gặp với đôi chút độc dược. Thật cao quí thay những bậc hiền nữ này! Như vương miện so với chiếc giày cũ rích cũng không cao quí hơn.

Thiền tăng các ông hãy dấn thân tu tập với một bầu nhiệt huyết. Hãy vượt qua khó khăn lớn lao, chịu đựng cực khổ vô song khi ông đào sâu vào đáy thẳm bí ẩn của thiền. Không phải thế sao khi chính ông mong rằng ngày sau làm việc đại sự mang lại lợi ích là độ thoát chúng sinh? Còn ông, ông có nghĩ là mình đang thiếu xót nếu không có ba vật trên chăng?               

Đức Phật, khi biết có Đế Thích đến liền bảo :

- Đế Thích, về việc này không một A la hán nào trong hội chúng ta biết chút manh mối. Chỉ có hàng đại Bồ tát mới hội được.

Tại sao đức Phật lại nói như thế thay vì run rẩy sợ hãi? Hay ông cho rằng Phật không biết trong lời nói của hiền nữ có độc dược?

Hãy cố tìm ý Phật muốn nói chỗ này. Ông có thấy Phật mong Đế Thích nhận ra chân nghĩa trong lời nói của hiền nữ? Muốn Đế Thích trực tiếp qua khỏi những bước tiệm ngộ của Tứ quá trong Tam thừa mà đến ngay quả vị đại Bồ tát?

Phật bảo :

- Ta có chánh pháp nhãn tảng niết bàn diệu tâm pháp môn thực tướng vô tướng, nay truyền cho Ca Diếp.

Lời dạy này của đức Phật phần đông đều hiểu sai. Trong nhiều năm ta học đạo với Chánh Thọ, thầy giao ta tham công án và thúc đẩy ta săn đuổi liên tục. Đáp án nào thốt ra, ta đều bị ăn một trận mây gậy. Xin đội ơn thầy, vì nhờ đó ta đã bùng vỡ và tìm đuợc câu trả lời, nhưng thật ra ta chưa đến nơi. Ta giống như người còn ở ngoài khơi nhìn thấy cội cây xa trên bờ.

Ta xuất gia theo Phật năm lên 14. Mới một năm ta đã nản lòng. Đầu cạo láng, đắp chiếc hắc y nhưng ta không thấy dấu hiệu diệu dụng nào của Phật pháp. Có lần ta nghe nói kinh Pháp Hoa là vua của các kinh, chứa đựng yếu chỉ của tất cả chư Phật. Ta có được một quyển và nghiền

Ta không quan tâm đến kinh Pháp Hoa một thời gian. Thời gian này, ta sống đời tu sĩ trong một ngôi chùa nhỏ. Năm ta 40 tuổi, ở lứa tuổi không còn hoang mang và nghi ngại nữa, một ngẫm đọc. Đọc xong, ta xếp kinh lại, thở dài và nghĩ rằng: “Chẳng có gì khác về những mẫu chuyện nhân quả”. Thực vậy, kinh nói “Chỉ có Nhất thừa” và là “Sự an bình bất biến không duyên sinh của các pháp”. Như Lâm Tế đã nói: “Chỉ là toa thuốc bằng lời trị bệnh thế gian”. Ta không tìm được điều muốn tìm.

Ta thất vọng rất nhiều ! đêm ta quyết định xem lại kinh Pháp Hoa. Ta mang chiếc đèn duy nhất của mình ra, bật nút và bắt đầu đọc lại lần nữa. Đọc đến chương ba, phẩm Ẩn Dụ, ngay lúc đó, mọi thắc mắc hồ nghi trong tâm biến mất. Thật đột ngột!

Lý do vì sao kinh Pháp Hoa là vua trong các kinh, giờ đây bừng dậy trong ta như người mù được sáng. Nước mắt ta bắt đầu nhỏ giọt trên mặt như hai hàng chuỗi. Một tiếng hét to vô tình phát ra từ đáy thẳm sinh mạng và ta bắt đầu khóc không dừng được. Như ta đã từng nói, ta biết chắc không nghi rằng điều ta chứng nhận qua những lần đạt ngộ, điều ta nắm được qua những công án đã tham, tất cả hoàn toàn sai lầm. Rốt cuộc ta thấu được tận nguồn hoạt dụng của sự giác ngộ và tự tại toát ra từ cuộc sống bình nhật của thầy Chánh Thọ. Ta cũng biết được không nghi đầu lưỡi từ kim khẩu của đức Thế Tôn uốn chuyển hoàn toàn tự tại vô ngại. Ta nhận ra mình thật xứng đáng ăn ba mươi gậy, y như Lâm Tế.

Khi xưa A Nan hỏi Ca Diếp :

- Ngoài y kim lan, Thế Tôn đã truyền cho ngài pháp gì?

Ca Diếp bảo :

- A nan hãy xô ngã cột phướng !

Hội được lời của Ca Diếp thật khó vô cùng ! Lời này như thể chọi đá nháng lửa, khiến bậc thánh trong tam thừa phải run sợ, hàng Tứ quả phải khiếp đảm. Trong khi hạng tăng ni trọc ở trong chùa thời nay chỉ biết nói dong nói dài cái hiểu của mình : “Cây phướng trước cổng chùa khi dựng lên là báo tin có thuyết pháp, tượng trưng cho lý đạo cứu cánh. Hạ cây phướng có nghĩa là việc lớn đã xong”. Đây là một điển hình thật hay. Một kiểu hiểu biết thường tình từ những bộ óc mê lầm. Giống như người mù cố phân biệt màu sắc.

Câu mà Sơ tổ Bồ đề Đạt Ma nói: “Ngoài dứt các duyên, trong không nghĩ tưởng” cũng được giải thích thường tình theo lý luận phân biệt.                      

Cuối đời, khi một đệ tử hỏi:

- Thầy sắp rời chúng con, khi nào sẽ trở lại?”.

Lục Tuệ Huệ Năng đã đáp: 

- Lá rụng về cội, trở lại không hẹn.

Thật khủng khiếp! Một hố thẳm không đáy, rộng mười ngàn dặm, chứa đầy một biển khói đen dày đặc. Ở đây trời và ma không hy vọng sống xót. Cả thế gian thực sự là mắt sen xanh của thiền tăng. Chúng ta cẩn trọng, nhớ ném cát vào.

Bọn ngu làm như giỏi, ngày nay đang có thế lực, đã tuyên bố một cách tự mãn rằng: “ Cội cây chỉ cho sinh quán của Lục Tổ là Tân Châu. Cái im lặng của lá chỉ cho bản nhiên thanh tịnh, không đến không đi, không trong không ngoài”. Ôi bình luận mù tịt! Hiểu biết bại hoại! Ta bị đau bụng mỗi lần đọc hay nghe  những lời nhảm nhí thế ấy. Thật buồn nôn!

Đệ tử hỏi Lục Tổ :

- Ai được Tổ truyền pháp?

Lục Tổ đáp:

- Lấy lưới mà trùm lên núi Đại lãnh.

Lông chim Chen! Gan sói ! Đầu mèo ! Đàm dãi chồn tinh ! Tất cả được hầm nấu trong cái nồi lớn và ném ngay dưới mũi ông. Làm thế nào cắn răng vào đó được? Không một ai dám bảo Lục Tổ miệng không chứa độc dược.

Đại sư Nam Nhạc nói: “Thí như trâu kéo xe, xe không chạy thì đánh xe là phải hay đánh trâu là phải?”.

Lời của Nam Nhạc cũng chứa tòan độc dược. Song hạng người chú giải ngày nay lý luận mê lầm rằng: “Xe chỉ cho thân và khí. Trâu chỉ cho cái trung gian, không phải thân cũng không phải khí”. Nghe qua thật kêu !

Khi họ nghe Mã Tổ nói: “Nhật diện Phật. Nguyệt diện Phật. Họ giải thích rằng: “Thân của người nào chói sáng tinh tế trước đó, bây giờ là bắt đầu mọi thứ tâm bệnh”. Và họ mong ông nuốt chững câu đó.

 Nếu ông cứ giải thích thường tình theo kiểu như thế, nhồi nắn với cơm ngon rồi trét dưới gốc cây cả ngàn ngày, cũng chẳng có con quạ nào bay ngang để nhìn lần thứ hai.  

        

[ Quay lại ]