headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 05/12/2024 - Ngày 5 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Nhạc Lễ Cổ Truyền

 NHẠC LỄ CỔ TRUYỀN MỘT BỘ MÔN NGHỆ THUẬT
  MỘT PHƯƠNG TIỆN HÀNH ĐẠO
 MỘT DẤU ẤN VĂN HOÁ CỦA TAM GIÁO PHẬT-LÃO-NHO


Tiến sĩ Thích Huệ Khai

Một xã hội phát triển mạnh mẽ và bền bỉ lâu dài là một trong hai điều kiện không thể thiếu, đó là vật chất và tinh thần.

Nhạc lễ là một trong những món ăn tinh thần mà đời sống tâm linh con người cần phải có. Vì thiếu nhạc thì đời sống khô khan, đơn điệu; thiếu lễ thì xã hội hỗn loạn, mất đạo đức. Chính vì vậy, nhạc lễ giúp cho cuộc sống xã hội thanh cao và thánh thiện hơn. Do đó, lễ nhạc các tôn giáo cần phải gìn giữ và phát huy, nhất là nhạc lễ Phật giáo.
1. Truyền thống nhạc lễ Phật giáo Việt nam:
a. Nhạc lễ Phật giáo Việt nam ảnh hưởng nhạc lễ Phật giáo Ấn Độ:
Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ III (tr TL) . Trong những thông tin của Mâu Tử và Sĩ Nhiếp cho chúng ta thấy âm nhạc Phật giáo xuất hiện trước cuộc chiến tranh Hoa-Việt năm 39-43 (sTL) . Như vậy, nhạc lễ Phật giáo Việt nam ảnh hưởng nhạc lễ Ấn Độ rất sớm.
Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài cho phép hàng để tử tại gia ca múa, đánh đàn, thổi sáo, tấu nhạc để tỏ lòng cung kính cúng dường Tam bảo. Mặc dù trong luật Đức Phật cấm các Tỳ kheo nghe âm nhạc…..nhưng gặp duyên phải dùng âm nhạc để độ sinh thì Đức Phật cũng đại khai phương tiện, như trong Căn bản Tạp sự, quyển 38, có viết: “Đức Thế Tôn vì muốn độ nhạc thần Càn thát bà vương Thiện Aùi, Ngài lên trời tấu đàn không hầu lưu ly ngàn dây.” Khi Phật giáo đại thừa phát triển cũng vì phương tiện độ sinh nên Bồ tát Mã Minh và Bồ tát Long Thọ công khai đưa nhạc lễ vào tự viện sinh hoạt. Ngài Mã Minh tự mình thỉnh chuông, đánh trống, hoà nhịp cùng đàn sáo, để diễn thuyết yếu nghĩa Phật pháp và độ được 500 vị vương tử xuất gia; Bồ tát Long Thọ, khi trở về Nam Ấn Độ, Ngài xây dựng một tu viện lớn, trên một hòn đảo nhỏ tại vùng này và chung quang tu viện Ngài xây dựng thêm một nhạc viện và một y viện. Nơi đây đã ảnh hướng uy tín của Ngài nên vùng này được lấy tên là Magajuna (Long Thọ). Với nềân nhạc lễ đồ sộ của Phật giáo đại thừa tại Ấn Độ như vậy, hơn nữa phần lớn Phật giáo Việt nam ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo đại thừa, cho nên chăùc chắn lễ nhạc Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng đến lễ nhạc Phật giáo Việt nam không nhỏ. Chúng ta thấy, ngày xưa khi thỉnh một vị pháp sư đăng đàn thuyết pháp, phải có nghi thức trang nghiêm, lễ nhạc cung thỉnh pháp sư đăng pháp toà và cung thỉnh xuống pháp toà sau thời thuyết pháp. Trong nhạc lễ đó có rất nhiều nhạc cụ, nhất là tiếng thổi ốc du dương theo điệu nhạc. Nhạc lễ này cũng tương tợ như thời Đức Phật còn tại thế, sau khi Ngài giảng pháp xong thì chư thiên dùng nhạc trời và rải hoa tán thán công đức và tri ân Ngài. Phật tử tại gia thì đánh đàn, thổi sáo, thổi ốc, tấu nhạc để tỏ lòng cung kính tri ân và cúng dường Ngài. Trong kinh Du Hành, số 2, kinh Trường A Hàm, cũng có tường thuật lại nghi thức và nhạc lễ của chư thiên và phật tử trong cuộc lễ di chuyển kim quan của Đức Thế Tôn đến nơi trà tỳ và đến khi thỉnh Xá lợi Đức Phật tôn thờ. Như vậy, nhạc lễ Phật giáo có rất sớm và Phật giáo Việt nam ảnh hưởng nhạc lễ Phật giáo Ấn Độ rất lớn lao.
b. Nhạc lễ Phật giáo Việt nam ảnh hưởng nhạc lễ Phật giáo Trung Quốc:
Vào khoảng năm 67 Tây lịch, Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc. Lúc bây giờ Trung Quốc có những tôn giáo lớn, nhất là Khổng giáo đã truyền dạy kinh Lễ, kinh Nhạc cho giai cấp quý tộc thành một hệ thống hoàn chỉnh. Khi các vị Tổ sư Phật giáo Ấn Độ truyền đạo sang Trung Quốc, các Ngài đã vận dụng nền văn hoá sản có của Trung Quốc, như thơ ca, nhạc điệu của hai bộ lễ, nhạc trên, chuyển hoá thành của mình. Nghĩa là các Ngài rút những bài kệ trong tam tạng và phổ thành nhạc điệu cổ điển của phương Đông. Sáng chế những nghi thức để làm tăng thêm sự trang nghiêm trong những lễ hội Phật giáo. Từ đó bắt đầu chế ra lễ phục, như y hồng, áo hậu, mão hiệp chưởng, tỳ lư… và nhạc cụ, như chuông, mỏ, kích tử (khánh) linh (tang), đẩu (tiêu cảnh), ống tiêu, ống sáo, đàn bầu, đàn cò (đàn nhị), .v.v…Hiện nay các nhà nghiên cứu nhạc Trung Quốc đã sưu tầm được 50 quyển, gồm nhạc Phật giáo cổ và hiện đại. Bộ sưu tầm này được chia thành hai loại lễ nhạc và âm nhạc Phật giáo. Người Trung Hoa đang đẩy mạnh phong trào phát triển nhạc lễ Trung Quốc, như Hoà Thượng Tinh Vân, chủ trương đưa yêu tố âm nhạc phương Tây vào lễ nhạc Phật giáo để làn âm nhạc Phật giáo sinh động và phù hợp với lớp trẻ hơn. Hoà Thượng Tinh Vân đã thành công. Vì Hoà Thượng đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn âm nhạc Phật giáo ở trong nước và nước ngoài, như Hồng Kông, Nhật Bản, Châu Âu và Đông Nam Châu Á… Đặc biệt có nhiều album âm nhạc Phật giáo đang phát hành, nhất là album Đại Bi Chú và Lục Độ Mẫu Tâm Chú đã đạt giải nghệ thuật.
Dân tộc Việt nam đã ảnh hưởng hai nền văn hoá lớn Ấn – Hoa rất lâu đời, nhất là văn hoá Trung Hoa. Cho nên nhạc lễ Phật giáo phần lớn tương đồng Trung Hoa, như lễ phục và nhạc cụ. Nhưng dân tộc chúng ta tiếp thu biết chọn lọc và chuyển sang thành nét đặc thù riêng của mình. Điều đó được chứng minh phần 2 sau đây.
2. Những nét đặc thù trong nhạc lễ Phật giáo Việt nam:
Người dân Việt vốn dĩ chất phác hiền lành, hiếu học và cầu tiến nên khi tiếp xúc nền giáo lý trong sáng và tinh thần từ bi của Phật giáo, họ đón nhận nhẹ nhàng và rất nhanh. Chính vì vậy, văn hoá Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa dễ dàng hoà nhập vào văn hoá dân tộc Việt và trở thành đặc thù văn hoá Phật giáo Việt nam. Ngoài hai làn văn hoá lớn ở trên, chúng ta còn tiếp thu văn hoá tạp tục người Champa, Chân Lạp, Khrme…cho nên nhạc lễ Phật giáo Việt nam rất đa dạng. Dựa vào địa lý, phong tục của mỗi vùng , có những phong tục tạp quán riêng, từ đó có thể tạm phân ba nét đặc trưng của ba miền Bắc, Trung, Nam.
Miền Bắc, núi cao hùng vĩ, rừng rú bí ẩn, nên nhạc lễ vùng này có gì đó huyền bí, nghệ thuật cũng mang tính cách thần linh, chẳng hạn như nền nghệ thuật Tiên Sơn tỉnh Hà Bắc, đã xuấât hiện vào thế kỷ thứ V . Vì nơi đây đã phát hiện những bệ đá, ở giữa có khắc một hình lá bồ đề và có hoa sen ở trung tâm, có hình 10 nhạc công hộ hai bên, mỗi bên 5 người đang dùng nhạc khí. Nghệ thuật điêu khắc những hình nhạc công giống như những vị nhạc thần (Garuda) Ấn Độ. Mặc dù miền Bắc ảnh hưởng rất nhiều văn hoá Trung Hoa nhưng chịu chia phối văn hoá Ấn Độ cũng không ít, lại thêm địa hình phong thuỷ huyền bí như thế, nên nhạc lễ miền Bắc mang phong cách thần linh, lời ca tán tụng vịnh véo von như chim hót, giọng điệu trong trẻo, cao vút như ngọn núi tận trời xanh.
Miền Trung, núi không cao, sông không sâu nhưng lại nối dài, cho nên giọng điệu trầm trầm nối nhịp liền nhau, những âm thanh nhạc cụ đưa hơi theo rất nhẹ nhàng, chẳng hạn đánh tang hay lắc linh rất khẻ, làm cho người nghe thiền vị. Hơn nữa đây là đất Thần Kinh cho nên nhạc lễ rất cầu kỳ, nhạc cụ rất đẹp, như cái tang (cái đẩu) có đế và tay cầm, khi hai vị thủ vĩ cầm để ngay ngực trang nghiêm, lễ phục theo truyền thống quý tộc trông thật nguy nghi.
Miền Nam bộ, sống được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hoà, đồng lúa và sông nước mênh mông vả lại ảnh hưởng văn hoá Khrme và người Minh Hương, nên con người chất phác hiền lành, nhưng cá tính bộc trực. Vì có lúc họ phải sống nơi bùn sình lầy lội, cuộc sống của họ cũng phải đối đầu với thú dữ, cá sấu và những cơn sóng hãi hùng nơi sông lớn, biển khơi để tìm sự sốâng. Chính vì vậy, nhạc lễ của miền Tây Nam bộ cũng ảnh hưởng theo. Lễ, thường là đơn giản, nhưng đơn giản theo tính cách miềân sông nước, chứ không mất tính chất trang nghiêm, tôn kính thiêng liêng của lễ hội; nhạc thì có lúc nhặc lúc thưa, như bài đẩu năm (đẩu thuận), khi học rất đơn giản (2 roi nhặt, 3 roi thưa), nhưng khi ra roi rất mắc. Bạc thét cũng vậy, khi mới học là chen chen chen sải (1234). Bạc dẫn cũng thế, là chen sải chen, chen chen sải chen sải chen sải, nhưng có lúc sóc bạc là chen sải chen sải, chen chen sải chen sải chen sải. Vào bài trống dẫn này cũng nghe rất nhẹ nhàng và thảnh thơi, rờn rờn rờn, rờn-rờn và khi kết thúc bài trống này là tán cắt cắt tán cắt, cắt tán cắt tán, cắt rà rụt. Và có rất nhiều điệu tán, như tán thiền, tán dẫn, tấu mã, tán trạo…..Cho nên chúng ta thấy từng roi đẩu, roi trống, điệu tán… lúc nhặt lúc thưa, lúc khó lúc dễ cũng là nhằm phản ảnh vùng sông nước này, như sông, như biển có lúc êm lặng rất thơ mộng, nhưng cũng có lúc cuồng phong sóng lớn dữ dội. Vì vậy, tính khí của dân miền Tây Nam bộ, rất hiền lành nhưng rất kiên cường bất khuất, có như vậy mới khai hoang và lập nghiệp được trên vùng đất mới này.
Chư vị Tổ sư, mục đích quý Ngài sử dụng nhạc lễ chỉ là phương tiện hành đạo. Cho nên khi truyền đạo đến đâu thì vận dụng phương tiện nhạc lễ phù hợp tính khí và phong tục tạp quán của nơi đó. Phương tiện hành đạo thì có phân biệt vùng niềm khác nhau nhưng chỉ một mục đích, là hướng dẫn mọi người đến với đạo giác ngộ giải thoát.
 3. Nhạc lễ là một dấu ấn văn hoá tam giáo Phật – Lão – Nho:
Khi nói về nhạc lễ, thì ai cũng nghĩ đến Lão giáo và Nho giáo, những tôn giáo này xem nhạc, lễ là hai nghề trong lục nghệ Trung Hoa cổ. Hơn nữa người dân Việt đã bị ảnh văn hoá Trung Hoa rất lâu đời, như những nhạc cụ và lễ phục, phần lớn là tương đồng Trung Hoa, tương đồng cả hình thức và nội dung triết học Trung Hoa cũng lồng vào đó. Chẳng hạn thuyết âm dương, thì nhạc cụ chúng ta thường là có cặp, như đẩu phải là một cặp âm dương, trống nhạc cũng một cặp âm dương (tàn ton), ngay cả chỉ một cái trống cơm, cũng phải cho ăn cơm như thế nào đó, để khi tay vỗ vào phải phát ra âm thanh âm dương (tùm tum)….Còn lễ phục để trang trí trong lễ hội, chúng ta thường thấy năm màu, tượng trưng cho ngũ hành. Ngay cả nghi thức đám tang cũng ảnh hưởng Nho giáo, như nhập mạch, thành phục, tiến linh, cáo từ đường, cáo đạo lộ, khai mộ (mở cửa mả)…..Chúng ta phải thừa nhận rằng, trên đường hoằng pháp vì phương tiện độ sanh, Phật giáo vay mượn rất nhiều lễ nghi của Lão – Nho, như học trò lễ và xướng lễ cúng là của Nho gia dành cho lễ cúng tế đình thần, nhưng quý Thầy muốn lễ cúng Tổ trang nghiêm nên chư Tăng cũng mặc đồ lễ, đàn trình dâng lục cúng.v.v …
Tóm lại, bài này chúng tôi chỉ viết một cách khái quát, nhằm gợïi ý để sau này nghiên cứu chi tiết hơn. Qua đây tôi có vài góp ý:
- Nhạc lễ cổ truyền là một loại hình nghệ thuật quý báu, chúng ta cần phải duy trì và phát huy. Nhất là trong thời đại hội nhập thế giới, Việt nam phải tiếp nhận nhiều làn văn hoá, nghệ thuật nước ngoài, nếu chúng ta không quan tâm, thì một ngày nào đó sẽ mất đi một di sản văn hoá quý báu của ông cha ta.
- Riêng về nhạc lễ Phật giáo là phương tiện hoằng pháp, chúng ta không nên lợi dụng nhạc lễ Phật giáo mà làm mất đi mục đích hoằng pháp của Phật giáo. Khi hành lễ, xướng tụng ca vịnh lời kệ của Phật hay chư vị Tổ sư phải là rõ ràng, chất giọng thanh thoát, không có pha trộn những âm thanh sầu khổ bi luỵ Mỗi khi tổ chức lễ hội Phật giáo phải đầy đủ hai ý nghĩa: tín ngưỡng và giáo dục./.
 

[ Quay lại ]