headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 05/12/2024 - Ngày 5 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Con ngựa thành Troy

matroyChân Hiền Tâm

Hôm nay lại nhận được thư của nhỏ bạn.

Con nó lại đi hoang.

Coi như công lao dạy dỗ đổ sông đổ biển.

Học thật giỏi nhưng bỗng nhiên bỏ học, kết bạn, kết bè đi chơi. Từ một đứa rất biết nghe lời, bỗng trở thành ương ngạnh không thích nghe nữa. Hình như đến cái tuổi nào đó, cái khoảng từ con nít bước sang người lớn, một số trở nên cương bướng…

Xem tiếp...

Lý nhân quả và đạo làm người

nhanquaChánh Tấn Tuệ

Đức Phật đã dạy: “Thân người khó được”.

Tất cả mọi chúng sinh, một khi chưa giác ngộ giải thoát, đều phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi. Số lượng chúng sinh trong lục đạo thì rất lớn, trong khi số lượng cá thể người lại không nhiều. Vì thế trên mặt số lượng, con người phải nói là một hiện tượng khá hiếm và là những chúng sinh có sức phản tỉnh cao, khả năng tự giác lớn.

Xem tiếp...

LINH SƠN ĐẠO TÌNH

tinhlinhsoncư sỹ Trí Hải

cung kính dâng lên Hòa Thượng Thường Chiếu thượng Nhật hạ Quang

Thầy năm nay đã bước vào cái tuổi cổ lai hy, nhưng mỗi khi cung đối trước Hòa Thượng Tôn Sư, tình Linh Sơn Pháp mạch, nghĩa huệ mạng ân thâm, Thầy trọn bề hiếu kính trong cử chỉ ngôn hành, khiến hàng hậu hậu chúng con nương đấy mà được bài học lớn!

Xem tiếp...

ĐÔI NÉT VỀ VỊ THIỀN SƯ NI GIỮA HAI THẾ KỶ

NisuTenzinS.C Viên Thể

Phần sau thế kỷ 20, Ni Sư Tenzin Palmo sinh ra, lớn lên, băn khoăn về cuộc đời rồi xuất gia tu tập, đấu tranh với ngoại cảnh, nội tâm, trải bao cảnh thiếu thốn đói lạnh và cả đối diện với cái chết. Rồi Ni Sư trưởng thành, mạnh mẽ bước đi, hết lòng phụng sự đạo và đời Phần đầu thế kỷ 21, Sư bắt đầu vào những tháng năm tuổi già, càng cương nghị rắn rỏi, càng tận tâm phụng sự hạnh phúc con người.

Xem tiếp...

Cư sĩ tu thiền

cusituthienChân Hiền Tâm

Tu thiền, ai cũng có thể tu. Già, trẻ, lớn, bé, có học hay không học v.v… đều tu được. Vì thiền không ấn định giới hạn dành riêng cho tầng lớp nào. Vấn đề là có muốn tu và quyết tâm tu hay không. Đã muốn và quyết tâm thì khó khăn nào cũng vượt qua. Kiếp này chưa qua thì kiếp sau cũng qua. Kiếp sau chưa qua thì kiếp sau nữa cũng qua v.v… Có đi, dù là chậm, vẫn có đến. Vấn đề đặt ra là có chịu đi hay không. 

Xem tiếp...

Cách Thức Giáo Hóa Chúng Sanh-tiếp theo

hoasen3Đại sư Hám Sơn – NS Hạnh Huệ dịch

Trên đã nói đốn tiệm chẳng phải một, để thông suốt giáo nghĩa. Nhưng kinh Lăng Già chỉ ngay một tâm là Như Lai Thanh Tịnh thiền, thì giáo há chẳng phải là Thiền tông sao ?

Đến như Thế Tôn tự nói: “Ta suốt bốn mươi năm không hề nói một chữ”. Rồi cuối cùng đưa cành hoa lên dạy chúng. Cả trăm vạn người đều mờ mịt không hiểu, chỉ có một mình Ca-diếp mỉm cười. Thế Tôn bèn nói: “Ta có chánh pháp nhãn tạng Niết-bàn diệu tâm nay giao cho ông”.

Xem tiếp...

Cách Thức Giáo Hóa Chúng Sanh-tiếp theo

daisuhamsonĐại sư Hám Sơn – NS Hạnh Huệ dịch

Như trên đã nói, pháp tu hành của người xuất gia và tại gia, tuy cạn sâu không đồng, là pháp Phật thuyết trong hai mươi năm đầu. Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm, pháp được thuyết có ba thừa là Tiểu, Trung, Đại thừa, hai mươi năm đầu chỉ nói hữu giáo gọi là Tiểu thừa.

Xem tiếp...

Cách Thức Giáo Hóa Chúng Sanh-tiếp theo

sen5Đại sư Hám Sơn – NS Hạnh Huệ dịch

(tiếp theo)
Thường tịch quang độ: Ở kinh Viên Giác nói là Đại Quang Minh Tạng. Trong đây phàm thánh bình đẳng, y báo và chánh báo không phân biệt. Chỉ có pháp thân Phật trạm nhiên thường tịch, là cảnh giới chứng pháp thân của chư Phật. Đây chỉ có chư Tổ từ trước một niệm ngộ ngay pháp thân, diệu khế đồng thể, nhập vào cảnh giới Phật ở. Đấy chính là Tịnh Độ của người thượng thượng căn. Há có thể coi thường là vì người trung, hạ mà lập.

Xem tiếp...

Cách Thức Giáo Hóa Chúng Sanh

phat10Đại sư Hám Sơn – NS Hạnh Huệ dịch

Sách nói: Thánh nhân không ra đời thì vạn cổ như đêm dài đen tối, nên Phật Thích-ca Văn của ta thị hiện ở vương cung, xuất gia ở Tuyết Sơn, sáu năm khổ hạnh, ngộ đạo thành Phật, rồi thuyết pháp độ sanh ở vườn Lộc Uyển.

Xem tiếp...

LỄ BÁI SÁU PHƯƠNG

phat9Chân Hiền Tâm

 

Vào thời đức Phật còn tại thế …

 

Buổi sáng như thường lệ, ngài đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực thì thấy Thi Ca La Việt – một gia chủ – với áo thấm ướt, tóc thấm ướt, đang đứng chấp tay đảnh lễ các phương. Hết đông sang tây, hết tây sang nam v.v… Cứ thế mà lạy đủ sáu phương. Thấy vậy đức Phật hỏi:

Xem tiếp...

Sông dài ngập sóng trong tâm thức

songbienKim Long

Từ dạo bé Gấu chết, cứ đi tìm chó về nuôi, mong mỏi sẽ kiếm được đứa y chang như nó. Từ bé Đôrêmon, bé Mi Lu, bé Mi Nô, bé Mi Mi, cứ lần lượt đem con này về rồi đem con kia đi. Chăm sóc riết mến tay mến chân nhưng nhiều quá lo không xuể, lại thêm ba cứ cằn nhằn suốt ngày. Đưa đứa nào đi cũng đứt ruột, không cầm được nước mắt.

Xem tiếp...